Công văn đề nghị truy thu bảo hiểm xã hội năm 2024

Kính gửi: Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam. Tôi công tác tại Công ty từ tháng 10/1984 đến ngày 01/07/2020 thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động . Công ty tái Hợp đồng lao động gần nhất ngày 02 tháng 9 năm 2008, phần tiền lương chỉ ghi “ mức lương chính hoặc tiền công là 5.000.000 đồng/ tháng và Phụ lục hợp đồng ký ngày 24/9/2019 không ghi tiền lương theo quy định, chỉ bổ sung các Điều Khoản thực hiện hợp đồng ký ngày 02/09/2008. Công ty trả lương hàng tháng cho tôi căn cứ các Quyết định nâng lương, từ ngày 01/02/2012 hưởng mức lương 15.000.000 đ/tháng, từ ngày 14/04/2016 hưởng mức lương 15.500.000 đ/tháng và từ ngày 26/09/2019 tiền lương 17.303.000 đ/ tháng (bao gồm mức lương theo chức danh 6.701.000 đ và tiền lương bổ sung 10.602.000 đ). Công ty đóng BHXH cho tôi theo mức lương đóng BHXH do Công ty xây dựng (không có thỏa thuận trong Hợp lao động và Phụ lục hợp đồng lao động), mức tiền lương đóng BHXH từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2019 là 6.497.500 đ/tháng , từ tháng 07/2019 đến tháng 06/2020 là 6.701.000 đ/tháng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ - CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Từ ngày 1/1/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Căn cứ quy định nêu trên Công ty không ký lại Hợp đồng lao động để làm cơ sở đóng BHXH là sai quy định. Đề nghị Quý Ban hướng dẫn trình tự để truy đống BHXH để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình. Xin trân trọng cám ơn./.

Trả lời bởi:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐCP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH 4 về BHXH bắt buộc; khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 01/01/2016 là mức lương và phụ cấp lương; từ ngày 01/01/2018 là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động; mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, cụ thể: - Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. - Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. - Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Đề nghị Ông/Bà căn cứ các quy định nêu trên, đối chiếu với thông tin tiền lương đóng BHXH. Trường hợp Công ty đóng BHXH cho người lao động không đúng quy định, Ông/Bà kiến nghị Công ty, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan BHXH địa phương để yêu cầu Công ty thực hiện theo quy định, bảo vệ quyền lợi về BHXH cho người lao động.

Trước đây công ty tôi có ký hợp đồng lao động với 1 người trong khoảng thời gian 2 tháng để thay thế tạm thời cho 1 người bị tai nạn lao động của chúng tôi. Thấy người này làm việc rất tốt nên sau đó công ty liền ký hợp đồng lao động 2 năm và đóng bảo hiểm cho người này. Giờ tôi băn khoăn không biết khoảng thời gian làm 2 tháng trước đó người này có phải đóng bảo hiểm hay không? Nếu có thì sẽ phải truy thu tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng đó đúng không ạ? Khi đó tiền truy thu sẽ dựa trên mức lương của người lao động tại thời điểm nào thế ạ? Và chúng tôi có bị phạt gì không? Tôi cám ơn nhiều!

GIẢI ĐÁP:

Thứ nhất, về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc 2 tháng

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

“Điều 124. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018″.

Do bạn không nêu rõ thông tn nên chúng tôi xin được tư vấn cho bạn theo 02 trường hợp sau đây:

– Nếu hợp đồng lao động 02 tháng này được ký trước ngày 01/01/2018 thì người lao động này không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Nếu hợp đồng lao động 02 tháng này được ký trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2018 trở lại đây thì người lao động và công ty bạn cũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho 02 tháng này.

Công văn đề nghị truy thu bảo hiểm xã hội năm 2024

Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về truy thu bảo hiểm xã hội:

“Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1. Các trường hợp truy thu

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng…”.

Theo quy định trên, nếu người lao động của công ty bạn làm việc theo hợp đồng lao động 02 tháng từ ngày 01/01/2018 mà đơn vụ bạn chưa đóng bảo hiểm cho khoảng thời gian này thì sẽ trường hợp truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội khi đáp ứng đủ các điều kiện:

– Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.

– Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.

– Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02 của Quyết định 595/QĐ-BHXH kèm theo Mẫu D04h-TS.

Công văn đề nghị truy thu bảo hiểm xã hội năm 2024

Thứ ba, về tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 3 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội như sau:

“3. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu

3.1. Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động”.

Theo đó, tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu của 2 tháng đó; tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

Thứ tư, về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính khi truy thu tiền bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì khi tiến hành truy thu bảo hiểm; đơn vị sẽ bị phạt thêm:

– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.

– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.