Cuộc kháng chiến chống giặc minh thế kỉ nào

Vua Lê Thái Tổ (1385- 1433), tên húy là Lê Lợi, sinh năm Ất Sửu (1385), người thôn Như Cái, xã Lam Sơn, huyện Lương Giang, Thanh Hóa. Ông xuất thân là hào trưởng, nhưng sau này đã trở thành một trong những vị vua đánh trận giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chiến công hiển hách nhất của ông là cuộc kháng chiến mười năm chống quân xâm lược nhà Minh (1418- 1427) đã đưa ông trở thành vị vua đầu tiên của nhà hậu Lê (bao gồm Lê sơ (1428-1527) và Lê Trung hưng (1533-1789) - một trong những triều đại phong kiến lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ XIV, uy tín và quyền lực của tập đoàn phong kiến Trần đã mất hết tác dụng lãnh đạo, chế độ gia nô của vương hầu đã bị tan rã, các đặc quyền của giai cấp quý tộc bị hạn chế. Hồ Quý Ly lên thay họ Trần, tuy nhiên danh không chính, ngôn không thuận. Trong bảy năm trị vì (1400- 1407), dù chính sự có nhiều khả quan nhưng nhà Hồ vẫn không được lòng quốc dân. Chính vì vậy, năm 1405, giặc Minh sang xâm chiếm Việt Nam, với danh nghĩa “diệt Hồ, lập Trần”, cuộc kháng Minh của nhà Hồ đã hoàn toàn thất bại. Từ đó, giặc Minh bắt đầu một chế độ cai trị hà khắc, áp bức nhân dân ta. Lê Lợi bấy giờ là thanh niên 22 tuổi, đang ẩn mình náu tiếng tại Lam Sơn, chuyên tâm vào sách Tam lược Lục thao. Ông nhún mình, kính hiền, dốc tiền của nuôi dưỡng sĩ phu, chiêu dụ lưu vong, dung nạp chí sĩ…rất được lòng người. Trong giai đoạn ấy, Hưng Khánh và Trùng Quang cũng nối nhau dấy binh, nêu cao danh nghĩa khôi phục nhà Trần, được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, Lê Lợi xét thời thế, thấy trước sự thất bại của họ nên càng giữ minh, ở ẩn. Giặc Minh cũng tìm cách lung lạc và lôi kéo, nhưng, Lê Lợi đã khẳng khái: “Tài giai ở đời, nên cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm nghìn thuở, chứ sao chịu lăng xăng phục dịch người ta?”. Năm 1418, ông và các hào kiệt chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, cùng tham gia kháng Minh.

Cuộc kháng chiến chống giặc minh thế kỉ nào

Tượng Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1385-1433) tại thành phố Thanh Hóa.

Từ khi khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các chiến sĩ đương thời chẳng những phải đương đầu với quân địch mạnh, mà còn phải chịu đói, chịu cực, kiên nhẫn chiến đấu. Năm Nhâm Dần (1422), ông rút về Chí Linh (thuộc phủ Thọ Xuân, Thanh Hóa), cạn lương thực, trong hai tháng chỉ ăn củ, rau, dưa và mật ong. Cảnh khó khăn kéo dài suốt 6 năm, quân sĩ cũng có kẻ phản bội, con ngựa chiến cũng phải xẻ thịt…nhưng ông vẫn kiên cường “Tinh vệ khởi từ điền hải chi lao?” (Chim tinh vệ xá quản nhọc nhằn lấp biển?). Trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh (1418- 1427), với kế sách của Nguyễn Trãi, cùng chiến thuật tài tình của Lê Lợi, nghĩa quân càng đánh càng mạnh, phát triển và bảo tồn lực lượng, trưởng thành, thắng nhiều trận lớn, duy trì được cuộc kháng chiến cứu nước trong suốt 10 năm “nếm mật, nằm gai”.

Năm 1424, Lê Lợi sắp đánh thành Nghệ An, được tin quân Minh kéo đến rầm rộ, bèn chỉ dụ các tướng : Lấy ít địch nhều, chỉ có cách giữ chỗ hiểm yếu mới có thể lập công được. Sau đó, ông chia hơn nghìn quân, sai Đinh Liệt đi đường tắt, lấy huyện Đỗ Gia, chiếm được thế thuận lợi, giữ hiểm đợi giặc, Quân ta theo kế hoạch của Lê Lợi đã tiêu diệt hàng vạn tên giặc. Sau nhiều trận thắng, tới năm 1425, ông đã làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.

Tháng 8/ 1426, Lê Lợi kéo quân ra Bắc, quân của ông thắng lớn các trận Tốt Động, Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan.

Năm 1427, quân cứu viện của giặc sắp tới như vũ bão, nhiều tướng lĩnh xin được đánh thành Đông Quan, nhưng Lê Lợi cho rằng; đánh thành là kế thấp! Ông tập trung quân lực, nuôi khí sắc bén, đánh quân cứu viện, gây sức ép mạnh mẽ lên quân địch. Quả nhiên sau khi tướng cứu viện của giặc là Liễu Thăng bị rụng đầu ở Chi Lăng, giặc lập tức mở cửa thành Đông Quan, khúm núm xin hòa, các thành khác cũng đồng thời đầu hàng vô điều kiện. Giặc Minh vội vàng xin giảng hòa, Lê Lợi vì giữ hòa khí, đã đồng ý cho giặc rút quân về nước, đồng thời, cho Nguyễn Trãi thảo bản Bình Ngô đại cáo, để báo cáo sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh với nhân nhân.

Cuộc kháng chiến chống giặc minh thế kỉ nào

Bia Vĩnh Lăng nằm trong khu di tích Lam Kinh (Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa) có kích thước: cao 2,97m; rộng 1,94m; dày 0,27m. Nội dung văn khắc trên bia do Ức Trai Nguyễn Trãi biên soạn, phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ.

Ngày 16/12/1427, ông tổ chức “Hội thề Đông Quan” (phía Nam Hoàng Thành) để tướng giặc là Vương Thông đọc lời thề cam kết xin rút quân về nước và không bao giờ xâm phạm Đại Việt. Cuối năm đó Lê Lợi đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho 86.000 quân sĩ nhà Minh triệt thoái an toàn ra khỏi nước ta. Đồng thời gửi sang trả vua Minh mũ áo, ấn tín, giáp trụ của Liễu Thăng và nhiều tên tướng khác cùng danh sách 27.000 tên tù binh. Tháng 4/1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên trong Hoàng thành, lấy hiệu Lê Thái Tổ, chính thức lập nên nhà Lê, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.