Công ty xử lý nước sinh hoạt

Nguồn nước suối rất tốt trong khi nước sông bị ô nhiễm nặng do xả thải trực tiếp

2. Chọn công nghệ xử lý nước sông, xử lý nước suối thành nước sinh hoạt / thủy cục phù hợp nhất trong số các phương án xử lý nước sông đã cân nhắc

Do nguồn nước đầu vào có nhiều thay đổi theo từng khu vực, nên tùy thuộc vào năng suất và điều kiện cụ thể của từng nơi để chọn công nghệ phù hợp. Có thể nói, chọn lựa công nghệ xử lý nước sông thành nước sinh hoạt phù hợp mà chi phí đầu tư, vận hành phải là thấp nhất trong khi vẫn giữa được độ ổn định chất lượng sau xử lý.

Có những nơi nguồn nước tốt, đặc biệt là hồ lớn chứa nước đầu nguồn thì việc xử lý nước sông thành nước sinh hoạt chỉ cần lắng lại và tiệt trùng là đủ. Tuy nhiên, với những nơi gần thành phố hay khu công nghiệp thì nước trên bề mặt bị ô nhiễm nên việc xử lý phải qua nhiều bước.

Lưu ý: Việc thiết kế hệ thống xử lý nước sông, xử lý nước suối thành nước sinh hoạt cần đảm bảo ổn định chất lượng đầu ra trong điều kiện đầu vào có sự thay đổi

Sau đây là các bước thường được áp dụng trong quá trình xử lý nước sông, xử lý nước suối thành nước sinh hoạt.

Công ty xử lý nước sinh hoạt

Quy trình chung xử lý nước sông, xử lý nước suối thành nước sinh hoạt

2.1. Bước 1: Song chắn rác

– Loại bỏ các loại rác, xác động, thực vật, tảo,…

– Nên thiết kế dạng tự động thu rác để tránh bị tắc nghẽn hoặc phải thường xuyên vệ sinh, thu gom.

– Vật liệu bằng inox để tránh ăn mòn.

2.2. Bước 2: Bể chứa nước sông, suối

– Bể càng lớn càng tốt vì đây vừa là bể ổn định đầu vào, vừa là bể lắng sơ bộ để giảm lượng tạp chất và hóa chất cho bước xử lý tiếp theo. Thời gian lưu nước từ 1 – 2 ngày.

– Thiết kế bể chứa có độ nghiêng nhất định hoặc kiểu chảy tràn kèm theo hố thu bùn định kỳ.

– Sử dụng chlorine (lỏng, bột, máy tạo clo, khí) để diệt tảo, vi khuẩn và oxy hóa một phần sắt, mangan, các chất hữu cơ.

2.3. Bước 3: Trộn hóa chất

– Dùng cánh khuấy cho bể nhỏ, năng suất thấp hoặc châm trực tiếp vào đường ống có gắn bộ trộn, mương trộn nếu dòng chảy đủ mạnh.

– Các loại hóa chất thường dùng để trợ lắng phổ biến như PAC, phèn nhôm, phèn sắt.

– Việc điều chỉnh pH vừa đảm bảo mức tối ưu để lắng, vừa chắc chắn đầu ra có pH ổn định, xút hoặc vôi để nâng và kiểm soát pH. Vôi được dùng để nâng thêm độ cứng canxi, tránh ăn mòn đường ống thép nhưng độ cứng cao cũng sẽ gây ra cặn bám đường ống, vì vậy cần kiểm soát độ cứng. Lưu ý: Axit Sunphuric cũng có thể dùng nhưng phần lớn là dự phòng.

– Than hoạt tính có thể dùng để hấp thụ chất hữu cơ, asen, amoni ra khỏi nước cho công đoạn xử lý tiếp theo.

– Hóa chất đã được trộn với dòng chảy sẽ đưa vào bể lắng tiếp theo.

2.4. Bước 4: Lắng – Lọc

– Đây là bước quan trọng nhất của quy trình xử lý nước sông thành nước sinh hoạt. Việc tăng hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào các bể lắng. Sử dụng tấm Lamen có độ nghiêng 60 độ sẽ tăng hiệu quả tách chất lơ lửng ra khỏi nước. Cũng có thể thực hiện lắng ly tâm nước đi vào từ đáy, cặn bông sẽ được tiếp tục lắng ở bể thứ cấp, bùn lấy ra từ đáy, nước sạch sẽ được cho vào tâm bể lắng 1 lần nữa.

– Bùn từ bể lắng có các thành phần hóa chất, phải được thu gom từ bể nén bùn, ép bùn.

– Độ đục sau bể lắng có thể nhỏ hơn 5 NTU.

Công ty xử lý nước sinh hoạt

Từ trái sang phải: nước sông, tạo bông và sau bể lắng

2.5. Bước 5: Lọc tinh

– Lọc cát là kỹ thuật lọc truyền thống. Trong đó, cát thạch anh, cát mangan được sử dụng để lọc nếu chất lượng nước đầu vào không ổn định hoặc đầu ra yêu cầu cao. Bể lọc hở cho năng suất lớn, bồn lọc áp lực cho năng suất nhỏ. Ngoài ra, có thể lọc nhanh bằng phương án đĩa lọc 10 – 20 micromet hoặc màng UF 0.1 – 0.03 micromet có được chất lượng ổn định.

– Sử dụng dòng khí để làm mịn lớp bẩn trước khi rửa ngược bằng dòng nước áp lực sẽ rút ngắn thời gian, tiết kiệm nước cho quy trình rửa.

– Đối với hạt nhựa từ tính thì sẽ được trích ra liên tục và tái sinh gốc Cl của hạt nhựa bằng NaCl. Nước tái sinh không thể sử dụng lại được mà phải xả bỏ như nước thải.

– Để đánh giá việc lọc hiệu quả thì phải căn cứ vào độ đục của các hệ thống xử lý hiện đại hiện nay, sau bước lọc này, độ đục có thể <1 NTU.

2.6. Bước 6: Lọc than

– Hấp thụ lần nữa các tạp chất hữu cơ gây màu, mùi trong nước. Trường hợp các bước xử lý nước sông thành nước sinh hoạt có hệ số thiết kế an toàn cao thì có thể bỏ qua bước này. Lọc than áp lực thường sử dụng cho các hệ thống nhỏ, trung bình vì dễ rửa ngược hoặc tái sinh lại bằng hơi nước nóng.

– Đối với hệ thống lớn thì lọc than cũng có chi phí lớn, nên bỏ qua bước này. Thay vào đó là nâng cao mức an toàn và hiệu quả tại bước lắng, lọc trước đó.

– Nước rửa ngược của lọc than, lọc cát có thể cho trở lại bể nước thô ban đầu.

2.7. Bước 7: Tiệt trùng và bổ sung flo

Việc kiểm soát vi khuẩn là cần thiết, do lượng hóa chất tiệt trùng đưa vào từ đầu đã bị giảm đáng kể, đặc biệt qua bước lọc than. Do đó, để ngăn ngừa vi khuẩn thì cần duy trì chlorine hoặc dùng Ozone, tia UV.

Nước thủy cục (nước sinh hoạt)

– Các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn mới QCVN 01-1:2018/BYT để đưa vào mạng lưới cấp nước hoặc dùng cho từng nhà máy.

– Đối với chỉ tiêu Flo vẫn còn đang có ý kiến ngược chiều là duy trì theo chuẩn WHO (0.5 – 1.5 mg/l), ý kiến khác thì dùng liều lượng 0.9 – 1.2 mg/l lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá nhiều Flo vì cho rằng flo đã có được từ thức ăn nên không cần bổ sung.

3. Xử lý nước sông thành nước sinh hoạt với chất lượng cao, chi phí đầu tư và vận hành thấp nhất

Bằng cách cải tiến và kết hợp bể lắng, thu bùn có ngăn nhằm hạn chế tối đa sự chuyển động. Từ đó tăng tốc độ lắng theo trọng lực xuống dưới và khả năng kết bám của tấm Lamen phía trên để tối ưu bể lắng, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm diện tích.

Tại bể lọc tinh: Vật liệu lọc chính vẫn là cát thạch anh nhưng sử dụng phương án tự động xi phông bằng thủy lực để rửa ngược sẽ không cần đầu tư bơm rửa ngược, giảm chi phí vận hành và tốn nước khi rửa ngược cát lọc.

Chất lượng nước sau xử lý có thể đạt được như bảng:

No
STT
Parameter
Thông số
Unit
Đơn vị
Tiêu chuẩn
Limit – QCVN 01-1:2018/BYT
Treated result
Kết quả xử lý
1 Odour, taste – Mùi, vị   Không có mùi, vị lạ – No Odour, no taste Không có mùi, vị lạ – No Odour, no taste
2 Color – Màu TCU 15 0
3 pH   6.0 – 8.5 7.68
4 Turbidity – Độ đục NTU 2 0.3
5 Chlorine – Clo, Cl2   0.2 – 1.0 0.67
6 Ammonium (NH4 + NH3) as N mg/l 0.2 KHP (< 0.006)
7 Nitrate/ NO3 as N mg/l 0.3 KHP (< 0.003)
8 Chloride – Clorua, Cl mg/l 250 10.65
9 Ferrum – Sắt, Fe mg/l 0.3 KHP (< 0.017)
10 Hardness – Độ cứng, CaCO3 mg/l 300 45
11 Mangan – Mn mg/l 0.1 KHP (< 0.015)
12 Plumbum – Chì, Pb mg/l 0.01 KHP (< 0.006)
13 Arsenic – As mg/l 0.01 KHP (< 0.006)
14 Tổng chất rắn hòa tan – TDS mg/l 1000 66.6
15 Flour – Flo   1.5 0.21
16 Coliform CFU/100ml <3 KPH
17 Ecoli CFU/100ml <1 KPH

Ghi chú: Chất lượng sau xử lý phụ thuộc chất lượng đầu vào.

Hãy liên lạc ngay với chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được miễn phí phân tích, đánh giá tình hình hệ thống nước xử lý hiện tại hoặc nhu cầu mới trong tương lai của Qúy công ty một cách nhanh chóng, chính xác nhất!