Công văn số 12733 btc-tct ngày 13 9 2023 năm 2024

(Baonghean) - Từ hàng chục năm qua, tình trạng bán xăng dầu không lấy hóa đơn và kê khai thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu khiến lĩnh vực này tiềm ẩn thất thu thuế lớn. Với sự tâm huyết, trách nhiệm, Cục Thuế Nghệ An đã dày công nghiên cứu, xây dựng đề án chống thất thu thuế kinh doanh xăng dầu và đã thu thêm được 350 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, tỉnh Nghệ An có gần 400 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với trên 540 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động.

Trong các doanh nghiệp xăng dầu lớn trên địa bàn Nghệ An như Công ty Xăng dầu Nghệ An, Công ty CP Vận tải PTS Nghệ Tĩnh, PV Oil, Công ty Xăng dầu Quân đội… Công ty Xăng dầu Nghệ An chiếm hơn 50% thị phần bán ra trên địa bàn tỉnh, với 69 cửa hàng, 200 đại lý; hơn 40% thị phần còn lại thuộc về các đầu mối và doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khác.

Công văn số 12733 btc-tct ngày 13 9 2023 năm 2024
Phòng tổng hợp dự toán Cục Thuế báo cáo kết quả thu thuế xăng dầu tại cuộc họp cuối năm của ngành.

Việc thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nguyên nhân do phần lớn người tiêu dùng (cá nhân) khi mua xăng, dầu đều không lấy hóa đơn, nên một số doanh nghiệp đã bán, hoặc cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có nhu cầu lấy hóa đơn để hạch toán, làm giảm nghĩa vụ về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN phải nộp). Các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn…

Trước thực tế đó, các cán bộ Cục Thuế Nghệ An đã nghiên cứu, quyết tâm “chọc thủng” trận địa này, phối hợp với Sở KH&CN để tìm giải pháp đo lường, với cơ quan báo chí làm công tác dẫn đường dư luận, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Đề án Chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng giải pháp quản lý đồng hồ (công tơ) tổng trên các cây xăng dầu.

Trải qua một thời gian khá gian nan, trong đó có cả sự chống đối của các doanh nghiệp, các cửa hàng; hàng chục cửa hàng xăng dầu đã đóng cửa không hoạt động, không hợp tác… Cục Thuế Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả. Trước quyết tâm của Cục Thuế nhằm chống thất thu, tháng 5/2015, UBND tỉnh Nghệ An thông qua đề án và phân công các sở, ngành phối hợp thực hiện mà nòng cốt là ngành Thuế.

Hàng tháng, cơ quan thuế ghi số trên đồng hồ tổng để xác định lượng xăng, dầu bán ra và đối chiếu với tờ khai của người nộp thuế. Trong quá trình ghi lượng xăng, dầu nếu phát hiện ra niêm phong bị hư hỏng hoặc đồng hồ tổng không hoạt động, ngành Thuế báo cho Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng để tiến hành niêm phong lại. Trên cơ sở số xăng, dầu bán ra, cơ quan Thuế đối chiếu với hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp, nếu có chênh lệch cơ quan Thuế sẽ tiến hành xử phạt và truy thu thuế, phí bảo vệ môi trường. Ngành Thuế cũng thành lập tổ thường trực để xử lý các công việc liên quan và đột xuất liên quan đến đề án này. Sau thời gian triển khai đề án, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp xăng dầu tăng rõ rệt.Ròng rã nhiều tháng trời bám địa bàn, cơ sở, ngành Thuế đã tiến hành kẹp chì niêm phong và chốt số trên đồng hồ tổng phương tiện đo xăng dầu của các doanh nghiệp trên địa bàn 21 huyện và thị xã với số lượng gần 1.200 cột bơm; chốt số trên đồng hồ tổng, đối chiếu với lượng xăng dầu bán ra và tờ khai thuế của doanh nghiệp để quản lý và chống thất thu thuế.

Ông Dương Minh Đức - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Yên Thành cho biết: Năm 2014, lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn Yên Thành nộp thuế được 169.440.000 đồng, nhưng năm 2015 sau khi kẹp chì, niêm phong, số thuế từ lĩnh vực này thu được 510.346. 700 đồng, 9 tháng đầu năm 2016 thu được 363.750.000 đồng.

Trên địa bàn toàn tỉnh, sau khi thực hiện đề án, số doanh thu từ kinh doanh xăng dầu tăng lên, làm cơ sở để tính thuế nhiều hơn. 10 tháng đầu năm 2016, Cục Thuế Nghệ An đã tăng thu được thêm 350 tỷ đồng tiền thuế từ kinh doanh xăng dầu đầu mối, trong đó thuế bảo vệ môi trường là 309 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đình Hòa - Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An cho biết: Sáng kiến của Cục Thuế Nghệ An về đề án chống thất thu thuế trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sau khi thực hiện đã đem lại hiệu quả cao. Bộ Tài chính có Công văn số 12733/BTC–TCT ngày 13/9/2016 gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị phối hợp trong chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu như Nghệ An; Tổng Cục Thuế đã có Công văn số 4156 về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu đưa vào áp dụng tại 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng, dầu đã được các ngành chức năng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quản lý bên cạnh sự phối hợp hưởng ứng, chấp hành tốt của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu đã góp phần cho lĩnh vực phân phối, kinh doanh mặt hàng này ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.

Để tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế và giá, đảm bảo huy động đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng mặt hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh, ngày 1-7-2016, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch số 352/KH-UBND về chống thất thu thuế mặt hàng xăng, dầu. Ngay sau đó, ngày 4-7-2016, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị và giao nhiệm vụ với sự tham dự đầy đủ các sở, ban, ngành liên quan cùng lãnh đạo đại diện UBND 11 huyện, thị xã, thành phố và đại diện các tổng đại lý, nhà phân phối, doanh nghiệp đầu mối, công ty thành viên, đại lý bán lẻ… hoạt động lĩnh vực xăng, dầu trong và ngoài tỉnh.

Quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu trong giai đoạn phát triển kinh tế đa dạng như hiện nay là lĩnh vực tương đối phức tạp, ngày 13-9-2016, Bộ Tài chính đã có văn bản số 12733/BTC-TCT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu, tiếp theo Tổng cục Thuế có Công văn số 4156/TCT-DNL ngày 13-9-2016 yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ.

Công văn số 12733 btc-tct ngày 13 9 2023 năm 2024

Để triển khai thực hiện các giải pháp quản lý cụ thể, ngày 6-12-2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 656/KH-UBND về việc thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng, dầu. Theo kế hoạch, công tác được tập trung giám sát về sản lượng kinh doanh, giá mua bán, doanh thu, xác định thuế, đặc biệt là thực hiện giải pháp dán tem niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng trên các phương tiện đo xăng, dầu đang sử dụng của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh để xác định lượng xăng, dầu thực tế nhập xuất, phân phối, kinh doanh.

Ngoài ra, chức năng quản lý đối với các ngành liên quan còn được giao nhiệm vụ kiểm tra các hợp đồng đại lý phân phối giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là đầu mối cung cấp xăng, dầu và các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng, dầu. Kiểm soát tốt nguồn gốc xăng, dầu lưu thông trên thị trường; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi mua bán xăng, dầu ngoài hệ thống phân phối, vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu.

Các giải pháp, nhiệm vụ tăng cường quản lý và minh bạch hoạt động kinh doanh xăng, dầu được triển khai theo kế hoạch của UBND tỉnh đã được các ngành, các cấp thảo luận, quán triệt, đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ của các tổng đại lý, nhà phân phối, doanh nghiệp đầu mối, công ty thành viên, doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu…

Theo kế hoạch, Cục Thuế là đơn vị chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện; Sở Công thương quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm công chức các ngành thuộc Sở Công thương, Cục Thuế, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan phối hợp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Đối với cơ sở kinh doanh xăng, dầu: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp là đầu mối và người nộp thuế nhận quyền bán lẻ xăng, dầu không được ký hợp đồng đại lý với các đại lý bán lẻ xăng, dầu khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng, dầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra…

Việc thực hiện kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, chống tiêu cực trong việc mua bán xăng, dầu, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức; kiểm tra, kiểm soát được tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu; Nhà nước quản lý được người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xăng, dầu và dần đi vào nền nếp. Công tác quy hoạch hệ thống kho, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.