Dệt vải như thế nào

Để tạo nên một chiếc balo túi xách với kiểu dáng đẹp mắt và chất lượng tuyệt hảo thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Và một trong những công đoạn quan trọng nhất đó chính là quy trình dệt vải. Vậy thì quy trình này có đơn giản không và được thực hiện như thế nào? Cùng Công ty May Balo HP tìm hiểu về quy trình dệt vải nhé

Nội Dung

  • 1 Quy trình dệt vải là gì?
  • 2 Quy trình dệt sản xuất vải dệt kim
    • 2.1 Kéo sợi
    • 2.2 Nhuộm sợi
    • 2.3 Hồ sợi
    • 2.4 Dệt vải
  • 3 Quy trình dệt vải lụa tơ tằm
    • 3.1 Trồng dâu
    • 3.2 Nuôi tằm
    • 3.3 Ươm tơ
    • 3.4 Dệt vải

Quy trình dệt vải là gì?

Quy trình dệt vải là quá trình tạo nên những loại vải mang đến chất lượng tuyệt vời để may balo và túi xách. Nhìn chung, mỗi thương hiệu sẽ có một quy trình dệt vải nhất định.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt vải balo không hề đơn giản

Nhưng để có thể tạo ra những mẫu vải cao cấp thì cần phải trải qua một quy trình dệt nghiêm ngặt và không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc để có một chiếc balo và túi xách như mong muốn thì nhất thiết phải trải qua một quy trình với đầy đủ trang thiết bị và công nghệ tiên tiến.

Vải được chọn để dệt cũng cần phải chất lượng và có độ bền cao để sản phẩm khi tạo ra mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng.

Xem thêm về bài viết: Các lỗi trong kiểm hàng may mặc thường gặp trong Công ty may mặc

Quy trình dệt sản xuất vải dệt kim

Quy trình sản xuất vải dệt kim được coi là yếu tố quan trọng quyết định tính mềm mượt của vải cũng như công dụng, tính chất của từng loại vải. Quy trình dệt vải khác nhau sẽ cho ra nhiều loại vải khác nhau nhưng tất cả đều mang một nét đặc trưng chung chính là độ mảnh độc đáo, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.

Kéo sợi

Trong quá trình thu hoạch, những bông vải được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên khác như hạt, bụi, đất….

Đến quy trình dệt vải sợi bông, những nguyên liệu bông thô này sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống trước khi kết thúc quy trình dệt sợi.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt vải thông thường

Nhuộm sợi

Quá trình nhuộm sợi trong quy trình dệt vải là sử dụng các loại thuốc nhuộm, chất phụ gia để tăng khả năng ăn màu của vải. Để có thể nhuộm màu vải đẹp và đạt yêu cầu trong quy trình nhuộm vải dệt kim thì ta sẽ sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cũng như các hóa chất khác để tạo môi trường tốt nhất để cho vải có thể bắt màu.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt vải thông thường

Sau khi trải qua quy trình dệt nhuộm, vải sẽ được cho vào các thùng màu để ngâm, tùy theo chất lượng vải và chất lượng thuốc nhuộm thì sẽ có thời gian khác nhau. Thường thì sẽ mất khoảng từ 2 đến 7 ngày cho công đoạn này. 

Sau đó, tiến hành giặt vải, bước này sẽ được thực hiện nhiều lần nhằm làm sạch vải nhất có thể. Nếu muốn vải trở nên mềm mại, độ bền cao cũng như tăng khả năng chống co rút màu thì sẽ cần phải thực hiện thêm công đoạn Wash vải.

Hồ sợi

Sau khi kết thúc quá trình kéo bông thành từng sợi, thì sẽ đến quá trình tạo hồ sợi dọc. Để có thể tạo hồ thì ta cần phải sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính hoặc một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinylalcol PVA,….để tạo thành các màng hồ bao quanh sợi bông, làm độ bền tăng lên, độ trơn và bóng của sợi cũng tăng theo. 

Dệt vải như thế nào
Quy trình hồ sợi

Bước tiếp theo là ta sẽ tiến hành dệt vải, tuy nhiên có nhiều trường hợp người ta cũng áp dụng quy trình sản xuất vải không dệt.

Dệt vải

Quy trình dệt vải thông thường sẽ áp dụng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi. Nó cũng được tiến hành bằng máy dệt để các sợi ngang, sợi dọc liên kết tạo thành tấm vải.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt vải thủ công

Ở bước xử lý vải sau khi dệt, vải sẽ được nấu ở áp suất hoặc nhiệt độ cao trong các chất hóa học đồng thời kết hợp thêm các phụ trợ để phân tách, loại bỏ phần hồ hay các tạp chất thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của sợi vải.

Tiếp theo, sẽ làm cho sợi cotton trương nở để tăng khả năng thấm hút và bắt màu của sợi nhuộm bằng cách làm làm bóng các tấm vải

Quy trình dệt vải lụa tơ tằm

Lụa vốn được biết đến là một loại vải mịn được dệt bằng tơ, được sử dụng từ các thời trước và được dệt bằng quy trình thủ công, không có sự tham gia của máy móc mà phải đòi hỏi sự tỉ mỉ của các nghệ nhân. 

Tuy nhiên quy trình sản xuất vải tơ tằm để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng là khâu đáng quan tâm. Trong khi sợi tổng hợp được tạo ra từ các loại khoáng sản tự nhiên như khí đốt, dầu mỏ,… thì quy trình dệt vải lụa tơ tằm phải trải qua quá trình trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – dệt vải.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt lụa tơ tằm

Trồng dâu

Trong quy trình dệt vải, đây là khâu đòi hỏi kỹ thuật cao và những thức ăn phải phù hợp để tránh cản trở quá trình hình thành của tằm. Thức ăn của tằm chủ yếu là lá dâu, tuy nhiên lá dâu phải được lấy từ những nơi an toàn, đất đai màu mỡ và không bị ô nhiễm. Tùy vào độ lớn của tằm để chọn lựa thức ăn phù hợp. 

Dệt vải như thế nào
Quá trình trồng dâu nuôi tằm

Với giai đoạn đầu thì tằm trải qua 3 quá trình lột xác cùng 3 thời kỳ ăn để lớn, trong giai đoạn này tiêu thụ một lượng thức ăn từ 75-80%, chúng ăn cả ngày tầm 10 bữa và phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để có đủ khả năng trong quá trình tạo kén.

Nuôi tằm

Trong quy trình dệt vải công nghiệp, khi tằm chính phải bắt tằm lên né và nằm để nhả tơ tạo kén, nhả tơ tạo kén từ ngoài vào trong. Trong hai ngày đêm, những con tằm sẽ miệt mài nhã ra những đường tơ uốn quanh mình và nằm yên trong ngôi nhà của chúng khoảng 6 ngày. 

Dệt vải như thế nào
Tơ tằm sản xuất vải lụa

Tơ được biết đến là một loại sợi protein dạng lỏng, trong suốt được tiết ra từ nước bọt của tằm chính, và nó sẽ tạo thành một cặp sợi tơ khi tiếp xúc với không khí, sau khi nhả hết tơ, chúng sẽ nằm yên trong kén và biến thành nhộng, lúc này chính là thời điểm thích hợp để gỡ kén và đi ươm tơ.

Ươm tơ

Một tuần sau, chúng ta bắt đầu ươm tơ và trong vòng năm ngày phải ươm hết các kén đã đóng, nếu chậm chúng sẽ biến thành con ngài, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ươm tơ cũng như chất lượng tơ, từ đó dẫn đến quy trình dệt vải kém chất lượng. 

Dệt vải như thế nào
Quá trình ươm tơ dệt lụa

Tiếp theo, kén được đem vào và cho vào nước nóng để có thể kéo ra sợi tơ. Những sợi tơ ấy sẽ được liên kết với nhau, tùy vào số lượng sợi cũng như số vòng xoắn, và kỹ thuật dệt thủ công hay hiện đại để cho ra các loại vải có màu sắc, độ dày-mỏng, hay độ co giãn khác nhau và tiến hành sử dụng trong quy trình dệt may

Dệt vải

Trong quy trình dệt vải thủ công, từ những sợi tơ được tạo ra, con người bắt đầu dệt lụa và tùy vào chất liệu của từng sợi để tạo ra những sản phẩm có độ bền khác nhau, có thể là thủ công hay hiện đại. Trong khâu này đòi hỏi phải có sự cần mẫn, chịu khó để cho ra những loại vải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Dệt vải như thế nào
Quy trình dệt vải từ tơ tằm truyền thống

Những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết về quy trình dệt vải và lựa chọn được cho mình một chiếc balo làm từ loại vải thật ưng ý cùng quy trình dệt phù hợp để tạo nên một diện mạo thật thu hút và ấn tượng.