Đánh giá nhân vật l lawliet

L là một nhân vật hư cấu trong bộ truyện tranh Death Note (Quyển sổ thiên mệnh ) của hai tác giả Tsugumi Ooba và Takeshi Obata. Anh được coi là đối thủ lớn nhất trong cuộc đấu trí với Raito Yagami. Xuất hiện như một thám tử tài năng giấu mặt,luôn giúp đỡ lực lượng công an,L là người đầu tiên đặt ra giả thiết rằng “Kira có thể giết người mà không cần hiện diện ở đó”. Sau vụ Lind L Tailor,anh càng khẳng định thêm được rằng giả thiết này là chính xác,ngoài ra còn xác định được Kira là một học sinh cấp III ở Nhật Bản.

Để điều tra vụ Kira,L đã liên hệ với FBI yêu cầu giúp đỡ,chỉ tiếc rằng 12 nhân viên FBI sang Nhật Bản đều bị Kira ám sát.Tổng bộ cảnh sát Nhật Bản sau khi biết tin đã không còn tin tưởng ở L,một phần do sợ bị Kira ám sát đã xin rút lui khỏi vụ điều tra,cuối cùng chỉ còn lại 5 người trong tổng bộ (bao gồm ngài Soishiro Yagami) vẫn tiếp tục ủng hộ L.Nhưng mọi người yêu cầu được gặp anh…và lần đầu tiên,thám tử L xuất hiện trước mặt người khác…

Khác hẳn với những gì người ta tưởng tượng về một bộ óc thiên tài,L khá lập dị.Mái tóc bù xù,đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ,thêm vào đó là cách ngồi,cách ăn uống cũng như cách cầm điện thoại quá ư quái dị,anh đã khiến tất cả mọi người bất ngờ.Theo anh nói “cách ngồi đó giúp tôi suy nghĩ tốt hơn 40% so với bình thường”…

Trong quá trình điều tra,L yêu cầu mọi người dùng tên giả,và cũng xưng là Tatsusaki.Anh luôn thận trọng trong từng chi tiết và tỏ ra khá đa nghi với mọi sự việc.Ngay từ ban đầu,L đã tỏ rõ rằng anh nghi ngờ Raito-con trai ông cục trưởng Soishiro là Kira,và mặc dù sau này Raito đã có những chứng cứ ngoại phạm rõ mười mươi,L cũng chưa thực sự tin tưởng .

Sở thích của L là ăn đồ ngọt.Có thể thấy trong lúc làm việc anh ăn luôn mồm.Dù biết là đồ ngọt tốt cho hoạt động trí óc nhưng ăn nhiều như vậy mà vẫn giữ được dáng “mảnh khảnh” thì quả là hiếm.Điểm này,L khiến Misa vô cùng ganh tị…

Trong Vol.3,L thi vào đại học Tokyo,đồng thời tiếp cận với Raito.Khi cả hai lên bục danh dự là hai học sinh có điểm cao nhất kỳ thi,anh đã nói với Raito “mình là L,nếu bạn quan tâm đến vụ Kira thì lát nữa gặp mình nhé!!”.Ban đầu Raito cũng không tin nổi thằng cha lập dị đang đứng trước mặt là L,nhưng sau khi được sự xác nhận của cha mình,anh đã biết được tướng mạo đối thủ lớn nhất của mình…

L đã tự nhận rằng “trên thế giới có 3 thám tử giỏi nhất: đó là L,Erail Coil và Damuva…Cả ba đều là tôi”…chứng tỏ trình độ tác nghiệp của anh không thể coi thường.L có những suy luận sắc sảo,óc quan sát nhạy bén cũng như một vốn kiến thức khổng lồ.Chỉ đơn cử như việc ăn trộm điện thoại của Misa cũng đủ biết…

Sau này,L đề nghị Raito hợp tác để bắt Kira.Anh đã còng tay Raito 24/24 để cố kiểm soát người mà anh cho là “người bạn duy nhất của tôi”.Và đôi lúc,khi tư tưởng bất đồng nhau,cả hai đánh nhau ra trò.Raito là một đứa trẻ con,nhưng L cũng tỏ ra trẻ con không kém.Chính vì vậy đã gây ra khá nhiều vụ lôn xộn trong suốt quá trình điều tra án.

Trong vol.8 là sự kết thúc của L…Tử thần Remu đã quyết định hy sinh mạng sống của bà để giết L và Watari-người thân tín nhất của L.Cái chết của anh đến rất đột ngột,khi chưa thể vạch trần được chân tướng của Raito,thế nhưng,phải chăng,anh cũng đã chiến thắng ?

Những chuyện bên lề

Đánh giá nhân vật l lawliet
[/center]

[center]

-Có một trường học ở Mỹ một phần do L và Watari đóng góp xây nên nhằm đào tạo những người kế tục L trong tương lai.

-Sau khi L chết,”người kế tục L” được chọn đó là Nia và Mero.Hai bộ óc thiên tài này đã góp phần đưa đến cái kết cho kẻ giết người hàng loạt Kira sau này.

-Ngoài đồ ngọt và những việc liên quan đến nghề nghiệp,chưa thấy L quan tâm đến bất cứ thứ gì khác.

-Người đóng vai L trong Death NOte live action là Kenichi Matsuyama,được đánh giá là rất giống L trong Manga

Tình cờ thấy có một group mở cuộc debate xoay xung quanh thảo luận về định nghĩa Công Lý thông qua bộ truyện – phim Death Note của Tsugumi Ohba dù nó đã kết thúc được 10 năm. Chủ đề này cũng thường được sinh viên trường đại học cày xới để đối chiếu vào các vấn đề hiện tại như dùng máy bay không người lái để không kích chống khủng bố (lẫn giết cả thường dân như một khoá học năm 2015 của trường ĐH Washington với lời dẫn: Khóa học sẽ đề cập đến các khía cạnh của tinh thần cảnh giác về chủ đề đạo đức trong tội giết người. Nhìn chung, chúng tôi yêu cầu sinh viên giữ một tinh thần cởi mở và thách thức các định kiến ​​của họ về công lý dựa trên những gì đang thực sự xảy ra trên thế giới”

Vậy Death Note (DN) là gì và sao người ta vẫn bàn về nó.

DN là bộ truyện tranh (sau đó chuyển thể thành show 38 tập đã có trên Netflix). Thoạt xem tập thì giống các truyện dành cho lứa tuổi học sinh cấp 3 yêu đương, bạo lực học đường… Nhưng hoá ra không phải. Nó bắt đầu khi một học lớp 12, Light Yagami (con trai 1 phó cục điều tra tội phạm) tình cờ anh phát hiện ra một cuốn sổ bìa đen với một cơ số điều luật mà cơ bản, nó có thể giết bất cứ ai miễn là bạn hình dung ra được khuôn mạt và viết tên họ vào đó. Light là một học sinh gương mẫu luôn đứng đầu bảng xếp hạng học tập toàn Nhật Bản đã muốn sử dụng DeathNote để tạo ra một thế giới không có tội phạm! Ngay sau đó, tự nhận là “Kira” – Vị thần của thế giới mới mà cậu ta hy vọng sẽ tạo ra trong tương lai. Tất nhiên, việc giết một loạt các tội phạm số lượng lớn, ẩn danh, siêu huyền bí khiến anh ta xung đột với các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau trên toàn thế giới. Và một thám tử bí ẩn tên L xuất hiện, tuyên bố sẽ vạch mặt Light. Từ tập 1 đến tập 18 là cuộc đấu trí giữa 2 nhân vật này mà đôi khi nó được ví như một phiên bản Tội ác – Trừng phạt. Sau tập 18, series bị đuối nhưng vẫn tiếp diễn để người xem theo chân Light đến chặng cuối hành trình thực thi công lý của mình. Và cũng qua đó, người xem tự chọn phe, giữa một bên tuyên bố: giết tội phạm bằng mọi giá (và giết cả những ai ngáng đường dù ko phải tội phạm): là Công Lý. Và một bên đặt ngược lại vấn đề: nếu bạn nằm trên các hệ thống dân chủ để trở thành vị thần độc đoán, bạn không còn là Công Lý.

Trên youtube, trang Wisecrack cũng có một tiểu luận 15’ về Triết lý trong Death Note. Tại đây tác giả đưa ra một số luận điểm khá thú vị:

-Tác giả gợi ý Death Note và Lord of the Rings đều xuất phát từ câu chuyện Hy Lạp cổ đại có tên là The Ring of Gyges. Một chàng trai tìm thấy một chiếc nhẫn khiến anh ta vô hình và sử dụng tính năng ẩn danh này, anh ta ngay lập tức cưỡng bức vợ của vua, giết chết nhà vua và chiếm lấy bất cứ thị trấn nào mà anh ta muốn. Trong cuốn Cộng hoà của Plato, câu chuyện này nêu lên rất nhiều. gợi ý về ý tưởng công lý. Glaucon, người thực sự là anh trai ngoài đời thực của Plato, sử dụng câu chuyện ngụ ngôn để đưa ra một số lập luận như:

+nguồn gốc của công lý là trong các khế ước xã hội nhằm mục đích ngăn chặn một người phải chịu sự bất công và không thể trả thù,

+ rằng tất cả những người thực thi công lý đều làm như vậy một cách miễn cưỡng và không sợ bị trừng phạt,

+ rằng cuộc sống của người bị bất công còn nhiều phúc lành hơn cuộc đời của người công chính.

Glaucon muốn Socrates chứng minh rằng công lý không chỉ là mong muốn, mà nó thuộc về tầng lớp cao nhất của những điều mong muốn: những điều mong muốn vì lợi ích của chính họ và hậu quả của chúng.(quyền II)

Như vậy, theo Glaucon, nếu bạn có thể bí mật chén nữ hoàng mà vẫn giữ được danh tiếng của mình, bạn sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều so với một người quan tâm đến công lý và chén nữ hoàng. Và đó chính là Light: cậu bé vàng thủ khoa thể hiện đạo đức “bình thường”, ngay cả khi cậu ta vui vẻ làm những việc có lẽ còn tệ hơn cả việc phá vỡ quy tắc của người anh em hoàng gia. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị nguyền rủa kể từ khi tôi nhặt được Death Note. Trên thực tế, ý nghĩ đó thậm chí còn chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết nhờ sức mạnh này. Tôi sẽ tạo ra một thế giới hoàn hảo ” (Light làm những thứ tệ như thế nào thì cần phải xem nhưng với cá nhân mình, thì đó là những hành vi đáng ghê tởm)

Vậy tại sao suy nghĩ của Glaucon lại quan trọng ở đây? Bởi vì một trong những câu hỏi quan trọng của Death Note đã hỏi là: “Công lý nghĩa là gì khi không ai nhìn thấy nó?”

Giống như cuốn Cộng hoà là các cuộc chất vấn giữa Socrates và đối thủ, Death Note hoạt động theo cách tương tự, cho thấy sự chuyển động và tiến hóa của các lý thuyết về công lý trên các tuyến nhân vật. Các tuyên ngôn đó là gì:

– Tập 1, Light đề xuất tầm nhìn của mình về một thế giới mới “Tôi muốn thế giới biết đến sự tồn tại của tôi. Rằng có ai đó ngoài kia đang phán xét công bình cho kẻ ác.” Sau khi suy ngẫm, Light tự vấn “Tôi là ai để vượt qua sự phán xét của người khác?” Người thách thức thực đầu tiên của cậu ta là thân chết Ryuk. Light đặt ra kế hoạch của mình là ngay lập tức tiêu diệt những tên tội phạm tồi tệ nhất trong khi để những kẻ nhỏ hơn chết. “Sau đó và chỉ khi đó thế giới sẽ bắt đầu đi đúng hướng. Đó sẽ là một thế giới mới, không có bất công và được cư trú bởi những người mà tôi đánh giá là trung thực, tốt bụng và chăm chỉ.” “Nhưng nếu bạn làm như vậy, nó sẽ khiến bạn trở thành người xấu duy nhất còn lại.” Ryuk nói khi nhận thấy sự mâu thuẫn trong lập luận của Light. Và nó bắt đầu cuộc Đối thoại Socrate kéo dài đến hết các phần còn lại của show.

-Light nếu đứng ở khía cạnh của thuyết vị lợi thực dụng, thì đó là một kẻ tử vì đạo với lý lẽ giết tội phạm và biến một người thành Chúa sẽ đảm bảo hòa bình và hạnh phúc cho số lượng lớn nhất có thể Tập cuối, Light-Kira tự nhận thành tích, giảm được 70% tội phạm toàn cầu và hầu hết các xung đột vũ trang cũng không còn (tổng thống Mỹ vì sợ chết nên ngoan như cún :v)

Và điều đó cũng có nghĩa là để đổi lấy cái thế giới thối rữa, Light sẽ phải đấu tranh với một bản thân thối nát, một điều mà gã tự bào chữa trước đội đặc nhiệm: “Kira có lẽ biết rằng những gì anh ta đang làm là xấu xa. Nhưng anh ấy sẽ cố gắng thay đổi thế giới ngay cả khi trở thành một kẻ tử vì đạo bằng cái giá của linh hồn. Đó là thương hiệu công lý của anh ấy.” Vì vậy, đây là quan niệm của Light về công lý — thế giới cần một Kira, và vì anh ấy được chọn, anh ấy sẵn sàng hy sinh bản thân để biến điều đó thành hiện thực. Ý tưởng về công lý của Kira là một cuộc tắm máu kiểu Cựu Ước, nơi tội nhân bị trừng phạt và tội báng bổ là tội lỗi lớn nhất. Nếu chú ý ta có thể thấy bản thánh ca “Sự sáng tạo của Adam” của Michelangelo là nhạc nền chủ đạo, hình những quả táo ở khắp mọi nơi. Kira dường như đại diện cho phiên bản công lý lý tưởng của Light: rằng thế giới công bằng chân chính duy nhất là một thế giới không có tội phạm. Và để đạt được, Kira sẽ thực hiện bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết.

-Đáp trả Kira là thám tử đại tại bí danh L (phụ tá Watari – người khiến ta nghĩ đến Watson với tài bắn súng điêu luyện và thêm một chút phong cách Alfred Thaddeus Crane Pennyworth – người nuôi nâng Bruce Wayne). Lập luận của L: Nếu một thế giới công bằng là một thế giới không có tội phạm, thì hành động tội ác giết người là phi công lý. Điều này giống với lời phản bác của Ryuk trong Episode1, nhưng sự khác biệt là Ryuk dừng lại ở gợi ý rằng Light có thể là “xấu”, trong khi L đưa ra một ví dụ mạnh mẽ hơn. Kira hình dung công lý là một lý tưởng vĩ đại – một thế giới không có tội phạm còn L chỉ nói về công lý như một phản ứng trước sự bất công.

CÓ lẽ, triết gia John Rawls sẽ phần nào đồng ý với thế giới lý tưởng của Kira rằng khi nghĩ về Công lý, trước tiên chúng ta nên cố gắng hiểu nó sẽ như thế nào trong một thế giới hoàn hảo, nơi mọi người đều làm chính xác điều đúng đắn. Tuy nhiên, chắc chắn nhà triết học Naomi Zack sẽ lập tức phản bác bởi bà lại ủng hộ thứ gọi là “lý thuyết bất công”-“injustice theory.”. Cách tiếp cận này không dựa trên ý tưởng đã có từ trước về “công lý” và xã hội hoàn toàn công bằng mà tập trung vào việc xác định những bất công ở nơi chúng xảy ra. Việc chỉ ra một trường hợp bất công sẽ thực tế hơn nhiều so với việc bắt đầu từ một định nghĩa có thể áp dụng rộng rãi về cái công bằng. Bằng biện pháp này, chỉ sau khi sự bất công đã được xác định mới có thể áp dụng công lý để sửa chữa nó. Đó có lẽ là cái mà thám tử L theo đuổi và quyết tâm bắt bằng được Kira.

Do cách đặt vấn đề mở và kết thúc Death Note là một lựa chọn của tác giả, nên cuộc thảo luận về Công Lý thông qua tác phẩm (và những sản phẩm tương tự như series phim truyền hình về Dexter Morgan https://www.philosophynews.com/post/2010/11/06/Thinking-About-Dexter.aspx) luôn để ngỏ cho những người trẻ xem anime và thích suy tư.

Xem chi tiết

Bản gỡ băng

https://www.clandeathnote.com/2020/08/the-philosophy-of-death-note-what-is.html

Bài phân tích vở nhạc kịch

“Tôi nghĩ đây là lý do tại sao” Death Note “đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới,” Murai nói. “Một câu chuyện khá đơn giản có thể tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận đơn giản vì mọi người định nghĩa công lý theo cách khác nhau. ‘Death Note’ cho phép chúng tôi khám phá mọi khía cạnh của nó. ”

https://www.japantimes.co.jp/culture/2020/01/17/stage/death-note-the-musical/

Ý kiến riêng: Death Note mô tả điển hình tính ái kỷ, ngông cuồn của người trẻ mà trong đó, Light là một fuckboy tài giỏi khốn nạn. L là một thanh niên mồ côi có xu hướng tư kỷ. Cả hai đều giỏi nhưng cũng sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để thắng cuộc. Các nhân vật đều coi thường thương vong dân sự tương tự như những cuộc chiến giữa các vị thần, giữa các siêu anh hùng vậy.