Cơ thể như thế nào khi có quá nhiều đường năm 2024

Có thể các bạn chưa biết, đường còn có hại cho sức khỏe của bạn hơn cả chất béo. Nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch, tiểu đường... Ở bài viết này chúng ta hãy cũng tìm hiểu khi sử dụng quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

1. Đường là gì?

Đường có vị ngọt, có sẵn trong thực phẩm hoặc tạo ra từ thực vật (mía đường, củ cải, thốt nốt…) rồi cho vào đồ ăn, thức uống. Đây là một carbohydrat (carbs) mà cơ thể hấp thụ để bổ sung năng lượng, ngoài ra không còn giá trị dinh dưỡng khác.

Có 2 loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm chưa qua chế biến: sữa, trái cây, rau, ngũ cốc… Đường tự nhiên phổ biến nhất là fructose trong trái cây, mật ong và lactose trong sữa hay các sản phẩm từ sữa.

Đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống hay đường thêm vào thức ăn khi nấu ăn tại nhà. Đường bổ sung có thể là đường tự nhiên (fructose) hay đường chế biến (sản xuất từ bắp).

Một người trung bình tiêu thụ khoảng 24 kilôgam đường mỗi năm hoặc 33,1 kilôgam (ở các nước phát triển). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị: người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% và khuyến khích giảm xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng cần thiết. Trung bình 1 gam đường chứa 4 calo. Theo chế độ ăn hiện nay là 2.000 calo/ngày tương đương 500 gam đường. Như vậy, cần cắt giảm lượng đường xuống khoảng 50 gam (12 muỗng cà phê đường) đến 25 gam đường.

Cơ thể như thế nào khi có quá nhiều đường năm 2024

2. Sử dụng quá nhiều đường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

✅ Làm tăng cân không kiểm soát và dẫn đến bệnh béo phì

Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng sẽ cung cấp nhiều calo. Trong khi đó, nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì lại chính là do tiêu thụ quá nhiều calo. Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn quá nhiều đường vào cơ thể là làm tăng cân. Với rất nhiều đồ uống có đường và các sản phẩm khác, con người (đặc biệt là trẻ em) rất dễ bị chứng béo phì.

Theo một nghiên cứu, lượng thức uống nhiều đường có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Thực tế, lượng calo trong chất ngọt này ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, đường cũng có khả năng tăng ghrelin – hormone gây cảm giác đói. Vì vậy, bạn sẽ ăn nhiều hơn, chủ yếu là thực phẩm giàu carbohydrate dẫn đến sự tích tụ chất béo trong bụng. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

✅ Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim – nguyên nhân của ⅓ tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Tiêu thụ nhiều đường gây béo phì, tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các vấn đề về tim (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…).

Trên thực tế, đường có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.

Xem thêm: Những thói quen dinh dưỡng nào gây hại cho hệ xương khớp?

✅ Ăn nhiều đường cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi nhiều mụn

Ăn nhiều carbs tinh chế (đồ uống có đường, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, mì ống, đồ ngọt, ngũ cốc ăn sáng) làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (món ăn chế biến sẵn, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật…) làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (bột yến mạch, bắp, củ từ, đậu Hà lan, cà rốt…). Khi đường huyết tăng, insulin tăng đột biến để đưa glucose vào tế bào. Sự gia tăng insulin dẫn đến tăng tiết androgen nên cơ thể sản xuất nhiều dầu, gây tình trạng viêm. Đây là các yếu tố thuận lợi để phát triển mụn trứng cá.

✅ Ăn quá nhiều đường cũng không tốt cho não bộ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ) cho biết: cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng axit béo (omega-3) có thể chống lại sự ảnh hưởng này. Axit béo có trong cá hồi, quả óc chó... có thể bù đắp một số tác động tiêu cực của đường đối với não.

Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt... Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường gây nên các bệnh ung thư. Đường còn gây ra tình trạng tăng glucôza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng thiếu chất crôm.

✅ Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2

Bệnh đái tháo đường gây tử vong và giảm tuổi thọ hàng đầu trên thế giới. Năm 2021, thế giới có 537 triệu người bị đái tháo đường. Cứ mỗi 5 giây có 1 người bệnh đái tháo đường tử vong. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 3,5 triệu người bệnh, dự kiến tăng lên gần 6,3 triệu ca vào năm 2045. Dù chưa có nghiên cứu chứng minh ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. Theo đó, ăn thực phẩm chứa nhiều đường góp phần làm tăng cân, tăng chất béo, dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Thời điểm tập luyện tốt nhất cho người bị tiểu đường

Đồng thời, tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng kháng insulin (một loại hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu). Điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy người uống đồ uống có đường (nước ngọt, nước ép trái cây) trong 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người uống nước lọc.

✅ Ăn nhiều đường có thể làm thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da và tế bào

Ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến elastin và collagen, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra làn da mềm mại và mịn màng. Đường cũng có thể gây viêm da cơ thể, nếp nhăn, mụn và da lão hóa sớm.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đường dẫn tới lượng đường trong máu cao, có thể làm giảm các chất chống oxy hóa bảo vệ da. Điều này sẽ làm cho da bạn dễ bị tổn thương do ánh nắng, một lý do quan trọng khác gây ra lão hóa da.

Telomere – cấu trúc ở cuối nhiễm sắc thể, là các phân tử chứa một phần hoặc toàn bộ thông tin di truyền. Nó hoạt động như một chiếc mũ bảo vệ, ngăn các nhiễm sắc thể không bị hư hỏng hoặc hợp nhất với nhau. Khi trưởng thành, các telomere tự nhiên ngắn lại, khiến các tế bào già đi và hoạt động sai chức năng.

Mặc dù việc rút ngắn các telomere là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng một số lựa chọn lối sống nhất định có thể đẩy nhanh quá trình này. Trong đó, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường làm đẩy nhanh quá trình rút ngắn telomere, làm lão hóa tế bào.

✅ Ăn nhiều đường cũng rất có hại cho răng, làm tăng nguy cơ bị sâu răng cao

Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể thúc đẩy sâu răng. Bởi vì đường giúp “nuôi” những loại vi khuẩn sản sinh ra axit ăn mòn men răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc bệnh răng miệng. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.

✅ Ăn nhiều đường có thể gây ra stress và tăng khả năng bị trầm cảm

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung quá nhiều đường vào bữa ăn hàng ngày tác động đến tâm trạng, cảm xúc gây ra các vấn đề suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng…. thậm chí trầm cảm. Vì vậy, bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào.