Đặc điểm và yêu cầu của nghề nấu ăn

Hiện nay, lựa chọn học nghề nấu ăn đang được khá nhiều các bạn trẻ quan tâm, mấy năm trở lại đây xu hướng chọn nghề nghiệp của các bạn thí sinh cũng có xu hướng thay đổi. Thay vì học những ngành hot như: kinh tế, xây dựng…thì nhiều bạn lại lựa chọn nghề nấu ăn.

Nghề nấu ăn hiện nay ngày càng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ do có nhiều cơ hội việc làm cùng với mức lương khá cao so với các nghề khác. Tuy nhiên, học nấu ăn không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.

Đặc điểm và yêu cầu của nghề nấu ăn

Thực tế, người đầu bếp có rất nhiều những công việc khác nhau. Sau đây, Cao đẳng nấu ăn Hà Nội sẽ chỉ ra cho bạn khi học nấu ăn có những đặc điểm gì để bạn có hướng đi cho tương lai.

Đối tượng lao động

Học nghề nấu ăn, người thợ phải sử dụng những nguyên vật liệu cần thiết để làm đối tượng lao động của mình. Bên cạnh đó là những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối ướp, sấy khô cùng với những gia vị khác…

Người đầu bếp phải biết kết hợp những nguyên liệu đó 1 cách phù hợp, hài hòa mà không làm giảm chất lượng, dinh dưỡng của món ăn.

Công cụ lao động

Trong nhà bếp có các dụng cụ chế biến đơn giản, thô sơ như : các lọai nồi, chảo, dao, thớt, bát đũa, tô, dĩa, thau, rổ…Các thiết bị chuyên dùng hiện đại: bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, máy xay thịt, máy đánh trứng,…

Sản phẩm lao động

Sau quá trình lao đông, sản phẩm là các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình; các món ăn, món bánh phục vụ cho tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống….

Ðiều kiện lao động

Người đầu bếp phải làm việc trong điều kiện khó khăn như: tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các lọai khô, mắm, gia vị, dầu mỡ, nước chấm…

Ngoài ra, trong suốt quá trình thao tác, người đầu bếp phải đi đứng, qua lại, di chuyển trong phạm vi họat động, phải thực hiện những thao tác nhanh, chính xác…

Đặc điểm và yêu cầu của nghề nấu ăn

 Hiện nay, Cao đẳng nấu ăn Hà Nội hợp đã hợp tác với các nhà hàng, khách sạn để cung cấp nguồn nhân lực nghề bếp chất lượng cao với mong muốn tìm đầu ra cho học viên giúp các nhà tuyển dụng có được những nhân sự phù hợp nhất. Nếu theo học nghề nấu ăn tại Cao đẳng nấu ăn Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng đầu ra công việc sau này.

Địa chỉ đăng ký học nghề nấu ăn tại: Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Nghề nấu ăn gồm có mấy đặc điểm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 9 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Trả lời:

Đáp án đúng C. 4

Giải thích:

– Nghề nấu ăn gồm có 4 đặc điểm. Đó là đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, sản phẩm lao động.

Trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nghề nấu ăn dưới đây cùng Top Tài Liệu nhé!

– Nghề nấu ăn không chỉ là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày mà còn giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị. Chính từ đó mà con người khám phá ra được những món ăn ngon và đưa nó lên một tầm cao mới.

– Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành nấu nướng, biết tính toán, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và hợp lý những nguyên liệu dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.

– Ngoài các yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nêu trên thì ở một người Đầu bếp chuyên nghiệp còn cần có các yếu tố, tố chất sau:

+ Sức khỏe tốt, làm việc được dưới áp lực cao.

+ Sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo.

+ Có gu thẩm mỹ tốt và sự nhanh nhạy với mùi vị.

+ Tinh thần yêu nghề và ý thức về nghề nghiệp cao độ.

a. Ðối tượng lao động

– Người làm nghề nấu ăn phải sử dụng những nguyên vật liệu (lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình.

– Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối ướp, sấy khô (hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu khác…kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.

Đặc điểm và yêu cầu của nghề nấu ăn

– Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của ngành nghề này hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tốt đẹp thành quả của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

b. Công cụ lao động

– Các dụng cụ chế biến đơn giản, thô sơ như : các lọai nồi niêu, soong,chão, dao, thớt, bát đũa, tô, dĩa, thau, rổ…

– Các thiết bị chuyên dùng hiện đại: bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, máy xay thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm….

– Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công cụ lao động ngày càng được hòan thiện, giúp cho người lao động nhẹ nhàng, thỏai mái hơn trong công việc của mình

c. Ðiều kiện lao động

– Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động làm việc trong điều kiện không bình thường: phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các lọai khô, mắm, gia vị, dầu mỡ, nước chấm…. Bên cạnh đó, còn có sự ẩm ướt, khói, mùi hơi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến…. Ngoài ra, trong suốt quá trình thao tác, người lao động thường phải đi đứng, qua lại, di chuyển trong phạm vi hoạt động, ít khi được ngối nghỉ thoải mái.

– Mặc dù trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất có được nâng cao, những tiện nghi sinh họat, làm việc nội trợ, nấu nướng….. có được cải thiện, nhà bếp được xây cất đẹp đẽ, khang trang, thông thóang và tiện nghi, với đầy đủ những phương tiện hiện đại, nhưng người lao động cũng không thóat khỏi những điều kiện đặc trưng của nghề nghiệp.

d. Sản phẩm lao động

– Sau quá trình lao đông, sản phẩm là các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình; các món ăn, món bánh phục vụ cho tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống….