Dịch tả lợn châu phi tiếng anh là gì năm 2024

Dịch tả lợn là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở loài lợn, cả lợn nhà và lợn rừng đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

1.

Dịch tả lợn có thể lây lan từ việc nhập khẩu thịt lợn không rõ nguồn gốc.

Swine fever could spread from the import of pork with unknown sources.

2.

Dịch tả lợn gần đây nhất đã lan sang các nước vùng Caribe.

The most recent swine fever has spread through the Caribbean countries.

Chúng ta cùng học về một số từ tiếng Anh để nói về một số đại dịch nha!

- swine fever (dịch tả lợn)

- bird flu (cúm gà)

- influenza (cúm mùa)

- cholera (dịch tả)

- HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

- bubonic plague (dịch hạch)

- typhus (sốt phát ban)

Dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm trên heo do virus gây ra. Bệnh được ghi nhận đầu tiên vào năm 1921 ở Kenya, Đông châu Phi, sau đó lây lan nhanh đến miền Nam châu Phi. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1957 ở châu Âu, và cũng đã ghi nhận được tại một số nước vùng Ca-ri-bê như Cuba, Haiti và công hoà Dominica. Heo rừng là loài động vật chứa nguồn virus gây bệnh, lan truyền virus cho heo nhà qua các loài ve ký sinh trên heo rừng. Virus gây bệnh Dịch tả heo châu Phi lây nhiễm âm ỉ trong đàn heo rừng ở một số quốc gia châu Âu và từ năm 2018, bệnh bùng phát mạnh trên những đàn heo rừng ở Nga, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Bỉ... và cả ở Trung quốc.

Bệnh chưa có vắc – xin để phòng, với tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết rất cao ở tất cả các lứa tuổi heo, gây thiệt hại nghiêm trọng trên đàn heo nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, 3 ổ dịch đầu tiên của bệnh Dịch tả heo châu Phi trên đàn heo nuôi ở Hưng yên và Thái Bình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo chính thức vào ngày 20/2/2019. Đây sẽ là mối hoạ cực kỳ nghiêm trọng, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, không thể đánh giá nổi cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam. Vì vậy, cả hệ thống chăn nuôi – thú y, bao gồm cả nhà chăn nuôi cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, chú ý kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm qua việc mua bán, vận chuyển heo xuyên biên giới, kể cả xuyên tỉnh, áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học để phòng chống tuyệt đối sự xâm nhập của virus Dịch tả heo châu Phi vào trại heo.

  1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh Dịch tả heo châu phi do virus thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus, kích thước khá lớn, đường kính khoảng 200 nm, với bộ gien ADN 2 sợi, có vỏ bọc ngoài (envelop). Tính cảm nhiễm của ASFV rất ổn định với sự thay đổi nhiệt độ môi trường và pH khá rộng, có thể chịu đựng được pH4 hoặc pH13. Virus có thể tồn tại trong huyết thanh hoặc máu đến 18 tháng ở nhiệt độ phòng, và có thể tồn tại nhiều năm ở 4 °C - 20 °C. Tuy nhiên ASFV có thể bị bất hoạt ở 60 °C trong vòng 30 phút và nhạy cảm với tia tử ngoại, các dung môi hoà tan chất béo, cũng như nhiều chất sát trùng thương mại. Các chất sát trùng như formaldehyde 1% có thể tiêu diệt ASFV sau 6 ngày, NaOH 2% trong 1 ngày.

Không giống như những virus khác, ASF có thể nhân lên trong tế bào động vật có xương sống và cả động vật chân đốt. Tế bào đích của ASFV (African swine fever virus) là các tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, xâm nhập vào tế bào theo cơ chế kết bám thụ thể và nội thực bào (endocytosis). Virus nhân lên ở vùng rìa nhân (perinuclear) của tế bào chủ và thoát ra khỏi tế bào theo cơ chế nẩy chồi (budding), và có thể gây chết tế bào. Dựa trên gien quy định protein capsid p72 của ASFV đã xác định được 23 kiểu gien (genotype) của ASFV.

Dịch tễ

Bệnh Dịch tả heo châu Phi hiện diện chủ yếu ở châu Phi, trong một thời gian dài, từ lúc ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Kenya vào đầu những năm 1900s, đến nửa thế kỷ sau bệnh mới được ghi nhận tại châu Âu và gần đây mới xuất hiện lại tại châu Âu (Ukraine, Poland, Latvia, Lithuania, Estonia và Moldova, cộng hoà Czech , Romania…) và năm 2018, các ổ dịch ASF đầu tiên đã xảy ra trên đàn heo nuôi ở Trung quốc, gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng. ASFV chỉ gây bệnh cho các loài thuộc họ heo (Suidae). Heo nhà và các loài heo rừng châu Âu là những loài cảm nhiễm với ASFV và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những loài heo rừng châu Phi cùng với các loài ve ký sinh của chúng là nguồn mang mầm ASFV tự nhiên.

ASF xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khác với Dịch tả heo cổ điển, ASF lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu, nên tốc độ lây lan nhanh trong chuồng khi nuôi mật độ dày. Khi ASF xuất hiện lần đầu tiên ở trại, khu vực... sẽ ghi nhận tỷ lệ chết cao, có thể đến 100%. ASFV có thể xâm nhiễm vào trong trại qua tiếp xúc với heo rừng (những trại heo ở khu vực có heo rừng hoang); nhập đàn những heo đã nhiễm ASFV; sử dụng thịt heo nhiễm virus; hoặc cho heo ăn phụ phế phẩm nhiễm ASFV chưa được nấu chín kỹ; hoặc sự ra vào trại của người và phương tiện nhiễm ASFV trong vùng dịch.

Heo nuôi bị nhiễm ASFV có thể bài thải một lượng lớn virus trước khi có dấu hiệu lâm sàng, qua nước bọt, nước mắt, dịch mũi, nước tiểu, phân, dịch âm đạo. Virus cũng có rất nhiều trong máu. ASFV có thể tồn tại rất lâu trong môi trường có nhiều protein (thịt, máu, phân, tuỷ xương); và tồn tại nhiều tháng trong thịt đông lạnh. ASFV lây truyền chủ yếu qua đường miệng, đường mũi khi tiếp xúc với mầm bệnh, ngoài ra ASFV cũng có thể lây nhiễm qua các vết thương, đường máu. ASFV có thể truyền lây trực tiếp từ heo rừng qua heo nhà và thông qua ký chủ trực tiếp là các loài ve ký sinh trên heo rừng. Sự lây nhiễm giữa heo và heo xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh, hay qua các hạt khí dung ở khoảng cách gần, qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng nhiễm virus. Người và phương tiện vận chuyển là yếu tố mang mầm ASFV lan truyền đến các nơi xa hơn. Ruồi hút máu có thể truyền lây virus ít nhất trong vòng 24 giờ sau khi hút máu heo bị bệnh ASF. Trong thời gian xảy ra ổ dịch, virus có thể lây truyền qua kim tiêm dùng chung cho nhiều heo.

Miễn dịch

Đặc điểm miễn dịch đối với ASFV có đặc điểm kháng nguyên phức tạp, với nhiều yếu tố kháng nguyên có thể gây đáp ứng tạo kháng thể trung hoà, cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. ASFV có tính sinh miễn dịch cao. Heo nhiễm ASFV sẽ có đáp ứng tạo kháng thể cao và có thể phát hiện qua xét nghiệm. Kháng thể IgM và IgG có thể được phát hiện trong huyết thanh của heo sau 4 – 6 ngày nhiễm ASFV và tồn tại ở mức hiệu giá cao trong một thời gian dài sau nhiễm. Sự hiện diện của kháng thể trong máu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát bệnh ASF, mức virus huyết ở heo nhiễm và có thể bảo vệ heo khỏi bệnh ASF. Tuy nhiên, do sự đa dạng di truyền và kháng nguyên của ASFV (có đến 23 kiểu gien ASFV đã được xác định), các xét nghiệm dựa trên kháng thể trung hoà đặc hiệu với ASFV vẫn chưa thu được kết quả mong muốn. Ngoài miễn dịch dịch thể dựa vào kháng thể, miễn dịch tế bào dựa vào tế bào T độc có vai trò quan trọng trong bảo hộ heo chống bệnh ASF.

Do đặc điểm kháng nguyên phức tạp của ASFV, cho đến nay vẫn chưa có vaccine hiệu quả để phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi.

Triệu chứng và bệnh tích

ASFV gây sốt và xuất huyết trên heo nhiễm. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện sau khoảng 5 – 15 ngày heo bị nhiễm ASFV. Tuỳ theo độc lực chủng virus nhiễm, bệnh có thể xuất hiện ở thể cấp hay thể mãn hoặc nhiễm nhưng không có chứng. ASFV chủng độc lực cao có thể gây chết 100% heo bệnh; chủng độc lực trung bình có thể gây chết đến 50% heo bệnh.

4.1 Triệu chứng

* Thể cấp

Ở thể cấp, heo bệnh có triệu chứng sốt cao (41-42OC), mệt mỏi, biếng ăn, heo nằm chồng lên nhau, thở nhanh, da sung huyết đến tím bầm hoặc xuất huyết nhất là ở vùng bụng, các đầu mút, đi đứng không vững, chân sau yếu, có thể co giật. Heo bệnh chảy dịch mũi trắng, đặc có thể lẫn máu, mắt có thể có ghèn, niêm mạc sung huyết nặng có thể xuất huyết, đau bụng ói mửa, một vài heo có hiện tượng bón hoặc tiêu chảy có máu. Heo nái mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Heo bệnh thể cấp, sẽ chết trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Heo chết ở thể cấp thường có thể trạng khá tốt.

* Thể mãn

Heo gầy yếu, lông dài xơ xác. Heo bị bệnh ASF thể mãn sẽ chết sau vài tuần hoặc vài tháng.

4.2 Bệnh tích

* Thể cấp

Bệnh tích ghi nhận chủ yếu ở lách, hạch lympho, thận và tim. Mổ khám ghi nhận dịch tràn màu nâu ở xoang ngực, xoang bụng, xuất huyết ở nhiều cơ quan; lách sưng, nhồi máu, bở; hạch sưng xuất huyết; phổi phù chứa nhiều bọt khi cắt, khí quản đầy bọt có thể nhuốm máu; thận xuất huyết điểm; tim xuất huyết điểm, tụ huyết; dạ dày xuất huyết và có thể bị loét, ruột có thể xuất huyết, gan và túi mật sung huyết.

* Thể dưới cấp

Mổ khám ghi nhận dịch tràn ở các xoang cơ thể, chết đột ngột do suy tim, hạch sưng, xuất huyết, phổi và tim viêm sợi fibrin, phổi viêm, cứng và lốm đốm, khớp sưng tích dịch và sợi fibrin.

* Thể mãn

Bệnh tích điển hình được ghi nhận là viêm khớp, hạch sưng và suy thận

Chẩn đoán

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng bệnh Dịch tả heo châu Phi rất giống với bệnh Dịch tả heo cổ điển, bệnh PRRS, đóng dấu son, tụ huyết trùng… ở heo. Vì thế trong trường hợp ghi nhận hiện tượng heo bệnh và chết hàng loạt ở mọi lứa tuổi với triệu chứng lâm sàng và bệnh tích xuất huyết tràn lan, giống với các bệnh đỏ khác (Dịch tả heo cổ điển, bệnh PRRS, đóng dấu son, tụ huyết trùng) nên nghi ngờ bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Các trại trong vùng dịch có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh Dịch tả heo châu Phi phải hết sức chú ý để chẩn đoán sớm, cách ly và tiêu huỷ nhanh heo nghi bệnh.

5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

* Chẩn đoán kháng nguyên

Áp dụng cho các trường hợp bệnh ở thể cấp (khi xảy ra ổ dịch). Xét nghiệm tìm virus hoặc ADN virus trong mẫu hạch lympho hoặc lách lấy từ heo mới chết hoặc mới mổ khám trong vòng 12 giờ. Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định ADN của ASFV. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang với vết phết hạch lympho hoặc lách, hay nhuộm tiêu bản vi thể hạch lympho hoặc lách bằng phương pháp nhuộm miễn dịch peroxidase, hoặc nuôi cấy virus trên tế bào đại thực bào heo được sử dụng để xác định ASFV. Kỹ thuật PCR được sử dụng nhiều vì cho kết quả xét nghiệm nhanh hơn các kỹ thuật khác.

*Chẩn đoán kháng thể

Chỉ áp dụng đối vói bệnh ở thể dưới cấp, thể mãn, hoặc thể ẩn. Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu heo sống sót qua trận dịch bằng kỹ thuật ELISA để xác định tình trạng lưu nhiễm của ASFV

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Dịch tả heo cổ điển, PRRS, đóng dấu son, bệnh tụ huyết trùng, bệnh do Salmonella, hoặc do nhiễm độc tố nấm mốc (aflatoxin và stachybotryotoxin) ở mức nhiễm cao.

6. Phòng và trị

* Chưa xảy ra dịch

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi, vì vậy biện pháp phòng chủ yếu dựa trên các biện pháp an toàn sinh học kiểm soát lây nhiễm xuyên biên giới, xuyên khu vực, trại; không sử dụng phụ phế phẩm có nguồn gốc từ heo hoặc chỉ sử dụng khi đã được nấu chín kỹ, ít nhất 30 phút nấu sôi. Khi có nguy cơ xảy ra dịch cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng trong và ngoài chuồng, trại, 2 lần một tuần (chlorine, iodine, formalin, sodium chloride, potassium peroxymonosulfate, o-phenylphenol, 2-benzyl-4-cholophenol...); không cho người và phương tiện vận chuyển từ bên ngoài vào trại nếu không qua tiêu độc, sát trùng.

. Nhân viên trong trại cũng phải chấp hành nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng khi vào làm việc tại các khu chuồng nuôi.

* Đang xảy ra dịch

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh phải khai báo, khoanh vùng, cô lập, tiêu huỷ heo nghi bệnh, vệ sinh, tiêu độc sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ, phương tiện vận chuyển; cấm trại tuyệt đối với nhân viên của trại và không cho người ngoài vào khu vực trại.

dịch tả lợn Châu Phi viết tắt là gì?

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có tên tiếng Anh là ASF viết tắt của từ African swine fever.

African swine fever là gì?

Bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.

Virus dịch tả heo Châu Phi tên gì?

Virus dịch tả lợn châu Phi (African swine fever virus, viết tắt: ASFV) là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi (ASF). Virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn, nhưng lây nhiễm liên tục vào vật chủ tự nhiên, Lợn rừng châu Phi, lợn lông rậm và ve mềm của chi Ornithodoros.

Vắc xin CSF là gì?

Avac CSF Live (Phòng bệnh dịch tả lợn) là vắc xin nhược độc đông khô được sản xuất từ virus dịch tả lợn chủng C trên môi trường nuôi cấy tế bào dòng PK-15. Vắc xin Avac CSF Live có tính an toàn và kích thích đáp ứng miễn dịch bảo hộ giúp đàn lợn chống lại bệnh Dịch tả lợn.