Các bài so sánh với tác phẩm hai đứa trẻ

Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt”và “Hai đứa trẻ”

Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước CMT8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Mặc dù cùng miêu tả về hình ảnh phố huyện nghèo nhưng hai tác giả lại có những cách tiếp cận khác nhau từ thời gian, âm thanh, mùi…Tổng hòa những yếu tố trên đây mới tạo nên được bức tranh phố huyện một cách rõ nét nhất.

Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chúng ta thấy hình ảnh phố huyện nghèo theo chiều rộng và sâu hơn. Với hình ảnh “xóm ngụ cư” cho đến khu nhà kho, quán chợ nghèo nàn với đám người sắp chết đói đang ngồi vật vờ. Bóng đen của nạn đói năm Ất Dậu đã phủ kín trên không gian phố huyện. Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã mô tả hình ảnh phố huyện qua những con đường ngoằn nghèo đi vào xóm chợ. Đi theo con đường này những thân phận con người được làm rõ hơn.

Các bài so sánh với tác phẩm hai đứa trẻ
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi trộn với mùi gây của xác người chết. Mùi đốt đống rấm ở những căn nhà không may có người thân qua đời thoảng vào gió khét lẹt. Âm thanh của phố huyện là tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo cứ gào lên thảm thiết. Xen lẫn trong đó tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến cho đàn quạ trên những cây gạo bay tán loạn.

Hình ảnh con người trong phố huyện của Kim Lân là đám người đói khắp nơi “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ…” Không một sáng nào mà “không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”. Những con người còn sống thì cũng được ví như những bóng ma dật dờ đi lại.

Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được hiện ra nhẹ nhàng hơn so với “Vợ Nhặt”. Phố huyện có mùi ẩm mốc bốc lên từ bãi rác và hơi nóng của ban ngày trộn với mùi cát bụi từ những con đường. Âm thanh của phố huyện được hiện lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều. Tiếng trống cầm canh điểm nhịp trong đêm. Tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két của chiếc chõng tre sắp gãy mà chị em Liên đang ngồi. Tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Những âm thanh rất quen thuộc gợi lên một phố huyện yên bình.

Con người trong phố huyện của Thạch Lam khá ít ỏi. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Không gian phố thị khá vắng vẻ sự xuất hiện của những con người cũng mờ nhạt vì dụng ý tác giả tập trung vào miêu tả hai nhân vật chính nhiều hơn.

Từ những nét miêu tả trên đây ta thấy khung cảnh phố huyện ở xóm ngụ cư và phố huyện của hai chị em Liên có nhiều nét tương đồng về không gian. Đều lột tả được sự nghèo đói xác xơ của những con người nơi phố huyện. Nhưng trong văn của Thạch Lam thì đó là những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh trong nhịp sống đơn điệu tẻ nhạt. Và mong ước của chị em Liên là có một đời sống tinh thần phong phú hơn.

Còn với Kim Lân ông mô tả phố huyện dưới nạn đói một cách khốc liệt. Nạn đói hoành hành dữ dội bốc lên mùi tử khí. Nhưng âm thanh thê lương của tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu xao xác đến nao lòng. Những con người nơi phố huyện nghèo của Kim Lân chỉ mong có cái ăn để sống qua ngày. Và vì miếng ăn mà họ đành bán rẻ nhân cách, bán rẻ cả bản thân để có thể được sống.

Bằng nghệ thuật tả cảnh xuất sắc cả Kim Lân và Thạch Lam đã vẽ thành công hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm của mình. Nếu như phố huyện của Thạch Lam mang đến nét bình yên và mộc mạc. Thì phố huyện của Kim Lân lại hiện lên ai oán với tiếng khóc và hình ảnh những bóng ma dật dờ trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Đề bài : So sánh ánh sáng và bóng tối giữa Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù Hướng dẫn cách làm : Mở bài : Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù; hai chi tiết được yêu cầu cảm nhận. Thân Bài Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật

  1. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.

    – Dạng thức của ánh sáng, bóng tối + Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng + Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…) – Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.

    1. Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Dạng thức của ánh sáng, bóng tối: + Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm , ngọn đuốc tẩm dầu..) vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người. +Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà ngục nói riêng và xã hội nói chung -Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt) So sánh: – Điểm tương đồng: + Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn + Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã. + Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt + Đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. – Điểm khác biệt: + Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối. + Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình còn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người + Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình ảnh còn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình -Lí giải điểm tương đồng khác biệt: + Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945 + Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn Kết bài: -Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn Xem thêm :
  1. Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Văn
  2. Tổng hợp đề thi , soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11
  3. Tổng hợp đề thi, soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11

Chữ người tử tù, dạng đề so sánh văn học, Hai đứa trẻ