Có thai bao lâu thì đau lưng

Có thai bao lâu thì đau lưng

Khi người phụ nữ mang thai thường tăng cân > 10 Kg, thậm chí có những người tăng > 20Kg. Việc tăng cân nhiều trong một thời gian ngắn như vậy đã tạo một gánh nặng cho cột sống và hai đầu gối, là những phần quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể.

2. Thay đổi trọng tâm:

Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.

3. Nội tiết tố thai kỳ:

Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.

4. Sự tách của cơ thẳng bụng:

Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.

5. Stress:

khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.

6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…

Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.

1. Luyện tập thể dục:

Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.

2. Nóng và lạnh:

Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Massage:

xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.

4. Tư thế đúng:

để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:

– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:

lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi

– Nâng đỡ bụng:

Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.

5. Tư thế ngủ:

khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.

Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.

Có thai bao lâu thì đau lưng

Leave a reply →

Đau lưng như thế nào là có thai? Nếu bạn bị đau lưng kèm theo các dấu hiệu như: buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, tăng nhiệt độ cơ thể,… thì rất có thể bạn đã mang thai rồi nhé! Cùng tìm hiểu kỹ biểu hiện qua bài viết dưới đây nhé!

“Dấu hiệu như thế nào là có thai?” là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang mong ngóng có con. Theo các chuyên gia sản khoa, triệu chứng đau lưng đúng là 1 trong những dấu hiệu có thai sớm. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bạn sẽ cảm thấy vùng thắt lưng mình bỗng xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sống lưng. Lý do là bởi dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung trong bụng. Do đó, đừng lơ là nghĩ rằng biểu hiện này do thời tiết, hoặc do mệt mỏi khi làm việc nhiều.

Tuy vậy, nếu chỉ nhận thấy riêng biểu hiện này thì chưa thể khẳng định được bất cứ điều gì. Nếu đau lưng đi kèm với những dấu hiệu dưới đây thì khả năng bạn có thai sẽ cao hơn.

Xem thêm: Đau lưng dưới gần mông và những điều cần chú ý

Biểu hiện đau lưng khi mới thụ thai như thế nào?

Chậm kinh

Chắc chắn dấu hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến khi mang bầu đó chính là chậm kinh. Mặc dù đây có thể là 1 dấu hiệu quan trọng trong thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến chậm kinh lại cũng có thể xuất phát từ việc tăng hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về nội tiết tố, căng thẳng, hay ngay cả khi bạn đang cho con bú cũng có thể bị tình trạng này.

Có thai bao lâu thì đau lưng

Dịch tiết âm đạo bất thường

Dịch tiết âm đạo (khí hư) vẫn ra thường xuyên vào mỗi giai đoạn chu kỳ hàng tháng. Nhưng khi phụ nữ mang thai, 1 chất dịch màu trắng loãng hoặc màu vàng nhạt nhầy nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn.

Nguyên nhân là do hormone tăng và lưu lượng máu chuyển đến âm đạo nhiều hơn gây ra hiện tượng tiết dịch. Dịch tiết này xảy ra thời kỳ mang thai với mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng ở cổ tử cung và làm mềm thành âm đạo. Nhưng nếu dịch tiết ra này có mùi, ngứa hay chuyển màu vàng lục và đặc hơn, hãy đến gặp bác sỹ ngay vì có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn.

Ra máu âm đạo

Ra máu rải rác, ít cảm giác, nhiều phụ nữ có kinh 2 lần trong 1 tháng. Hiện tượng này có cơ chế không giống như kinh nguyệt bình thường, mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.

Tăng nhiệt độ cơ thể

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng sau khi trứng rụng theo chu kỳ, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ hơi cao một chút. Và nó sẽ hạ xuống sau 1 hay 2 ngày khi kết thúc chu kỳ rụng trứng. Nhưng nếu nhiệt độ vẫn cao hơn thông thường kéo dài hơn 2 tuần, thì rất có thể bạn đã mang thai.

Đau đầu và buồn tiểu

Đi kèm với đau lưng, thì việc thay đổi nội tiết và lưu lượng máu trong quá trình mang thai có thể dẫn tới đau đầu. Ở 1 số phụ nữ, giai đoạn này cũng có thể gặp triệu chứng chuột rút. Và hầu như cảm giác buồn vệ sinh diễn ra thường xuyên do áp lực của tử cung lên bàng quang.

Chóng mặt

Mang thai khiến cho huyết áp giảm và mạch máu giãn ra. Vì thế phụ nữ dễ có cảm giác đầu nhẹ và chóng mặt. Nhưng hãy chú ý đến các triệu chứng bạn gặp phải. Nếu chóng mặt kèm với chảy máu âm đạo và cơn đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Hãy đến gặp bác sỹ ngay vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Buồn nôn

Buồn nôn hoặc nôn xuất hiện ở tuần thứ 2 - tuần thứ 8. Buổi sáng, khi dạ dày còn rỗng thì hiện tượng này tăng lên.

Ợ nóng

Hormone thay đổi và điều chỉnh mọi thứ trong cơ thể bạn khi mang thai. Thay đổi cả hoạt động, trạng thái của van dạ dày và thực quản. Khu vực này sẽ không thể kiểm soát axít như thông thường khiến cho bạn có thể gặp hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản, gây ra chứng ợ nóng và cảm giác nóng rát vùng ngực, thượng vị.

Cảm xúc thay đổi đột ngột khó hiểu

Cũng là do vấn đề hormone mà tâm trạng của bạn cũng biến đổi khó hiểu. Phụ nữ mang thai dễ khóc, tủi thân và dễ cảm động trước mọi vấn đề tình cảm. Tính khí trở nên bất thường khó kiểm soát. Nếu vậy, hãy hoài nghi bạn đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai.

Đau tức ngực

Bạn có thể có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormone thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến bộ ngực của bạn.

Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi thụ thai. Chiếc áo ngực bạn vẫn mặc trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường. Tuy nhiên, cảm giác đau ở ngực thường rõ ràng hơn khoảng bốn tuần sau khi thụ thai.

Bài liên quan: Đau lưng khi mang thai - Nguyên nhân và cách giảm đau

Nguyên nhân đau lưng khi mới cấn thai do đâu?

Mắc bệnh lý liên quan đến xương

Với những người đã mắc bệnh liên quan đến xương và cột sống như: rối loạn chức năng cổ tử cung, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chứng loãng xương,...thì có thể gặp các cơn đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vùng lưng, hông, cổ có thể ngay từ đầu hoặc trong suốt thai kỳ.

Tăng kích thích tố

Hormone được giải phóng trong thời kỳ mang thai làm nới rộng dây chằng vùng xương chậu, các khớp xương sẽ trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng 1 số cơ quan gần đó, và biểu hiện ra qua các cơn đau, nhức, mỏi lưng như chúng ta thường thấy.

Thay đổi trọng tâm của trọng lực

Một cách tự nhiên, trọng tâm của trọng lực tác động lên cơ thể sẽ dần dần di chuyển về phía trước, khi tử cung và bé trong bụng phát triển, khiến cho tư thế bà bầu thay đổi. Điều này dễ dẫn đến các cơn đau, mỏi lưng.

Tư thế đi đứng, vị trí nằm ngủ chưa đúng

Những yếu tố này có thể gây nên và làm trầm trọng hơn chứng đau, mỏi lưng không chỉ ở đầu hay cuối thai kỳ, mà trong suốt thai kỳ đối với nhiều chị em. Nhất là với những tư thế đi khom lưng, uốn cong, hoặc nằm ngủ ngửa mặt lên,...nên chị em cần hết sức lưu ý điều này.

Cân nặng ngày càng tăng

Đây là điều dễ hiểu. Khi thai nhi ngày càng phát triển, cơ thể mẹ sẽ phải "gánh" thêm cân nặng của bé trong bụng, làm tăng thêm trọng lượng gây áp lực lên lưng, dẫn đến mỏi, đau lưng.

Căng thẳng/ stress, lo âu trong thai kỳ

Stress thường tích lũy ở những vùng yếu của cơ thể, kết hợp với sự thay đổi ở vùng xương chậu, tạo nên những cơn đau lưng nhức nhối, căng thẳng mệt mỏi khi mang thai.

Mẹo dân gian giúp giảm đau lưng khi mới mang thai

Sử dụng lá ngải cứu

Lá ngải cứu rửa sạch, trộn đều với muối hạt. Rang nóng hỗn hợp khoảng 5 phút, bọc lại bằng khăn mỏng hoặc túi vải. Chườm vào chỗ bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ nên kiên trì 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Dùng rượu gừng

Gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với 2 ly rượu trắng để 3 ngày là có thể dùng được. Thoa rượu gừng vào mỗi tối ở những chỗ bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

Sử dụng lá ớt

Lá ớt rửa sạch, giã nát, rang nóng. Tiếp tục thêm rượu trắng rang khô. cho hỗn hợp này vào túi vải chườm lên phần lưng bị đau, thoa đi thoa lại nhiều lần làm liên tục chỉ trong 2 tuần sẽ bớt đau lưng.

Bên cạnh đó

Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất như: sắt, canxi...vừa tốt cho thai nhi lại vừa giúp mẹ tránh bị đau lưng.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế và nên thường xuyên vận động nhẹ như bơi lội, tập yoga, đi bộ. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

10 lý do chậm kinh gây đau lưng khiến chị em phải bất ngờ