Đánh giá khảo nghiệm là gì năm 2024

Xử phạt hành vi khảo nghiệm giống cây trồng nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm DUS và VCU? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trọng Nguyên, em đang là sinh viên năm cuối tại ĐH Nông nghiệp. Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp em, cụ thể là về khảo nghiệm DUS và VCU, nếu như người khảo nghiệm giống cây trồng mới không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm thì có bị xử lý gì không? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0126***)

Xử phạt hành vi khảo nghiệm giống cây trồng nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm được quy định tại quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

Theo quy định, mỗi giống cây trồng sẽ có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) riêng biệt và tổ chức, cá nhân khi tiến hành khảo nghiệm nên tuân thủ những quy chuẩn đó. Nếu như tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm của mỗi loại giống cây trồng như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn một số nội dung liên quan như sau:

- Khảo nghiệm VCU (Value of Cultivation and Use) là quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mới như: năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng.

- Khảo nghiệm DUS (Distinctness, Uniformity, Stability) là quá trình đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi khảo nghiệm giống cây trồng nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm VCU và DUS. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.

Vinalab gửi tới bạn đọc câu trả lời toàn bộ các câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Công nghệ 10 với lời giải chi tiết, đầy đủ, ngắn nhất biên soạn sát chương trình SGK Công nghệ 10.

Câu hỏi: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

  1. Cung cấp những thông tin về giống.
  1. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
  1. Duy trì độ thuần chủng của giống.
  1. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.
  • Đáp án: Chọn đáp án D

Giải thích: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng (mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng) là: đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh là việc làm cần thiết – SGK trang 9.

Xin hỏi trong hoạt động trồng trọt thì khảo nghiệm phân bón là gi? Yêu cầu trong việc khảo nghiệm phân bón quy định thế nào? - Văn Linh (Đồng Tháp)

Đánh giá khảo nghiệm là gì năm 2024

Khảo nghiệm phân bón là gì? Yêu cầu trong việc khảo nghiệm phân bón (Hình từ Internet)

1. Khảo nghiệm phân bón là gì?

Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.

(Khoản 15 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018)

2. Các loại phân bón

Tại Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về phân loại phân bón như sau:

- Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

- Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

3. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón

Tại Điều 39 Luật Trồng trọt 2018 quy định về việc yêu cầu về khảo nghiệm phân bón như sau:

- Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt 2018.

- Các loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:

+ Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

- Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.

- Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

- Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.

4. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Căn cứ Điều 40 Luật Trồng trọt 2018 quy định tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt 2018 và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;