Công tác thi công lan can bể xử lý

Công tác thi công lan can bể xử lý

  • #1

Khi sx Lan can (AI.11421) thì có đơn vị là TẤN nhưng khi lắp đặt (AI.63211) thì đơn vị là M2
E muốn hỏi là:
- Định mức trên e áp dụng đã đúng 100% chưa
- Giải thích tỷ mỷ hộ e là tại sao khi lắp đặt Lan can lại có đơn vị là M2
Cảm ơn các Pro

levinhxd

Guest

  • #2

Khi sx Lan can (AI.11421) thì có đơn vị là TẤN nhưng khi lắp đặt (AI.63211) thì đơn vị là M2
E muốn hỏi là:
- Định mức trên e áp dụng đã đúng 100% chưa
- Giải thích tỷ mỷ hộ e là tại sao khi lắp đặt Lan can lại có đơn vị là M2
Cảm ơn các Pro

Xin trả lời theo ý kiến của mình:
- ĐỊnh mức bạn đã áp dụng là chính xác
- Lý do sản xuất tính theo tấn và lắp đặt lại theo m2:
+ Khi sản xuất lan can, tùy theo thiết kế khác nhau mà khối lượng thép trên 1m2 sẽ khác nhau. Do đó nếu cứ để đơn vị là m2 khi sản xuất thì đơn giá cho từng tấm lan can sẽ khác nhau (có tấm thép dày, có tấm thép mỏng, có tấm lại là thép hộp, có tấm là thép đặc vv....). Tuy nhiên trong thực tế, thường các Chủ đầu tư sẽ duyệt phần lan can sắt theo đơn giá 1m2 (dựa trên thiết kế và trọng lượng đã biết sẵn)
+ KHi lắp đặt thì ngược lại, dùng m2 sẽ hợp lý hơn! Vì khối lan can nặng hay nhẹ thì công lắp đặt và hao phí máy móc lắp đặt trên 1m2 người ta coi như tương đương!

  • #3

Khi sx Lan can (AI.11421) thì có đơn vị là TẤN nhưng khi lắp đặt (AI.63211) thì đơn vị là M2
E muốn hỏi là:
- Định mức trên e áp dụng đã đúng 100% chưa
- Giải thích tỷ mỷ hộ e là tại sao khi lắp đặt Lan can lại có đơn vị là M2
Cảm ơn các Pro

Đối với công tác sx lắp đặt lan can trong khi tính dự toán nưuời ta thường sử dụng mã hiệu TT để tính. Theo mình được biết khi đưa giá và mã hiệu này người ta thường đưa vào mức giá khoảng 180.000 đồng/m2 ( cái này còn tùy theo thiết kế của lan can nữa)

Còn thắc mắc của bạn thì như bác levinhxd nói đấy.
Chúc bạn thành công!

Công tác thi công lan can bể xử lý

  • #4

Nhân tiện đây cho e hỏi thêm 1 câu nữa:
1. Công tác sơn (AK.83000) Thành phần công việc: Chuẩn bị, cạo rửa, vận chuyển VL trong fạm vi 30m, pha sơn và sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy khi e sản xuất hệ thống vì kèo dàn mái thì công tác sơn có được tính thêm công việc là: Tẩy rỉ kết cấu thép trước khi sơn không (AL.11111)? Bởi vì theo e biết thì mã AK.83000 đã bao gồm công tác cạo rửa

  • #5

Nhân tiện đây cho e hỏi thêm 1 câu nữa:
1. Công tác sơn (AK.83000) Thành phần công việc: Chuẩn bị, cạo rửa, vận chuyển VL trong fạm vi 30m, pha sơn và sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy khi e sản xuất hệ thống vì kèo dàn mái thì công tác sơn có được tính thêm công việc là: Tẩy rỉ kết cấu thép trước khi sơn không (AL.11111)? Bởi vì theo e biết thì mã AK.83000 đã bao gồm công tác cạo rửa

Chào bạn!

Đối với công việc sản xuất lắp dựng vì kèo mái thì trong công tác sơn AK.83000 đã tính cho bạn việc cạo rửa bằng thủ công bề mặt của thép vì kèo. Vì thế bạn không được áp dụng công tác tẩy rỉ kết cấu thép nữa (AL.11111). Đối với công tác này là tẩy rỉ những kết cấu thép đã bị rỉ bằng cách phun cát lên về mặt tẩy đi lớp rỉ này trước khi sơn.

Mặt khác khi thực hiện công tác lắp dựng vì kèo mái mà sử dụng thép rỉ (phải dùng AL.11111) thì chết )

Thân chào và chúc bạn thành công!

Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận (P2)

QCVN 18:2021/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG

2.1  Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận

2.1.2  Đường tạm và đường tiếp cận nơi làm việc

2.1.2.1  Đường tạm trong công trường phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan và có các biện pháp ĐBAT giao thông.

2.1.2.2  Đường tiếp cận nơi làm việc phải đảm bảo vững chắc, an toàn và có đầy đủ các biển báo, hướng dẫn sử dụng kèm theo.

2.1.3  Đảm bảo vệ sinh, môi trường và sức khỏe

2.1.3.1  Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, y tế và bảo vệ môi trường.

2.1.3.2  Người sử dụng lao động phải lập chương trình, kế hoạch, biện pháp và thực hiện thường xuyên công việc đảm bảo vệ sinh, môi trường trên công trường và khu vực lân cận bên ngoài công trường, trong đó bao gồm các nội dung sau:

a) Bố trí kho, bãi phù hợp cho vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm và các loại máy, thiết bị thi công;

b) Thực hiện thường xuyên công việc dọn dẹp chất thải, phế liệu trên công trường;

c) Chỗ để vật liệu rời chưa sử dụng phải được bố trí hợp lý để không làm ảnh hưởng đến công việc thi công, giao thông trong công trường và khu vực lân cận ngoài công trường;

d) Khi nơi làm việc và đường tiếp cận nơi làm việc bị trơn trượt do dầu máy hoặc nguyên nhân khác thì phải được làm sạch hoặc rải vật liệu chống trơn trượt phù hợp như cát, mùn cưa hoặc vật liệu phù hợp khác;

đ) Thực hiện thu gom nước thải, chất thải rắn trên công trường và xử lý nước thải, vận chuyển chất thải rắn ra khỏi công trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Thực hiện che chắn hoặc các biện pháp hiệu quả khác để hạn chế: Phát tán khí thải, tiếng ồn, độ rung và các tác động khác để không bị vượt quá các giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

CHÚ THÍCH: Giới hạn cho phép về chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.

2.1.3.3  Tại công trường, người sử dụng lao động phải ban hành các quy định để ĐBAT cho người lao động, bao gồm nhưng không giới hạn các quy định sau:

a) Quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường;

b) Quy định các trường hợp phải dừng công việc khi xuất hiện thiên tai hoặc thời tiết nguy hiểm (xem yêu cầu chi tiết tại 2.1.11);

c) Quy định về sử dụng, lưu trữ, bảo trì các PTBVCN (xem yêu cầu chi tiết tại 2.19);

d) Quy định về thời gian và điều kiện sức khỏe để làm việc đối với người lao động khi thực hiện các công việc đặc thù như: Làm việc ban đêm; vận hành máy, thiết bị thi công; làm việc trên cao, trên mái dốc, dưới tầng ngầm hoặc trong hầm, trong môi trường độc hại, khí nén, tiếng ồn lớn, trong không gian hạn chế khác; sử dụng chất nổ; làm việc trên mặt nước (hoặc gần nước), dưới nước và làm việc trong khu vực có yếu tố có hại khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và y tế;

đ) Quy định về sử dụng, vận hành đối với máy, thiết bị thi công;

e) Quy định về sử dụng hoặc thao tác đối với máy, thiết bị cầm tay;

g) Quy định về sử dụng, thao tác (xử lý) đối với các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, chất, hóa chất trên công trường.

2.1.3.4  Người lao động trên công trường phải tuân thủ các quy định do người sử dụng lao động ban hành nêu tại 2.1.3.3.

2.1.4  Phòng ngừa vật rơi

2.1.4.1  Kiểm soát an toàn đối với các vùng nguy hiểm có thể có vật rơi, đổ nêu tại điểm h của 2.1.1.3, điểm b của 2.1.1.4 phải thực hiện theo quy định tại 2.1.1.2.

CHÚ THÍCH: Xem các quy định liên quan đến vùng nguy hiểm và biện pháp ĐBAT trước nguy cơ các vật bị rơi, đổ tại 2.2 đến 2.15 của quy chuẩn này.

2.1.5  Ngăn ngừa người bị rơi, ngã

2.1.5.1  Phải lắp đặt lan can an toàn và tấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.

2.1.5.2  Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:

a) Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;

b) Người lao động phải sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh.

CHÚ THÍCH: Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.

2.1.6  Ngăn ngừa sụp đổ công trình

2.1.6.1  Trước khi tiếp tục xây dựng công trình sau thời gian ngừng thi công hoặc thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình hiện hữu, phải thực hiện rà soát và có các biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, bao gồm:

a) Khảo sát, đánh giá an toàn kết cấu (đánh giá KNCL) của bộ phận công trình, công trình. Nếu kết quả đánh giá an toàn kết cấu cho thấy có nguy cơ sụp đổ thì phải thực hiện công việc chống đỡ tạm theo quy định tại 2.3;

CHÚ THÍCH 1: Đối với công trình được tiếp tục thi công sau khoảng thời gian ngừng thi công, chủ đầu tư, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), nhà thầu thiết kế và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đánh giá an toàn kết cấu đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu, phần công trình đã hoàn thành của công trình. Căn cứ đánh giá dựa trên quan sát hiện trạng kết cấu, các tài liệu và hồ sơ quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu, hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế và các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm khác của phần công trình đã thi công.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các công trình hiện hữu, công việc đánh giá an toàn kết cấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) và các quy định có liên quan trong quy chuẩn này.

b) Xác định vùng nguy hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ĐBAT theo quy định tại 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)