Đánh giá học phí đại học văn lang 2022

Trường đại học Văn Lang là trường đại học tư thục giảng dạy đa lĩnh vực theo định hướng ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh. Mức học phí của trường ở mức vừa phải so với các trường tư thục, dân lập khác. Trường là cơ sở đào tạo uy tín cho hàng ngàn sinh viên từ trước tới nay.

Học phí Đại học Văn Lang 2022 - 2023 chưa được công bố. Edu2Review sẽ cập nhật học phí sớm nhất sau khi có thông báo từ trường. Bạn có thể tham khảo học phí các năm trước của trường trong bài viết dưới đây

Bảng xếp hạng
các trường đại học tại Việt Nam

Học phí Đại học Văn Lang 2021 - 2022

Đối với Chương trình đào tạo tiêu chuẩn và Chuẩn đầu ra, mức học phí dự kiến dao động trong khoảng 20 đến 27.000.000 VNĐ/học kỳ tùy ngành học. Riêng ngành Răng hàm mặt, mức học phí dự kiến từ 80 đến 90.000.000 VNĐ/học kỳ.

Hàng năm, các ngành đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo kỹ năng, trang bị thêm trang thiết bị, bổ sung các dịch vụ tiện ích… nhằm bảo đảm giá trị tăng thêm cho sinh viên khi học tập tại Văn Lang. Do đó, mức học phí của những năm sau có thể thay đổi nhưng không tăng quá 8% mức học phí tiêu chuẩn.

Học phí năm 2020 Đại học Văn Lang

Mức học phí dự kiến năm 2020 của trường Đại học Văn Lang dao động trong khoảng 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/học kỳ theo từng ngành học. Mỗi năm, các chương trình đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa kỹ năng, bổ sung trang thiết bị, dịch vụ tiện ích... để đảm bảo chất lượng cho sinh viên học tập tại trường. Vì vậy, mức học phí của những năm học sau có thể thay đổi nhưng không tăng quá 10% học phí tiêu chuẩn.

Mức học phí tiêu chuẩn sẽ được công bố ngay từ đầu khóa học, áp dụng cho cả những trường hợp được miễn giảm học phí sau đây:

  • Giảm 15% khi đóng học phí 1 lần cho toàn khóa học,
  • Giảm 10% nếu nộp học phí 2 lần/khóa (mỗi 2 năm),
  • Giảm 5% nếu đóng học phí một lần mỗi năm.

Bân cạnh đó, trường còn có chính sách miễn giảm học phí năm đầu lên đến 20% cho những sinh viên các ngành Công nghệ sinh học, Quản trị Công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học y dược, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Thiết kế xanh, Nông nghiệp công nghệ cao.

Học phí Đại học Văn Lang Học phí năm thứ nhất của khóa 26 chương trình tiêu chuẩn

Đánh giá của sinh viên
Đại học Văn Lang

Một số hình ảnh về Đại học Văn Lang (Nguồn: YouTube – Trường Đại Học Văn Lang)

Tham khảo học phí trường Đại học Văn Lang năm 2018 – 2019

Năm 2019, mức học phí tiêu chuẩn dự kiến từ 15 đến 20.000.000 VNĐ/học kỳ, tùy theo từng ngành học đối với chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra đã công bố trên website trường

Học phí trường Đại học Văn Lang năm 2018-2019

Học phí trường Đại học Văn Lang năm 2018-2019 (Nguồn: vanlanguni)

Học phí Đại học Văn Lang mới nhất năm 2017 – 2018

Năm 2017, Đại học Văn Lang lần đầu tiên tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Học phí thực cho mỗi học kỳ có thể khác nhau phụ thuộc vào số tín chỉ mà sinh viên đăng ký.

Tổng chi phí này sẽ không đổi trong suốt 4 đến 5 năm học. Ngoài học phí, sinh viên không phải đóng thêm chi phí nào khác liên quan đến hoạt động đào tạo.

Mức học phí cùng thời gian đào tạo cụ thể cho các ngành như sau:

STT

Ngành học

Thời gian học

Học phí 1 học kỳ

(Đơn vị: VNĐ)

Học phí 1 năm học

(Đơn vị: VNĐ)

1

Thiết kế Công nghiệp

4 năm

16.000.000

32.000.000

2

Thiết kế đồ họa

4 năm

16.000.000

32.000.000

3

Thiết kế Thời trang

4 năm

16.000.000

32.000.000

4

Thiết kế Nội thất

4 năm

16.000.000

32.000.000

5

Ngôn ngữ Anh

4 năm

13.000.000

26.000.000

6

Quản trị Kinh doanh

Chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin (ISM)

4 năm

13.000.000

15.000.000

26.000.000

30.000.000

7

Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Chương trình Văn bằng đôi

Chương trình Anh văn tăng cường

4 năm

15.000.000

18.000.000

16.000.000

30.000.000

36.000.000

32.000.000

8

Quản trị Khách sạn

Chương trình Văn bằng đôi

Chương trình Anh văn tăng cường

4 năm

14.000.000

18.000.000

16.000.000

28.000.000

36.000.000

32.000.000

9

Kinh doanh Thương mại

4 năm

13.000.000

26.000.000

10

Tài chính Ngân hàng

4 năm

13.000.000

26.000.000

11

Kế toán

4 năm

13.000.000

26.000.000

12

Quan hệ Công chúng

4 năm

13.500.000

27.000.000

13

Công nghệ Sinh học

4 năm

13.000.000

26.000.000

14

Kỹ thuật Phần mềm

4 năm

18.000.000

36.000.000

15

Công nghệ Kỹ thuật môi trường

4 năm

13.000.000

26.000.000

16

Kỹ thuật Nhiệt

4,5 năm

11.500.000

23.000.000

17

Kiến trúc

5 năm

16.000.000

32.000.000

18

Kỹ thuật Công trình Xây dựng

4,5 năm

12.500.000

25.000.000

19

Luật Kinh tế

4 năm

13.500.000

27.000.000

20

Văn học (ứng dụng)

4 năm

11.500.000

23.000.000

21

Piano

4 năm

11.500.000

23.000.000

22

Thanh nhạc

4 năm

11.500.000

23.000.000

  • Ghi chú:

Ngành Kỹ thuật Phần mềm và chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin (ISM): đào tạo theo chương trình của ĐH Carnegie Mellon (Hoa Kỳ).

Chương trình Văn bằng đôi: khi tốt nghiệp, SV được cấp bằng Cử nhân của Trường ĐH Văn Lang và bằng Master 1 của ĐH Perpignan (Pháp).

Chương trình Tiếng Anh tăng cường: lớp chọn những sinh viên giỏi Tiếng Anh, được học Anh văn tăng cường để từ năm 3 học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh.

xem thêm đánh giá của học viên về
trường đại học văn lang

Tham quan Đại học Văn Lang (Nguồn: YouTube – Trường Đại học Văn Lang)

Tham khảo học phí trường đại học Văn Lang năm 2016 – 2017

Nếu bạn đang tính nộp tuyển sinh và trường đại học Văn Lang thì có thể tham khảo mức học phí của trường như sau, tuy nhiên có thể mỗi ngành sẽ có mức khác nhau nhưng chênh lệch không nhiều. Học phí đóng theo từng học kỳ: Mức học phí từ 10.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ/học kỳ tuỳ từng ngành. Trường hợp đặc biệt:

  • Ngành công nghệ thông tin đào tạo theo chương trình của Carnegie Mellon University (CMU – Hoa Kỳ) học phí 16.000.000 VNĐ/học kỳ.
  • Ngành Quản trị Khách sạn và ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành: riêng đối với lớp đào tạo Văn bằng đôi, học phí 16.000.000 VNĐ/học kỳ.

Chính sách học phí: Học phí được công bố một lần ngay từ đầu khoá và không tăng trong suốt khoá học. Ngoài học phí ra sinh viên không cần đóng thêm bất kỳ một khoản tiền nào khác.

Chính sách học phí của Trường ĐH Văn Lang có 3 điểm cốt lõi:

  • Học phí không tăng trong toàn khóa học;
  • Học phí được công bố một lần trước khi sinh viên nhập học và được thu theo từng học kỳ;
  • Ngoài học phí ra, sinh viên không phải đóng thêm bất kỳ khoản tiền nào khác.

Chính sách học phí trên nhằm duy trì sự ổn định cơ bản để Nhà trường hoạt động; thầy và trò yên tâm dạy và học; quý phụ huynh và các bạn sinh viên yên tâm, chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính cho những năm học tập tại Trường. Trong thời kỳ vật giá thị trường biến động như hiện nay, chính sách học phí trên càng được đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ xã hội.

Kết luận của Hội đồng Quốc gia kiểm định Chất lượng Giáo dục (số 115/TB-BGDĐT) công nhận những điểm mạnh của trường ĐHDL Văn Lang, trong đó có: “Công tác chăm lo cho người học được nhà trường thực hiện tốt”; “Trường đã mạnh dạn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo. Hệ thống máy tính được đầu tư và tổ chức khai thác hiệu quả”. Chính sách học phí cũng như những cam kết khác của nhà trường đối với người học đã được trường thực hiện nghiêm túc.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Box thông tin: Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) - Ngôi sao mới trong mùa tuyển sinh 2022

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) là “ngôi sao mới” nổi bật trong làng đại học Việt Nam hiện nay. UMT theo đuổi tinh thần giáo dục khai phóng với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu hạnh phúc và thành thông. Chương trình được xây dựng dựa trên chuẩn quốc tế (ACBSP, ASIIN, NASAD), tập trung đào tạo năng lực tư duy sáng tạo vượt trội, kỹ năng lãnh đạo cũng như tinh thần làm việc chuyên nghiệp, năng động, thích ứng trước sự thay đổi không ngừng của thế giới kỷ nguyên số.

Phương pháp học tập tại UMT kích thích tối đa sự tương tác và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tư duy phản biện, tinh thần khai phóng và hình thành năng lực học tập lâu dài thành công, chủ động. Một số phương pháp giảng dạy độc đáo được áp dụng tại UMT có thể kể đến như lớp học đảo ngược, học qua dự án, học qua nghiên cứu, đào tạo thực tiễn, huấn luyện học thuật và nghề nghiệp…

UMT - You Make Tomorrow (Nguồn: YouTube – UMT - Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM)

Nhờ tích hợp công nghệ, tài nguyên và các hoạt động học tập đều có thể diễn ra dễ dàng trên nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, E-portfolio ghi lại quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập, hoạt động cộng đồng, thành tích nổi bật sẽ là hành trang “độc nhất vô nhị” từ UMT sẽ giúp sinh viên “ghi điểm” tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

UMT đóng vai trò là cầu nối giữa sinh viên với các nhà tuyển dụng tiềm năng như Vingroup, Hòa Phát, FPT, Trường Hải, Vinamilk, Masan Group và nhiều công ty, tập đoàn quốc tế khác. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia các dự án đặt hàng từ doanh nghiệp, huấn luyện thực tế tại Trung tâm Sáng tạo và Khởi nghiệp Quốc gia (National Innovation and Entrepreneurship – NIE) với sự tài trợ, hỗ trợ tài chính và chuyên môn bởi Quỹ Kiến tạo Châu Á - UMT (UMT InnovAsia Fund).

Chọn UMT, các bạn sẽ có khoảng thời gian đại học với những trải nghiệm hạnh phúc khó quên. Trường có cơ sở vật chất hiện đaị, khuôn viên xanh mát lên đến 80.000m2, không gian học tập đa trải nghiệm và hàng loạt câu lạc bộ, hoạt động sôi nổi cùng đầy đủ tiện ích dành cho sinh viên.

Edu2Review tổng hợp