Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lên sàn upcom năm 2024

Công ty TNHH MTV Cà phê Thuận An có mã chứng khoán là TAN. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 57.500 đồng/cổ phiếu.

Công ty TNHH MTV Cà phê Thuận An là doanh nghiệp nhà nước, trước đây thuộc Xí nghiệp liên hiệp Cà phê Đức Lập, trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp cà phê Đắk Lắk, được thành lập năm 1978.

Ngày 26/4 vừa qua, tại Sở GDCK Hà Nội, Công ty Cà phê Thuận An đã tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) hơn 1,3 triệu cổ phần, tương đương 83,26% vốn điều lệ sau cổ phần hóa của công ty với mức giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần nhưng đã được 4 nhà đầu tư cá nhân mua hết với giá đấu thành công bình quân 57.451 đồng/cổ phần.

Theo kết quả bán đấu giá cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hóa là hơn 16,1 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 5% vốn điều lệ.. Theo phương án đã được công bố tại bản công bố thông tin trước IPO, diện tích các lô đất thuộc quản lý của Cà phê Thuận An sẽ được phân loại sử dụng như: diện tích đất giữ lại tiếp thục thuê đất để tổ chức sản xuất là 293,307 ha...

Trong năm 2019, Cà phê Thắng Lợi lên kế hoạch doanh thu thuần đạt hơn 10,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 2,3 tỷ đồng và sẽ cố gắng chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% (dự kiến bằng tiền mặt).

Cũng trong ngày 10/6, 63.400 cổ phiếu Ban quản lý và Điều hành Bến xe tàu cũng chính thức được đưa vào giao dịch trên UPCoM. Ban quản lý và Điều hành Bến xe tàu có mã chứng khoán là BXT, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.5000 đồng/cổ phiếu.

Ban quản lý và Điều hành Bến xe tàu là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở Giao thông vận tải Hậu Giang, có chức năng quản lý và khai thác bến xe, bến tàu phà; được phép đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Tính đến thời điểm hiện tại ban quản lý, khai thác 04 bến xe và 03 Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe tại: Ngã Bảy, Vị Thanh, Châu Thành A.

Trước đó, ngày 26/4/2019, tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức bán đấu giá 2.012.470 cổ Ban quản lý và Điều hành Bến xe tàu mà UBND tỉnh Hậu Giang đang sở hữu. Kết quả có 63.400 cổ phần trúng giá và đã được thanh toán./.

Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thoái vốn tại 141 doanh nghiệp; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.

Chính phủ đặt mục tiêu thoái vốn tại 141 doanh nghiệp và cổ phần hoá 19 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có vốn nhà nước trong giai đoạn 2022 - 2025. Đây là kế hoạch vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký quyết định phê duyệt.

Bên cạnh đó, có 5 DNNN được thực hiện sắp xếp lại; 21 DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lên sàn upcom năm 2024

Nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ của VNPT trong giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: Minh Chiến

Quyết định của Chính phủ đã công bố danh sách duy trì các doanh nghiệp mà nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ trong giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ của: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1).

Bên cạnh đó, còn có một số doanh nghiệp khác như Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost); Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM); Nhà máy In tiền Quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Công ty TNHH một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc...

Chính phủ cũng phê duyệt 19 doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa, 5 doanh nghiệp được sắp xếp lại. Với quyết định này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nằm trong danh sách thực hiện cổ phần hóa, với tỉ lệ vốn Nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hóa là từ 65% trở lên.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lên sàn upcom năm 2024

Agribank nằm trong danh sách cổ phần hoá giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: Minh Chiến

Bên cạnh đó, thực hiện thoái vốn tại 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, trong đó, bán toàn bộ 90,45% tại CTCP Tư vấu đầu tư và Phát triển rau hoa quả; bán toàn bộ 49,04% vốn tại Tổng CTCP Sông Hồng; bán toàn bộ 38,58% vốn tại Tổng Công ty Viglacera – CTCP (mã VGC); bán toàn bộ 20,91% vốn tại CTCP Dịch vụ Truyền hình viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom); bán toàn bộ 70,05% vốn tại CTCP Truyền hình cáp Hà Nội; bán toàn bộ 65,21% vốn tại CTCP Điện tử Giảng Võ...

Giữ nguyên vốn góp nhà nước tại 126 doanh nghiệp. Trong đó, giữ nguyên 87% vốn tại CTCP Phim hoạt hình Việt Nam; 50% vốn tại Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV); 64,46% vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTG); 75,87% vốn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX); 95,4% vốn tại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) …

Chính phủ "chốt" 21 doanh nghiệp sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn năm 2022 đến năm 2025 gồm: Tập đoàn Bảo Việt - CTCP; vốn tại Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện; Tổng Công ty Phát triển phát thanh Truyền hình; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam....

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN tháng 11 và 11 tháng năm 2022, đến hết tháng 11-2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Ngoài ra, ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang (đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần năm 2021) thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỉ đồng.

Về tình hình thoái vốn, Bộ Tài chính cho biết trong 11 tháng năm 2022, ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại doanh nghiệp thu về 3.671,4 tỉ đồng. Riêng SCIC trong 11 tháng năm 2022 đã thực hiện bán vốn tại 21 doanh nghiệp với giá trị là 276,9 tỉ đồng, thu về 1.100 tỉ đồng.

Theo Bộ Tài chính, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.