Dân số vn sẽ tăng gấp đôi vào anwm nào năm 2024

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”. Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.

Già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời đòi hỏi quốc gia thực hiện những thay đổi trong nền kinh tế. Già hóa dân số nhanh chóng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai cũng như nhu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng thì nhu cầu về các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của họ cũng tăng theo. Việt Nam có hệ thống an sinh xã hội tương đối phát triển, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của người cao tuổi, mở rộng phạm vi áp dụng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia và chương trình trợ giúp xã hội. Ngoài ra, cần phải nhìn nhận rằng nhiều người cao tuổi có khả năng và mong muốn làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu, đồng thời cần trao cơ hội hoạt động kinh tế cho người cao tuổi.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội tăng lên theo độ tuổi nên cần phải nỗ lực tăng thời gian sống khỏe mạnh. Nguy cơ khuyết tật cũng tăng lên theo độ tuổi, vì vậy đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Ở Việt Nam, người cao tuổi thường nhận được sự chăm sóc từ các thành viên trong gia đình, nhưng hỗ trợ từ phía gia đình ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.

Tình trạng phân biệt đối xử theo tuổi tác có thể xảy ra ở nhiều quốc gia, nhưng thường không được giải quyết. Không may, người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, có xu hướng bị bạo lực gia đình. Sự gia tăng nhanh chóng của dân số cao tuổi đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ tuổi trong gia đình, gây ra trạng thái căng thẳng và mức độ căng thẳng có thể biểu hiện ở hành vi ngược đãi người cao tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc báo cáo hay thừa nhận hành vi ngược đãi người cao tuổi bị coi là điều cấm kỵ và là vấn đề riêng tư trong gia đình.

Già hóa dân số chắc chắn là một lĩnh vực cần sự quan tâm sâu sát của các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định dựa trên phương pháp tiếp cận theo vòng đời. Mặc dù già hóa dân số đặt ra thách thức cho xã hội và nền kinh tế, song một bộ chính sách phù hợp sẽ cho phép cá nhân, gia đình và xã hội giải quyết những thách thức này và gặt hái những lợi ích mà nó mang lại. Do đó, cần hỗ trợ thanh niên phát triển, lên kế hoạch và chuẩn bị cho tuổi già để có thể giải quyết vấn đề già hóa dân số một cách chặt chẽ và toàn diện.

UNFPA tại Việt Nam

UNFPA Việt Nam đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực chứ không phải gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững. Cách tiếp cận theo vòng đời ủng hộ tiếp cận vấn đề già hóa dân số theo hướng toàn diện, phù hợp về giới trên cơ sở tôn trọng quyền, nhấn mạnh vào tính tuần tự của các sự kiện và các bước phát triển trong suốt cuộc đời của một con người.

Hiện nay, dân số thế giới đã vượt ngưỡng 8 tỷ người kể từ ngày 15/11 năm ngoái. Theo dự báo của Liên hợp quốc (LHQ), Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong tháng 4 năm nay (2023).

Dân số thế giới tiếp tục tăng khoảng 140 người mỗi phút, với tỷ lệ sinh nhiều hơn tử ở hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng dân số đã chậm lại trong vài thập kỷ. Sự chậm lại này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi tốc độ tăng dân số bằng 0 (số ca sinh và số ca tử vong bằng nhau) vào khoảng năm 2080-2100, với dân số xấp xỉ 10,4 tỷ người. Sau thời điểm này, tỷ lệ gia tăng dân số dự kiến sẽ chuyển sang mức âm, dẫn đến dân số toàn cầu giảm.

Dân số vn sẽ tăng gấp đôi vào anwm nào năm 2024

Dự báo dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng tới khi cán mốc 10,4 tỷ người vào năm 2080 rồi chững lại, với tỷ lệ tăng dân số bằng 0. Dân số thế giới sẽ duy trì khoảng 10,4 tỷ người trong vòng 20 năm từ 2080-2100, sau đó sẽ bắt đầu giảm.

Hiện nay, hai quốc gia tỷ dân chiếm tới 1/3 dân số thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai nước này đều có dân số trên 1,4 tỷ người.

Trong khi dân số Ấn Độ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cho đến ít nhất là năm 2050, thì dân số Trung Quốc hiện đang giảm nhẹ.

Dân số toàn cầu là bao nhiêu vào năm 2030, 2050, 2080 và 2100?

Dân số thế giới tiếp tục tăng, với khoảng 140 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm. Theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030.

Dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050.

Vào năm 2080, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 10,4 tỷ người và tiếp tục duy trì (không tăng) cho đến năm 2100.

Trong khi tổng dân số thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến khoảng năm 2100, tốc độ tăng dân số đã giảm dần trong nhiều thập kỷ.

Năm 2020, tỷ lệ tăng dân số toàn cầu lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% kể từ năm 1950. Mức giảm này tiếp tục xu hướng bắt đầu từ những năm 1970, trong đó tỷ lệ tăng dân số cho thấy mức giảm nhất quán khi được tính theo gia số 5 năm.

Trong khi Nga và Nhật Bản sẽ chứng kiến dân số giảm đáng kể vào năm 2050, thì các quốc gia trên 100 triệu dân còn lại dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến ít nhất là năm 2050.

Tốc độ tăng dân số rất khác nhau giữa các quốc gia hoặc khu vực. Hơn một nửa mức tăng dân số dự kiến của thế giới từ nay đến năm 2050 dự kiến chỉ đến từ 8 quốc gia: CHDC Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.

Ngoài ra, nhiều quốc gia ở Châu Phi dự kiến sẽ tăng gấp đôi dân số trong những thập kỷ tới khi tỷ lệ sinh tăng, một phần nhờ đến những tiến bộ trong chăm sóc y tế, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

Tuổi thọ toàn cầu tới năm 2050 - Trung bình người dân sẽ sống thọ trên 77 tuổi

Tuổi thọ toàn cầu cũng đã được cải thiện trong những năm gần đây, tăng lên 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng thêm gần 9 năm so với năm 1990.

Tuổi thọ toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, đạt 77,2 tuổi vào năm 2050.

Các yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ bao gồm những kỳ vọng về khả năng của nhân loại trong việc giảm tác động của HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính (bệnh không lây truyền như tim mạch, ung thư, tiểu đường,...) khác.

Do tuổi thọ toàn cầu tăng lên, phần lớn các quốc gia trên thế giới đang trải qua sự tăng trưởng đáng kể về số lượng cư dân trên 65 tuổi.

Tỷ lệ cư dân trên 65 tuổi trong dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050. Con số này sẽ gấp đôi số trẻ em dưới 5 tuổi và bằng với số trẻ em dưới 12 tuổi.

Sự mất cân bằng cơ cấu dân số có thể gây áp lực đáng kể lên nền kinh tế và cơ sở hạ tầng quốc gia, vì có thể dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động thay thế người đang nghỉ hưu.

Việt Nam là quốc gia thứ 15 trên thế giới có trên 100 triệu dân

Theo LHQ, dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Dự kiến, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu người trong tháng 4 năm nay (2023).

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho "100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp". Việt Nam hiện có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước. 21,1% tổng dân số là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 24.

UNFPA cho hay, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ còn tiếp diễn đến năm 2039 với sự hiện diện của các nhóm dân số trẻ có năng suất lao động cao, đồng thời có thể khai thác lợi thế về cơ cấu dân số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước hơn nữa.

Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 khi dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 15,5 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân.