Công ty 2 thành viên là gì

Hiện nay, nhà nước ngày càng tạo điều kiện, khuyến khích nền kinh tế tư nhân phát triển. Do đó, nhiều người quyết định đầu tư kinh doanh đã quyết định lựa chọn mở công ty TNHH hai thành viên trở lên. Vậy công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Mô hình này có lợi thế gì? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Luật doanh nghiệp 2020 quy định công ty TNHH 2 TV trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy công ty TNHH hai thành viên trở lên có những điểm nổi bật sau:

  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Có quyền phát hành trái phiếu; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định pháp luật
  • Cơ cấu tổ chức gồm có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty

Ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ưu điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thứ nhất: thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được pháp luật công nhận có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào, nên giảm thiểu tối đa rủi ro cho người thành lập và đồng thời phân tách rõ ràng giữa tài sản của thành viên góp vốn và của công ty.

Thứ hai: số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không quá 50, như vậy không nhiều và các thành viên công ty thường là có mối quan hệ quen biết, có sự tin tưởng, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ đạt được thỏa thuận, thống nhất chung

Thứ ba: do có nhiều thành viên cùng góp vốn thành lập công ty nên khả năng tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 TV trở lên được đảm bảo; các thành viên có thể cùng phối hợp, bổ sung cho nhau trong quá trình kinh doanh.

Hạn chế của doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên

Thứ nhất: khả năng huy động vốn không cao do không được phát hành cổ phần. Khi doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, chỉ có thể huy động từ vốn vay hoặc vốn đầu tư của các thành viên trong công ty

Thứ hai: chuyển nhượng vốn của các thành viên thường rất khó khăn. Do các thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên giữ vai trò rất quan trọng nên về nguyên tắc, thành viên công ty chỉ được chuyển nhượng vốn cho người ngoài trong trường hợp đã chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong doanh nghiệp và chỉ khi các thành viên này của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Để thấy, việc thay đổi thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương đối khó khăn và phức tạp.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về công ty TNHH hai thành viên trở lên và mặt ưu điểm, cũng như hạn chế của mô hình này. Luật Bravolaw luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những vướng mắc của quý độc giả khi gọi vào số 1900 6296. Xin chân thành cảm ơn!

ổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020

1. Giống nhau:

  • Đều có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Đều được phát hành trái phiếu.
  • Thời hạn góp vốn: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành viên/cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

2. Khác nhau:

CÔNG TY CỔ PHẦN

Số lượng Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên Tối thiểu từ 3 người và không có giới hạn tối đa. Vốn điều lệ Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau mà tính theo tỷ lệ % vốn góp Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Vốn góp Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết và được sự đồng ý của các thành viên trong công ty nếu góp bằng tài sản khác.

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết. Các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần, số còn lại có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Ban kiểm soát (công ty phải có ít nhất 11 thành viên trở lên)

Loại hình này có 2 cơ cấu:

* Cơ cấu 1:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Ban kiểm soát.

(Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát)

* Cơ cấu 2:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty)

Chuyển nhượng vốn

Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn thông qua hình thức sau:

  • Mua lại vốn góp: Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
  • Chuyển nhượng phần vốn góp: Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác (nếu thành viên trong công ty không mua).

Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ trường hợp ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.)

Công ty 2 thành viên là gì

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.

Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cái gì?

Theo Khoản 3 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.”

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có chế độ trách nhiệm gì?

Nói cách khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm vô hạn cho các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch trong quá trình hoạt động của công ty. Còn các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (khoản 1, Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).

Công ty TNHH 1 thành viên là như thế nào?

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.