Công tác văn hóa văn nghệ trong quân đội năm 2024

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn số 1623/HD-CT về việc quán triệt, triển khai Kết luận số 1172-KL/QUTW ngày 16-6-2022 của Thường vụ Quân ủy Trung ương “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) trong quân đội thời kỳ mới”.

Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, đảng viên, quần chúng cần quán triệt, thực hiện nội dung Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 của Thường vụ Quân ủy Trung ương “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, VHNT trong quân đội giai đoạn hiện nay”. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn quân nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, VHNT đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, góp phần củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới; nhất là quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” (Nghị quyết số 33-NQ/TW, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI), “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý kiến chỉ đạo tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng, phát triển văn hóa trong thời kỳ mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kết luận Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị 355, Kết luận 1172 bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng đến các đối tượng, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt và lực lượng làm công tác văn hóa, VHNT; thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, VHNT đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bộ đội và yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong thời kỳ mới.

ĐÌNH PHÒNG

Công tác văn hóa văn nghệ trong quân đội năm 2024

Bảo tàng tư nhân góp phần bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) khoảng 10km, bảo tàng tư nhân Ama H’Mai của ông Mẫn Phong Sơn tại buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật của các dân tộc vùng Tây Nguyên như: Ê Đê, Ba Na, M’nông, Xê Đăng, Gia Rai.

Công tác văn hóa văn nghệ trong quân đội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III

Tối 1-10, tại Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ III, năm 2022 với chủ đề “Thắm tình hữu nghị-Hướng tới tương lai”.

Một tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh tại liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT Quân khu 1 lần thứ XIII năm 2023

Đại tá Lương Đình Nhạc, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cho biết: Xác định môi trường văn hóa trong quân đội vừa là động lực, vừa là mục tiêu để xây dựng, hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã đẩy mạnh phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ trong toàn lực lượng ở cả bề rộng và chiều sâu. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ không chỉ thiết thực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, mà thông qua đó còn lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con trên địa bàn đóng quân.

Nhằm thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn chủ động xây dựng kế hoạch công tác văn hóa, văn nghệ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị quan tâm đầu tư về phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn hóa, văn nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển sâu rộng. Từ đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong LLVT tỉnh đã được các cơ quan, đơn vị duy trì xen với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Trong thời gian giải lao trên thao trường và những giờ sinh hoạt ở đơn vị… những lời ca tiếng hát từ cán bộ, chiến sĩ lại được cất lên.

Chiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, Đại đội Trinh sát 20, Bộ CHQS tỉnh chia sẻ: Sau những giờ huấn luyện vất vả, đơn vị lại tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, giúp cán bộ, chiến sĩ xua tan những mệt mỏi, nâng cao tinh thần, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện.

Cùng với đó, phong trào văn hóa, văn nghệ trong LLVT tỉnh được đẩy mạnh vào những dịp kỷ niệm ngày lễ trọng đại của đất nước, của Quân đội, đảm bảo bám sát chủ đề, phục vụ hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước. Trung tá Vi Hồng Thuận, Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 123, Bộ CHQS tỉnh cho biết: Đơn vị thường xuyên duy trì sinh hoạt văn hóa, văn nghệ vào tối thứ tư hàng tuần. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đơn vị kết nghĩa trên địa bàn đóng quân, góp phần tăng cường tình cảm quân dân ngày càng gắn bó.

Đặc biệt, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đội văn nghệ tham gia hội thi ở các cấp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ trong toàn lực lượng. Nổi bật, tháng 7/2023, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức thành công liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh với 75 tiết mục, gần 400 diễn viên tham gia.

Từ thành công của liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã lựa chọn các tiết mục đặc sắc và thành lập Đội nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT Quân khu 1 lần thứ XIII năm 2023 và giành giải nhì tại liên hoan.

Thời gian tới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, phát huy vai trò của các tổ chức, các thiết chế văn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội.