Đau ngực như thế nào la có thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp phát hiện chính xác thai kỳ như que thử thai, siêu âm, xét nghiệm. Tuy nhiên bà bầu vẫn có thể tự nhận biết mình đang mang thai dựa vào các dấu hiệu phổ biến sau.

Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Thai phụ nên chọn các loại áo lót rộng, thoải mái và thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng ngực để cảm thấy dễ chịu.

Chậm kinh có lẽ là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp bà bầu nhận biết sớm thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Bà bầu có thể cảm nhận được những cơn đau do bị vọp bẻ giống như lúc có kinh vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ. Hiện tượng này là do trứng bắt đầu bám chặt vào thành tử cung và khiến tử cung có thể bị kéo căng một chút, gây ra các cơn đau để chuẩn bị cho quá trình giãn nở trong suốt chín tháng mang thai.

Đau ngực như thế nào la có thai

Bà bầu có thể cảm nhận được những cơn đau do chuột rút vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ

Khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, một số thai phụ sẽ bị ra máu âm đạo kèm theo đau quặn nhẹ ở bụng. Điều này được lý giải là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung.

Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng xuất huyết ở thời điểm này là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhưng nếu nhận thấy hiện tượng xuất huyết ngắn, ít và khác hẳn so với bình thường, bạn nên nghĩ đến việc đã có thai.

Cảm giác mệt mỏi được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi ngay từ tuần đầu mang thai. Sự mệt mỏi bắt nguồn từ việc người mẹ bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai. Thường thì bà bầu sẽ bớt mệt hơn khi thai được 12 tuần trở đi, lúc này nhau thai đã được hình thành đầy đủ.

Khi mang thai, các hormon mà cơ thể tiết ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo hắc tố xung quanh đầu vú và làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu sớm của hai kỳ vì phải đến tuần thứ 10 thai phụ mới có thể thấy rõ sự khác biệt về màu sắc ở đầu vú.

Đau ngực như thế nào la có thai

Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ

Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây cũng được xem là một triệu thường gặp nhất khi mang thai. Nguyên nhân là sự gia tăng hormone estrogenprogesterone trong cơ thể khi mang thai.

Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Để hạn chế hiện tượng này, bà bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ và uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Khi mang thai, tử cung phát triển để nuôi dưỡng phôi thai nên sẽ chèn ép vào bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Càng về sau, khi tử cung càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép nhiều nên thai phụ càng phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Dấu hiệu này là một những tín hiệu sớm giúp nhận biết thai kỳ. Một số mùi thường khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn... Sự nhạy cảm này có thể giảm dần sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi mang thai, cơ thể cần được cung cấp thêm nhiều năng lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cả mẹ và bé. Do vậy, việc cảm thấy đói bụng và thèm ăn thường xuyên là một dấu hiệu rất phổ biến khi mang thai.

Sự gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ khiến thai phụ thường xuyên bị đau đầu trong những tuần đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự điều chỉnh để thích nghi với sự tăng vọt của lượng hormone khi mang thai.

Nếu bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể, một dấu hiệu tích cực của thời kỳ mang thai là tăng khoảng 1 độ kéo dài hơn 2 tuần sau khi rụng trứng.

Vì lượng hóc-môn hCG tăng cao nên bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng khác như táo bón, đau nhức ngực, đầy hơi hay đau đầu cũng đủ làm bạn kiệt sức trước khi bước vào thời kỳ ốm nghén.

Khi mang thai, bà bầu rất dễ xúc động, tâm trạng cũng có thể thay đổi thất thường. Đó có thể là kết quả của việc thay đổi hormon trong cơ thể và thay đổi thể chất của thai phụ.

Dấu hiệu dễ bỏ qua khi mang thai là buồn ngủ, ngủ gà, ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên một số trường hợp thai phụ lại bị mất ngủ.

Đau ngực như thế nào la có thai

Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe khi khám thai tại Vinmec

Để biết chính xác bạn có mang thai hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để siêu âm, xét nghiệm. Xác định mang thai sớm rất quan trọng, giúp bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu rất dễ sảy thai, những thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non cần hết sức thận trọng trong giai đoạn này. 3 tháng đầu còn là thời điểm vàng thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho bé chính xác nhất, sớm phát hiện dị tật bẩm sinh như bệnh Down. Vì vậy, khi có những nghi ngờ mang thai, bạn nên siêu âm sớm. Kết quả siêu âm phụ thuộc rất lớn vào trình độ của kỹ thuật viên và trang thiết bị hiện đại, khi lựa chọn cơ sở y tế siêu âm nên dựa trên hai yếu tố này.

Những thay đổi của người mẹ trong thai kì cũng khiến các chị em có nguy cơ dễ gặp các vấn đề về răng miệng (như sâu răng, viêm nha chu,... hơn. Vì vậy bên cạnh kế hoạch khám thai định kì, các mẹ bầu cũng cần chú ý lên kế hoạch chăm sóc răng miệng đúng cách tại các cơ sở y tế uy tín để mẹ khỏe con đẹp nhé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được các thai phụ tin tưởng, lựa chọn hàng đầu với dịch vụ thai sản trọn gói toàn diện, vượt trội. Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên tại Vinmec đều được đào tạo chuyên sâu về siêu âm thai, chẩn đoán trước sinh, thực hiện các kỹ thuật can thiệp chẩn đoán trong y học bào thai, mang đến kết quả có tính chính xác cao. Hệ thống trang thiết bị siêu âm đều được nhập khẩu mới hoàn toàn, chất lượng cao, hình ảnh rõ nét, nhiều chức năng hiện đại, hỗ trợ việc chẩn đoán siêu âm chính xác hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Chậm kinh mấy ngày nên nghĩ tới có bầu? Dấu hiệu có thai là gì?

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Đau ngực có thể là một triệu chứng vô hại trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này thường là do tình trạng ợ chua hoặc khi tử cung ngày càng lớn dần tạo áp lực lên các cơ quan trong khoang ngực. Tuy nhiên, đau tức ngực khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiền sản giật hoặc đau tim, cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Đau tức ngực khi mang thai có thể là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, tình trạng đau tức ngực khi mang thai cũng có thể liên quan đến các tình trạng y tế nghiêm trọng khác.

Đặc biệt, khi quá trình mang thai đang tiến triển, tất cả những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu có thể làm nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Thai nhi trong bụng mẹ cũng ngày một lớn dần hơn và làm tăng áp lực lên dạ dày cũng như phổi của người mẹ.

Nhìn chung, bà bầu bị đau tức ngực khó thở trong thời kỳ mang thai có thể đi kèm một số triệu chứng điển hình khác sau đây:

  • Khó thở trong khi ngủ hoặc nằm thẳng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Huyết áp thấp.

Tình trạng đau tức ngực hoặc đau xương ức khi mang thai có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau đây.

2.1. Sự lo lắng

Đôi khi, chính sự phấn khích khi biết tin “vui” có thể khiến tâm trạng bà bầu nhanh chóng chuyển thành lo lắng và căng thẳng, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên hoặc sau một lần sảy thai trước đó. Khi bạn bắt đầu cảm nhận được những thay đổi về thể chất cũng có thể gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí là hoảng sợ.

Những tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ và mang lại cho bạn các triệu chứng thể chất như đau tức ngực. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể có các biểu hiện khác như chóng mặt, thở nhanh, cảm giác bồn chồn và khó tập trung.

2.2. Ốm nghén

Những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cho bạn biết rằng mình đang mang thai thường bao gồm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Đây có thể là các triệu chứng của ốm nghén, có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí cả ban đêm. Nguyên nhân chính gây ốm nghén có thể là do tình trạng tăng đột biến các hormone mà cơ thể tạo ra khi mang thai.

Tất cả các cơn buồn nôn và nôn mửa do ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu bị giảm cân tạm thời và có nguy cơ cao gặp phải tình trạng mất nước. Chứng ốm nghén nghiêm trọng có thể khiến bà bầu bị đau tức ngực, khó thở. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm nhận được cơn đau ngực khi chất nôn có tính axit liên tục kích thích cổ họng. Điều này góp phần khiến cho dạ dày và cơ ngực của bạn trở nên mệt mỏi, dẫn đến đau cơ.

2.3. Các vấn đề về phổi

Nếu bạn đang mắc hen suyễn, tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Điều này có thể khiến cho các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn trước đây và dẫn đến khó thở kèm theo cơn đau tức ngực khi mang thai.

Một số vấn đề khác như cảm lạnh, nhiễm trùng phổi, viêm phổi hoặc dị ứng nặng cũng góp phần khiến bà bầu bị đau tức ngực khó thở hoặc đau xương ức khi mang thai. Đau ngực do các bệnh lý về phổi có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, kể cả 3 tháng đầu thai kỳ.

2.4. Ợ nóng

Trào ngược axit có thể gây ra cơn đau tức ngực khi mang thai và khiến mẹ bầu cảm thấy như tim mình đang bị đốt cháy. Cơn đau ngực do ợ nóng thường xảy ra ở gần giữa ngực và có thể lan lên đến cổ họng. Điều này là do axit từ dạ dày vọt lên thực quản - ống chạy từ miệng xuống dạ dày.

Bên cạnh đó, sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone cũng có thể là một nguyên nhân khác gây đau tức ngực khi mang thai. Khi mức độ của loại hormone này tăng cao có thể làm giãn các cơ vòng thực quản đóng lại ở phần đầu của dạ dày, cùng với sự chèn ép nhiều hơn vào dạ dày khi thai nhi đang lớn dần lên đã dẫn đến chứng ợ nóng và đau ngực khi mang thai.

Chứng ợ nóng có xu hướng xảy ra phổ biến hơn trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, một số phụ nữ cũng có thể mắc phải tình trạng này trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

2.5. Khí đường ruột

Khí đường ruột có thể gây đầy hơi, mùi hôi, xì hơi và các cơn đau tức ngực khi mang thai. Các tình trạng này còn được gọi là chứng khó tiêu, thường xảy ra khi khi bị mắc kẹt ở phần trên của dạ dày. Nếu cơ thể bạn tích tụ nhiều khí có thể gây đau ngực ở phần dưới hoặc trên của ngực.

Tình trạng đau tức ngực do khí đường ruột thường xuất hiện phổ biến trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, khi thai nhi đang phát triển mạnh mẽ trong bụng mẹ. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tiêu hoá bình thường của cơ thể và dẫn đến tình trạng đầy hơi.

Đau ngực như thế nào la có thai

Tâm trạng lo lắng có thể khiến đau tức ngực khi mang thai

Nguyên nhân của đau tức ngực khi mang thai có thể xuất phát từ một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim, tiền sản giật hoặc một bệnh tim nhất định.

3.1. Tiền sản giật

Bà bầu bị đau tức ngực khó thở có thể là một biến chứng nghiêm trọng khi mang thai, cụ thể là tiền sản giật, đôi khi có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tiền sản giật, bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Chứng ợ nóng không thể cải thiện ngay cả khi sử dụng thuốc kháng axit hoặc thay đổi lối sống.
  • Cơn đau đầu dai dẳng.
  • Đau ở bụng trên, bên phải hoặc ở dưới xương sườn.
  • Rối loạn thị giác.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Sưng ở mặt và tay.
  • Xuất hiện protein trong nước tiểu.

Tình trạng tiền sản giật thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, tiền sản giật vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Bên cạnh đó, phụ nữ bị tiền sản giật cũng có thể gặp các biến chứng liên quan, chẳng hạn như vỡ hồng cầu, tăng men gan hoặc số lượng tiểu cầu thấp.

3.2. Bệnh tim hoặc cơn đau tim

Một nguyên nhân tương đối phổ biến khác của tình trạng đau tức ngực khi mang thai là cơn đau tim. Trong thời gian thai kỳ, lượng máu cơ thể mẹ bầu tăng lên để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Để bơm thêm máu hiệu quả hơn, nhịp tim của người mẹ cũng tăng lên, cộng thêm sự căng thẳng có thể dẫn đến cơn đau tim. Ngoài ra, những phụ nữ mắc bệnh tim hoặc có các tình trạng về tim khác từ trước cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim khi mang thai.

Bệnh tim ở phụ nữ mang thai có thể biểu hiện dưới một số triệu chứng sau đây:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Đau tức ngực.
  • Khó thở cực độ.
  • Ho mãn tính.
  • Cực kỳ mệt mỏi.
  • Tăng cân.
  • Ngất xỉu.

Phụ nữ mang thai nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên cần đi khám càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

3.3. Cục máu đông trong phổi

Cục máu đông trong phổi hoặc thuyên tắc phổi (PE) được xem là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, khiến bà bầu bị đau tức ngực khó thở hoặc đau xương ức khi mang thai.

Tình trạng đe doạ tính mạng này thường xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn trong phổi. Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu bị thừa cân hoặc béo phì trong thời kỳ mang thai, hay có tiền sử bị đông máu và mắc các rối loạn di truyền như yếu tố V Leiden.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể bị thuyên tắc phổi trong hoăc sau khi chuyển dạ và sinh nở. Trong một số trường hợp cực hiếm, nó cũng có thể xảy ra vào cuối thai kỳ, tức trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3.

Tình trạng thuyên tắc phổi trong thai kỳ có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau ngực khi ho.
  • Đau ngực khi hít thở sâu.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Chân bị sưng tấy.

3.4. Đau xương sườn

Xương của bạn cũng có những thay đổi nhất định trong thai kỳ. Khung xương sườn có xu hướng mở rộng ra cùng với bụng. Điều này chủ yếu diễn ra trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3, đôi khi sớm nhất là vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2.

Khi xương sườn mở rộng có thể làm cho thanh sụn kết nối xương sườn với xương ức bị kéo căng ra, dẫn đến đau xương ức khi mang thai. Bên cạnh đó, tình trạng đau xương sườn hoặc viêm túi lệ cũng được xem là nguyên nhân gây đau tức ngực cho mẹ bầu. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng lên khi bạn hít thở sâu vào cuối thai kỳ.

Đau ngực như thế nào la có thai

Đau tức ngực khi mang thai có thể do tiền sản giật

Hầu hết các nguyên nhân gây đau tức ngực khi mang thai đều là những tình trạng sức khoẻ không đáng lo ngại và ít khi cần phải điều trị y tế. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau ngực, đôi khi, bạn có thể làm dịu cơn đau bằng các phương pháp điều trị tại nhà, bao gồm một số mẹo sau:

  • Thiền định, nghe nhạc thư giãn khi cảm thấy lo lắng.
  • Lên lịch thăm khám bác sĩ để tìm ra biện pháp kiểm soát nỗi lo lắng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Tránh các loại thức ăn cay nóng.
  • Không ăn những loại thực phẩm kích thích chứng ợ nóng, ví dụ như bơ sữa, cà chua, bạc hà, sô cô la và trái cây họ cam quýt.
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm gây đầy hơi, chẳng hạn như thức ăn có đường hoặc đồ chế biến sẵn.
  • Uống trà gừng giúp giảm cơn buồn nôn.
  • Chườm ấm giúp dịu cơn đau cơ và đau xương sườn.
  • Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau cơ.
  • Mặc áo ngực thoải mái, không có cọng.
  • Nằm nghiêng giúp giảm áp lực lên phổi và ngực.

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng đau tức ngực khi mang thai không biến mất, thậm chí trở nên dữ dội hơn và xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc nằm. Một số mẹ bầu có thể bị cao huyết áp và có các tình trạng khác làm ảnh hưởng đến tim.

Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần tìm đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở nghiêm trọng hoặc đột ngột.
  • Buồn nôn và nôn quá mức.
  • Đau ngực nặng hơn khi ho.
  • Đau đầu, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc tần suất đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Phù ở mắt cá chân hoặc chân.
  • Sưng ở mặt hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ thể.
  • Chỉ sưng một bên chân hoặc mắt cá chân.
  • Đau chân hoặc cơ bắp.

Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu bà bầu bị đau tức ngực khó thở khi mang thai và đã từng bị giãn tĩnh mạch hoặc có cục máu đông. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, giãn tĩnh mạch và đột quỵ cũng cần thông báo cho bác sĩ biết vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi.

Đau ngực như thế nào la có thai

Nếu tình trạng đau tức ngực khi mang thai trầm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ

Hầu hết phụ nữ bị đau tức ngực khi mang thai không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội hoặc xuất phát từ một nguyên nhân nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được điều trị bằng một số phương pháp cụ thể.

Việc sử dụng thuốc hoặc điều trị nguyên nhân cơ bản gây đau ngực sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. Chẳng hạn, bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi loại thuốc điều trị hen suyễn cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa cơn đau tức ngực xảy ra. Nếu bạn bị ốm nghén nặng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc hoặc dịch truyền tĩnh mạch để kiểm soát cơn buồn nôn.

Mẹ bầu cũng nên mang vớ nén và đi bộ thường xuyên để ngăn ngừa cục máu đông hình thành ở chân hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc làm loãng máu heparin sau khi bạn sinh con nhằm giúp ngăn chặn cục máu đông.

Hiện nay, Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tin cậy để quý khách hàng có thể yên tâm đến khám và được tư vấn về các vấn đề trong khi mang thai. Để quá trình mang thai được thuận lợi hơn, Vinmec đã triển khai dịch vụ THAI SẢN TRỌN GÓI, bao gồm các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Sản phụ được theo dõi và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Việc đi đẻ sẽ "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, tại Bệnh viện đã có đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại, quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học sẽ xử lý những bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng, giúp sản phụ có một thai kỳ an toàn nhất.

Để biết thêm thông tin về các gói Thai sản trọn gói của Vinmec, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ, để mẹ "mang bầu không lo âu", Vinmec cho ra mắt Khóa học trực tuyến "Thai kỳ khỏe mạnh cùng chuyên gia Vinmec" đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay theo tiêu chuẩn y khoa:

  • 100% các bài học bằng video với chuyên gia Vinmec
  • 100% thông tin thai sản, di truyền, tâm lý, vận động và dinh dưỡng theo chuẩn y khoa
  • 10 lần tương tác, trao đổi với bác sĩ tương đương như 10 lần khám thai
  • Khoá học trên nền tảng riêng, thiết kế thời gian phù hợp học mọi lúc, mọi nơi
  • Nội dung học bổ ích cho mẹ bầu và cả gia đình

Tìm hiểu thêm về khóa học tại: https://songkhoe.vinmec.com

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com

XEM THÊM: