Có những khí độc nào thải ra từ xe xăng năm 2024

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 65 triệu xe máy, riêng Hà Nội có khoảng 6 triệu chiếc; một phần không nhỏ trong số đó là xe máy cũ nát. Lượng khí thải độc hại từ xe máy là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có giải pháp khẩn cấp để giảm thiểu loại hình phương tiện này.

Một khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cũng chỉ ra rằng, trong 6 nguồn gây ô nhiễm không khí của Hà Nội thì xe máy và ô tô chiếm tới 70% lượng chất độc thải môi trường. Phần lớn lượng khói bụi độc hại phát thải ra môi trường không khí của thành phố bắt nguồn từ hàng triệu chiếc xe máy cũ nát đang ngày ngày lưu thông trên đường.

Bởi vậy, muốn giảm thiểu khí thải xe máy, biện pháp đầu tiên là phải tập trung xoá bỏ lượng xe cũ nát. Song song với đó rà soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với khí thải của xe máy.

Có những khí độc nào thải ra từ xe xăng năm 2024

Xe máy càng cũ càng xả nhiều khí độc hại do không đốt hết nhiên liệu trong quá trình vận hành.

Những năm qua, hàng loạt biện pháp hạn chế phát triển phương tiện cá nhân là xe máy được đưa ra song không thực hiện được. Biện pháp kiểm soát khí thải xe máy gần nhất được áp dụng là lập các điểm đo khí thải xe máy miễn phí, trợ giá cho người dân khi đổi xe máy cũ lấy xe máy mới… song đến nay chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Làm thế nào để kiểm soát được khí thải của xe máy? TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, chuyên gia về giao thông đô thị cho rằng việc đầu tiên là phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải xe máy, làm căn cứ cho việc loại bỏ xe cũ nát, kiểm soát các yếu tố kỹ thuật của xe còn niên hạn lưu hành. Trong khi số lượng xe ô tô chỉ chiếm khoảng 10% xe máy, việc kiểm định khí thải đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, thì xe mô tô 2 - 3 bánh lại vẫn bỏ ngỏ hoàn toàn công đoạn này.

Việc đo nồng độ khí thải của xe máy rất dễ để thực hiện nhưng ngưỡng chuẩn bao nhiêu là an toàn với môi trường, bao nhiêu là cần thay thế, loại bỏ thì chưa có quy định cụ thể. Vấn đề này đã được Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đề xuất lên Chính phủ, Bộ TN&MT từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Việc hạn chế, xóa bỏ xe cũ nát gây ô nhiễm môi trường vì thế vẫn dậm chân tại chỗ.

Khí thải xe máy gây hại cho mô phổi, phát triển thành ung thư

GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường - Trường Đại học Công nghiệp TPHCM cho biết, đối với xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu, sẽ không cháy hết mà xả thải vào không khí ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than rất độc hại.

Đặc biệt là ở những khu vực đèn xanh, đèn đỏ, khi xe đỗ dừng ở chế độ chạy cầm chừng thì đào thải ra một lượng khí thải rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện "quá đát" thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp 2 - 4 lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ.

Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe máy xâm nhập vào phổi, thậm chí vào máu của con người sẽ gây ra các vấn đề về mắt và hệ thống hô hấp. Những thành phần độc hại có trong khí thải xe máy có thể kể đến là carbon dioxide. Ngoài ra còn có các phần tử cực nhỏ là những thành phần lạ có trong khí thải xe máy, chúng sẽ gây hại mô phổi và phát triển một số dạng ung thư.

Các hợp chất hydrocarbons đa vòng gây tổn hại lên các tế bào da và hệ tự miễn của cơ thể. Đây là một trong những thành phần khí thải xe máy phổ biến nhất gây ra ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe con người.

Hiện rất nhiều xe máy không bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ngày càng lớn. Đáng nói, tình trạng xe máy cũ nát, thải khói đen kịt trên các tuyến đường trở thành nỗi ám ảnh.

Theo TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, về lâu dài để không xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải xem xét nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kiểm soát khí thải ô tô lên ngang bằng với các nước trên thế giới.

Đồng thời, kiểm soát khí thải bắt buộc đối với mô tô, xe máy; tập trung siết chặt việc kiểm tra, xử lý đối với ô tô cũ, xe buýt xả thải khói đen trên đường phố. Mặt khác phải đầu tư hạ tầng, điều tiết giao thông để hạn chế kẹt xe.

Các sở, ngành liên quan cần tuyên truyền khuyến khích người dân tắt máy xe khi chờ đèn đỏ hay lúc kẹt xe để tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.

TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, xu thế chung các nước trên thế giới là phát triển giao thông công cộng thật tốt, người dân sẽ tự động từ bỏ xe cá nhân. Đầu tư phát triển hệ thống xe buýt, tàu điện…, kết nối các điểm trung chuyển thật tốt là điều chính quyền thành phố Hà Nội và TP HCM phải làm sớm.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường và tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM), khí thải từ xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho TPHCM. Cụ thể, xe máy "đóng góp" 90% lượng CO, 65,4% NMVOC, 37,7% bụi và 29% NOx.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, hoạt động giao thông chiếm phát thải cao nhất tại TP.HCM, cụ thể hoạt động giao thông chiếm 99% trong tổng phát thải CO của toàn TPHCM, 97% NMVOC (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không chứa metan), 93% NOx (khí thải hình thành từ quá trình đốt khí Nitơ), 78% SO2 (lưu huỳnh điôxit), 46% bụi và 64% CH4 (metan). Xe gắn máy là phương tiện phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí nhiều nhất.