Đánh giá hiệu quả kinh tế cây nông nghiệp

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là phương pháp sản xuất lương thực nhằm phát triển các hệ thống sản xuất bền vững về mặt môi trường và kinh tế với sự nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và sử dụng tối thiểu đầu vào.

Từ những năm 1970, các sản phẩm hữu cơ đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và các tiêu chuẩn sản xuất được thực thi theo pháp luật để mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, một số vấn đề sau cần được làm rõ: Hiệu quả kinh tế, lợi ích môi trường, lợi thế thị trường của nông nghiệp hữu cơ so với canh tác thông thường. Lợi thế thị trường và hỗ trợ của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thu nhập của nông dân

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Các mô hình tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng,… Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trên thị trường.

Ông Lê Văn Hải, Phó Giám đốc Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội cho biết, cùng với sự phát triển của xã hội, trong những năm qua ngành chăn nuôi phát triển nhanh, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm của xã hội và đóng vai trò quan trọng mang tính chiến lược trong sự phát triển nông nghiệp nước ta. Hiện nay, để phát huy vai trò chăn nuôi trong nền kinh tế thị trường nói chung thì việc ứng dụng công nghệ cao, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường hết sức quan trọng và cần thiết. Ứng dụng công nghệ cao chính là chìa khóa để phát triển bền vững ngành chăn nuôi và cũng là đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội, hướng đến xuất khẩu.

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, quản lý đàn gia súc giống gốc, hạt nhân nhập ngoại, sản xuất cung ứng tinh dịch lợn, tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ, con giống và dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi. Trong những năm qua Công ty đã được Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi, thành phố Hà Nội tin tưởng giao thực hiện nhiều chương trình phát triển chăn nuôi như: Dự án bò thịt BBB, chương trình cung ứng tinh dịch lợn... Đặc biệt với dự án phát triển giống bò thịt BBB là bước đột phá của ngành đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Nhận thức rõ vai trò, động lực của khoa học công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, những năm gần đây Công ty đã tích cực tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chất lượng vật nuôi, nhưng vẫn bảo đảm đạt được lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt phải kể đến việc ứng dụng, thực hiện thành công dự án "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt lại Sind thành đàn bò F1 hướng thịt thành phố Hà Nội". Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã tạo ra 240 nghìn con bê F1 BBB; tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so với các giống lai trước đây từ 20% - 30%, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ. Giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB làm ra ước đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, giá trị gia tăng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm hơn 2,4 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án đã tạo ra hơn 160 nghìn việc làm cho hộ dân, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/ 1 bê FI BBB sau cai sữa (so với bê giống thịt khác cùng tháng tuổi). Đồng thời đưa chăn nuôi bò thịt thành một nghề - chăn nuôi mang tính sản xuất hàng hóa tại nông thôn và chia thành từng công đoạn mang tính chuyên canh cao như: Chăn nuôi bò sinh sản để sản xuất bê F1 BBB giống, nuôi bò vỗ béo bê từ sau cai sữa đến giết mổ...

Đặc biệt, thông qua đó hộ nông dân và lao động nông thôn được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt cao sản; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời có sức lan toả rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, điều đó, tạo cơ hội, điều kiện để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (tinh giống, phôi giống, con giống), tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật để chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò thịt FI BBB cho các địa phương.

Theo ông Lê Văn Hải, hoạt động khoa học và công nghệ của Công ty là điểm sáng trong bức tranh sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao của Thủ đô. Khi đưa vào sản xuất thực tiễn mang lại hiệu quả to lớn về mặt về mặt kinh tế - xã hội. Đối với sản xuất giống bò đã làm tăng năng suất của đàn bò thịt lai tạo so với các giống trước đây khoảng 20 - 30%, đồng thời tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, tiến tới xây dựng thương hiệu "Thịt bò Hà Nội".

Tương tự, tại HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng), theo chị Bùi Hường Bích - Giám đốc HTX Đan Hoài, HTX được thành lập từ năm 2004 hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với lợi thế nằm ven sông Hồng có đất màu mỡ phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, hệ thống giao thông thuận tiện, nhận thấy thị trường hoa cao cấp còn rất mới vì vậy chị và các cộng sự đã quyết định đầu tư vào sản xuất hoa cao cấp tại Hà Nội. Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi đã hợp tác với các đơn vị khoa học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp trong nước. Đặc biệt, HTX Đan Hoài có liên kết hợp tác với Tập đoàn hoa Flora quốc tế (tập đoàn nổi tiếng chuyên sản xuất các loại hoa cao cấp, sản phẩm đã có mặt khắp các châu lục với hơn 100 nước ưa chuộng). Đây là loại hoa lan có vẻ đẹp độc đáo, màu sắc đa dạng và bền lâu. Những năm qua, hoa lan Hồ Điệp được tiêu thụ rất mạnh ở Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2016 số lượng lan Hồ Điệp được tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía Bắc lên tới 100 vạn cây, trong đó khoảng 60% số lượng trên được sản xuất tại Việt Nam và 40% được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc...

Theo chị Bích, ngay từ khi thị trường hoa cao cấp ở Việt Nam mới bắt đầu, HTX đã có những bước đồng hành cùng ngành sản xuất hoa trong nước. Những thành công bước đầu cũng đã giúp đơn vị trở thành một mô hình sản xuất hoa cao cấp tại Thủ đô, với doanh thu 4-5 tỷ đồng/ha/năm. Đơn cử, về công nghệ nhà lưới, HTX đã có thể tư vấn, thiết kế, thi công các loại nhà lưới, nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng đối tượng. Không những thế, HTX còn xây dựng được thương hiệu riêng " Flora Việt Nam" và đã có được chỗ đứng tin cậy trong lòng khách hàng.

Hiện nay HTX Đan Hoài đã có cơ sở vật chất tiên tiến với 10 nghìn m2 nhà lưới công nghệ cao để sản xuất hoa cao cấp, một phòng nuôi cấy mô hiện đại và một đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, cùng với các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ nhà lưới hiện đại bậc nhất trong việc nuôi trồng, chăm sóc và xử lý, HTX Đan Hoài luôn đi đầu trong việc cung ứng các sản phẩm hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao, giá thành hợp lý đến tay người tiêu dùng trong cả nước. Đặc biệt, HTX đã đầu tư hệ thống làm lạnh, xử lý ra hoa tại chỗ; chủ động được nhiệt độ, ánh sáng và tạo được điều kiện tốt nhất cho hoa phát triển.

Từ bước đi đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất hoa cao cấp, qua 13 năm chuyển giao, thử nghiệm công nghệ cả trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, tới nay HTX Đan Hoài đã tự tin làm chủ được công nghệ sản xuất hoa cao cấp trong điều kiện khí hậu miền Bắc.

Theo chị Bùi Hường Bích, những kết quả cho thấy, khoa học công nghệ là chìa khóa, là động lực cho gia tăng giá trị của các ngành kinh tế, nhất là những lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao như lĩnh vực sản xuất hoa công nghệ cao đối với các loại hoa có giá trị như hoa lan Hồ Điệp.