Đá không tan nguy hiểm như the nào

Gần đây, loại đá “nửa ngày không tan” được rao bán trên mạng dùng để bảo quản thực phẩm khiến nhiều người tò mò. Khi tiếp xúc với loại đá này, một số người có cảm giác bỏng rát, chóng mặt và buồn nôn.

Đá không tan nguy hiểm như the nào
Sử dụng đá khô không đúng cách có thể gây bỏng tay.Ảnh: T.L

Bỏng da, hoại tử...

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội), thứ “đá nửa ngày không tan” đó được gọi là đá khô, hay còn gọi là đá khói, đá gen, đá sợi, đá CO2, băng khói…

Đá khô được sản xuất từ khí dioxit carbon (CO2), có đặc tính là lạnh sâu tới âm 79oC, màu trắng, không mùi, thể rắn, không tan chảy mà thăng hoa, bốc hơi thành khí. Vì có độ lạnh rất sâu nên đá ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn và được dùng bảo quản hạt giống khô, ngũ cốc, bột và hay làm chậm quá trình lên men nướng. Đặc biệt hiệu quả khi dùng làm lạnh thực phẩm, bảo quản mô sinh học, thiết bị y tế, phục hồi vết lõm trên bề mặt kim loại, sử dụng để vệ sinh máy móc công nghiệp… và phổ biến trong việc dùng đá khô để bảo quản thi hài.

Hiện nay, với công nghệ sản xuất đơn giản, giá thành đá khô cũng không đắt, khoảng từ 30.000 đồng/kg trở lên. Đá khô có tác dụng giữ lạnh tốt hơn rất nhiều so với đá lạnh được sản xuất từ nước nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Hồng Côn, nếu bảo quản và dùng sai cách, đá khô có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Vì đá khô có độ lạnh rất sâu nên chạm phải da sẽ dính khá chặt, thậm chí có thể làm bỏng lạnh da chỉ trong vài giây, gây chết các tế bào, hoại thư hoặc nặng là phải tháo khớp. Do đó, khi bị dính da tuyệt đối không dứt mạnh để tránh bị lột da. Nếu lỡ chạm vào đá khô, nên đổ thêm nước vào chỗ bị chạm. Nếu lưỡi chạm phải đá khô, nên uống thêm nước để phòng bỏng.

Đá khô có thể gây ngạt thở khi nó thăng hoa thành khí CO2, bởi nó làm giảm nồng độ ôxy trong không khí, khiến người xung quanh bị ngộ độc, biểu hiện là ù tai, choáng, mất tri giác, thở nhanh, ra mồ hôi...

Đặc biệt nguy hiểm là đá khô có thể gây nổ khi áp suất chuyển từ trạng thái đá khô rắn sang trạng thái khí carbon dioxide. Đã có một số trường hợp đá khô phát nổ khi đặt trong thùng hoặc túi kín. Với tiếng nổ to, mảnh thùng có thể gây tổn thương cho người xung quanh, mảnh đá khô có thể găm vào người gây tê cóng, bỏng…

Không quá lo ngại nếu sử dụng đúng cách

Đá khô ngày càng được sử dụng phổ biến.

Theo anh Lê Văn Trường, Công ty TNHH Khí công nghiệp Minh Tâm (Hà Nội), thủy hải sản và các sản phẩm như kem, vaccine, thực phẩm thịt, đồ ăn… dễ hư hỏng, nóng chảy nên khi vận chuyển xa phải bảo quản bằng đá khô. Đá khô được ưa chuộng để bảo quản vì nó giúp hoa quả đông lạnh, thực phẩm khi rã đông không bị mềm nhũn, lại loại bỏ được tối đa lượng vi khuẩn xung quanh. Tùy nhu cầu về nhiệt độ mà đặt lượng đá khô phù hợp, nhưng cần có tư vấn của chuyên gia mới bảo quản được đúng cách và lâu dài.

Để bảo quản bánh kem, socola, hoa quả, thực phẩm đông lạnh (thịt cá, sữa, kem…) chỉ cần lót đá khô xung quanh, rồi cho đồ cần bảo quản vào; Hoặc lớp dưới cùng là đồ cần bảo quản, trên cùng đặt đá khô. Lưu ý, nhớ đục lỗ để khí CO2 ngưng tụ xuống dưới giúp bảo quản hữu hiệu.

Nên gói đá khô trong nhiều lớp giấy báo để đá khô không trực tiếp tiếp xúc với hoa quả để tránh bị cháy lạnh. 10 kg đá khô có thể bảo quản hoa quả được 40 giờ. Với hàng mực đông lạnh thì không sợ cháy lạnh khi bỏ nhiều đá khô vì thịt mực có độ dai cứng hơn thịt tôm. Nên chọn thùng xốp vừa vặn đá khô và hàng hóa cần bảo quản.

Ngày nay, nhiều gia đình có nhu cầu bảo quản thi hài bằng đá khô tại nhà, bởi giá thấp, đảm bảo cả tính an toàn và tâm linh. Mỗi lần bảo quản cần dùng khoảng 20kg cho 18 giờ hoặc 25kg cho 24 giờ. Nhưng cũng cần có chuyên gia tư vấn mới bảo quản được lâu.

Mặc dù hiện nay đá khô được sử dụng phổ biến nhưng về giá thành, đá khô đắt hơn đá lạnh được làm từ nước 5-10 lần nên việc sử dụng thành nhu cầu thường xuyên ở các quán nước, nhà hàng là hiếm. Để tránh nguy cơ cháy nổ, cần bảo quản đá khô trong thùng xốp cách nhiệt, để nơi nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng trực tiếp. Không dự trữ đá khô vì nó sẽ tan theo thời gian.

Để tránh bị bỏng da, tuyệt đối không tiếp xúc da trần trực tiếp với đá khô, hãy dùng kẹp, găng tay để tránh bị bỏng lạnh. Nhà có đá khô, tuyệt đối không nên đóng kín cửa mà cần thông thoáng tốt. Chỉ nên dùng đá khô làm mát đồ uống, tuyệt đối không ăn, hay ngậm đá khô trong miệng hoặc nuốt chửng để tránh bỏng. Các bậc cha mẹ cũng lưu ýđể đá khô tránh xa tầm tay của trẻ em.

Cách phân biệt đá khô với đá lạnh thông thường Để đá khô và đá nước cùng chỗ, đá nước sẽ nhanh tan chảy hơn.

Đá khô tiếp xúc với nước sẽ tạo ra thành khói trắng dày (nước đá không thế).

Đá khô lạnh buốt gấp nhiều lần so với đá thường, chạm phải thấy tê cóng, có thể bỏng ngay. Cho đá khô vào gần ngọn nến đang cháy là nến bị tắt (do bị khí CO2 bao phủ).

Tại sao đá khô nguy hiểm?

Đá khô có các mối nguy cơ bởi vì nó rất lạnh và nó nhanh chóng bốc hơi thành khí carbon dioxide. Carbon dioxide không độc nhưng nó có thể tích tụ tạo một áp suất hoặc làm dịch chuyển không khí bình thường, có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Nhiệt độ của da khô là bao nhiêu?

Đá khô hay còn gọi là băng khô, băng khói, nước đá khô, đá khói, đá CO2. Đây là là một dạng rắn của cacbon đioxit. Dưới áp suất bình thường, đá khô không nóng chảy thành cacbon đioxit mà trực tiếp thăng hoa thành dạng khí khi nhiệt độ đạt mức -78,5°C (-109,3°F). Ngày nay, đá khô được sử dụng phổ biến.