Cơ dép là gì

Cơ thể con người có khoảng 700 cơ vân (cơ xương), hàng tỷ tế bào cơ trơn và 01 cơ tim. Vậy cơ nào khỏe nhất trong số các cơ này?

Không dễ để có câu trả lời cho câu hỏi này vì có nhiều cách khác nhau để đo lường sức mạnh của cơ bắp, gồm có:

  • Sức mạnh tuyệt đối: lực tối đa
  • Sức mạnh động: chuyển động lặp đi lặp lại
  • Sức mạnh đàn hồi: lực tác động nhanh
  • Sức bền: chịu được sự mệt mỏi

Hầu hết mọi người đã biết hệ cơ bắp của con người gồm có ba loại đó là cơ xương (cơ vân), cơ trơn và cơ tim.

Cơ tim tạo nên thành tim và chịu trách nhiệm cho sự co bóp mạnh mẽ của tim. Các cơ trơn tạo nên các thành của ruột, tử cung, mạch máu và các cơ bên trong của mắt,... Cơ xương (cơ vân) được gắn vào xương và ở một số vùng da (cơ ở mặt chúng ta). Co thắt của cơ xương giúp cho chân tay và các bộ phận khác của cơ thể có thể di chuyển.

Cơ dép là gì

Vị trí của cơ vân trong cơ thể

Hầu hết các tài liệu đều nói rằng có hơn 650 cơ xương được đặt tên trên cơ thể con người. Cũng có một số tài liệu nói đến con số 840 cơ xương. Sự bất đồng này đến từ việc đếm các cơ trong một vị trí. Ví dụ như cơ bắp tay brachii là một cơ phức tạp có hai đầu và hai nguồn gốc khác nhau, tuy nhiên ở một phía chúng hợp lại thành một. Bạn có thể tính đây là một hoặc hai cơ?

Mặc dù hầu hết mọi người đều có cùng một hệ thống cơ bắp, tuy nhiên có một số thay đổi giữa người này với người kia. Nói chung, cơ trơn không được tính ở đây vì hầu hết các cơ này ở cấp độ tế bào và số lượng lên đến hàng tỷ. Về cơ tim, chúng ta chỉ có một mà thôi.

Các cơ bắp được đặt tên Latin theo vị trí, kích thước tương đối, hình dạng, hành động, nguồn gốc của cơ. Ví dụ như cơ flexic hallicis longus là cơ dài uốn cong ngón chân cái:

  • Flexor: chỉ một cơ uốn cong khớp (gấp)
  • Hallicis: ngón chân tuyệt vời
  • Longus: có nghĩa là dài.

Cơ dép là gì

Cơ dài uốn cong ngón chân cái (flexic hallicis longus)

Dưới đây là các cơ được coi là mạnh nhất trong cơ thể con người dựa trên các định nghĩa khác nhau về sức mạnh:

  • Cơ bắp bên ngoài của mắt: các cơ mắt liên tục di chuyển để điều chỉnh lại các vị trí của mắt. Khi đầu chuyển động, các cơ bên ngoài liên tục điều chỉnh vị trí của mắt để duy trì điểm nhìn cố định ổn định. Tuy nhiên các cơ bên ngoài của mắt có thể bị mỏi. Trong một giờ đọc sách, đôi mắt tạo ra gần 10.000 chuyển động phối hợp.
  • Cơ mông lớn: cơ mông lớn là cơ bắp lớn nhất trong cơ thể con người. Cơ lớn và mạnh mẽ vì nó đảm nhiệm nhiệm vụ giữ cho thân người trong tư thế đứng thẳng. Đây là cơ chống lại lực hấp dẫn, là cơ chính hỗ trợ cho việc đi lên cầu thang.
  • Cơ tim: là cơ bắp làm việc chăm chỉ nhất trong cơ thể con người. Nó bơm khoảng 71g máu ở mỗi nhịp đập. Hàng ngày trái tim của chúng ta bơm ít nhất 2.500 gallon (tương đương khoảng 9.450 lít) máu. Trái tim có khả năng đập hơn 3 tỷ lần trong cuộc đời của một người.

Cơ dép là gì

Cơ tim là cơ bắp làm việc chăm chỉ nhất trong cuộc đời mỗi người

  • Cơ hàm (masseter) là cơ mạnh nhất trong cơ thể con người dựa trên trọng lượng của nó. Với tất cả các cơ hàm hoạt động cùng nhau, nó có thể đóng răng lại với lực mạnh tới 55 pound (25kg) trên răng cửa hoặc 200 pound (90,7kg) trên răng hàm.
  • Cơ tử cung: cơ tử cung nằm ở vùng chậu dưới. Cơ tử cung được coi là mạnh mẽ vì chúng có thể co bóp để đẩy em bé ra ngoài qua âm đạo. Tuyến yên tiết ra hormone oxytocin để kích thích các cơn co thắt của tử cung.
  • Cơ dép: là cơ bắp có thể kéo với lực lớn nhất. Cơ dép nằm ở phía bên dưới cơ bắp chân. Phần bàn chân rất quan trọng để đi bộ, chạy và nhảy. Cơ dép được coi là một cơ bắp rất mạnh bởi cùng với cơ bắp chân nó chống lại lực hấp dẫn để giữ cho cơ thể đứng thẳng.
  • Cơ lưỡi: lưỡi được tạo thành từ các nhóm cơ và giống như trái tim, nó luôn hoạt động. Lưỡi giúp quá trình nhào trộn thức ăn trong miệng. Lưỡi vận động tham gia vào việc phát âm khi chúng ta nói. Ngay cả khi chúng ta ngủ, lưỡi vẫn hoạt động liên tục để đẩy nước bọt xuống cổ họng.

Thật khó để có thể nói cơ nào khỏe nhất trong cơ thể con người, bởi có nhiều cách khác nhau để đo lường sức mạnh của cơ bắp như sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh động, sức mạnh đàn hồi hay sức bền. Việc tập thể dục, tập gym có thể làm tăng cơ, giúp cho một nhóm cơ nào đó phát triển và mạnh hơn.

Nguồn tham khảo: loc.gov

XEM THÊM:

Cấu tạo xương bàn chân: Bàn chân có thể được chia thành ba vùng. Bàn chân sau (rearfoot) bao gồm xương sên và xương gót; bàn chân giữa (midfoot) bao gồm xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp; và bàn chân trước gồm các xương bàn ngón và các xương ngón chân.

Khớp: Hầu hết các vận động ở chân xảy ra tại ba khớp hoạt dịch: khớp cổ chân (talocrural), khớp dưới sên (subtalar) và khớp giữa cổ chân (midtarsal). Bàn chân di chuyển trong ba mặt phẳng hầu hết các vận động xảy ra trong chân sau.

  • Khớp cổ chân (talocrural) là một khớp bản lề một trục được tạo bởi xương chày và xương mác (khớp chày mác) và xương chày và xương sên (khớp chày sên). Khớp này là một khớp vững với xương chày và xương mác tạo thành một ổ sâu cho ròng rọc xương sên như một lỗ mộng. Phần trong của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá trong, phần ngoài của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong và bảo vệ các dây chằng bên ngoài của cổ chân và chống lại di lệch ra ngoài. Xương chày và xương mác vừa khít trên ròng rọc xương sên là một xương có phần trước rộng hơn phần sau. Sự khác nhau về độ rộng của xương sên cho phép một ít chuyển động dạng khép của bàn chân.

  • Khớp dưới sên (Subtalar Joint) hoặc sên-gót là khớp giữa xương sên và xương gót. Xương sên và xương gót là các xương chịu trọng lượng lớn của bàn chân và tạo thành bàn chân sau. Xương sên nối hai xương cẳng chân với bàn chân và được xem là viên đá đỉnh vòm của bàn chân. Xương gót mang lại một cánh tay đòn cho gân Achilles và phải đáp ứng được lực tải tác động lớn vào lúc đánh gót và các lực lượng cường độ lớn từ cơ bụng chân và cơ dép. Xương sên khớp với xương gót ở ba mặt, trước, sau và trong, với mặt lồi của xương sên khớp với mặt lõm xương gót. Có 5 dây chằng mạnh và ngắn nâng đỡ khớp dưới sên, hạn chế vận động của khớp này. Trục xoay của khớp dưới sên chạy xéo từ phía sau bên mặt lòng đến phía trước trong mặt mu xương sên. Trục xấp xỉ 42° ở mặt phẳng trán và 16° ở mặt phẳng ngang Vận động xảy ra theo ba mặt phẳng và được gọi là quay sấp và quay ngửa.

Quay sấp: xảy ra trong một hệ thống chuỗi mở với bàn chân hở mặt đất, bao gồm vặn ngoài (mặt phẳng trán) xương gót, dạng (mặt phẳng ngang), và gập mu bàn chân (mặt phẳng trước sau).

Quay ngửa: ngược với quay sấp, với gót vặn trong (mặt phẳng trán), khép (mặt phẳng ngang) và gập lòng (mặt phẳng trước sau) ở tư thế không chịu trọng lượng

Vặn trong và vặn ngoài của khớp dưới sên có thể đo được bằng góc tạo thành giữa cẳng chân và xương gót. Vặn trong khớp dưới sên có thể từ 20°đến 30°. Vặn trong sẽ giảm đáng kể ở những người bị thoái hóa khớp cổ chân. Vặn ngoài trung bình khoảng 4-5°. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp, vặn ngoài quá mức xương gót tạo nên biến dạng bàn chân sau vẹo ngoài.

  • Các khớp khác của bàn chân

Các khớp khác của bàn chân giữa là các khớp trượt với vận động trượt và xoay nhỏ. Bàn chân trước gồm các xương bàn ngón và xương ngón chân cùng với các khớp giữa chúng. Chức năng của bàn chân trước là duy trì vòm ngang giữa bàn chân, vòm dọc trong, và giữ  sự linh hoạt của xương bàn ngón thứ nhất. Mặt phẳng của bàn chân trước ở đầu xương bàn ngón được tạo bởi các xương bàn ngón thứ hai, thứ ba, và thứ tư. Mặt phẳng này vuông góc với trục dọc của gót chân trong sự chỉnh thẳng bàn chân trước bình thường. Đó là vị trí trung gian của bàn chân trước. Nếu mặt phẳng này bị nghiêng vào trong (mặt trong nâng lên) thì gọi là bàn chân trước ngửa hoặc varus, ngược lại nếu mặt phẳng nghiêng ra ngoài gọi là bàn chân trước sấp hoặc valgus. Nếu xương bàn ngón thứ nhất nằm dưới mặt phẳng của các xương bàn đốt kế cận, gọi là hàng đầu gập lòng, thường kết hợp với bàn chân hõm.

Khớp cổ- bàn ngón chân (tarsometatarsal): là các khớp trượt, cho phép chuyển động hạn chế giữa các xương chêm, xương hộp với các xương bàn ngón.

Các vận động khớp cổ-bàn ngón chân thay đổi hình dạng của vòm ngang bàn chân. Khi xương bàn ngón chân thứ nhất gập và dạng và xương bàn đốt thứ năm gập và khép, vòm sâu hơn hoặc tăng độ cong. Tương tự như vậy, nếu xương bàn ngón thứ nhất duỗi và khép và xương bàn ngón thứ năm duỗi và dạng, vòm bẹt xuống.

Gấp và duỗi ở các khớp cổ- bàn ngón chân cũng góp phần vào động tác vặn trong và vặn ngoài của bàn chân. Khớp giữa xương chêm đầu và xương bàn ngón thứ nhất vận động nhiều, cho phép xương bàn ngón thứ nhất chịu trọng lượng và tạo lực đẩy tới. Các khớp cổ- bàn ngón chân được làm vững bởi các dây chằng mu chân trong và ngoài.

Các khớp bàn –ngón chân (metatarsophalangeal) là khớp hai trục, cho phép gập duỗi và dạng khép. Những khớp này chịu tải trong giai đoạn đẩy tới của dáng đi sau nhấc gót chân và bắt đầu gấp lòng bàn chân, gấp các ngón chân. Duỗi ngón chân nhiều hơn ngón tay do đòi hỏi của giai đoạn đẩy tới của dáng đi.

Các khớp gian đốt ở bàn chân tương tự bàn tay, là khớp một trục cho phép gấp duỗi ngón chân. Các ngón chân ít chức năng hơn ngón tay bởi vì chúng thiếu một cấu trúc đối diện như ngón tay cái.

  • Các cung (vòm) của bàn chân

Các xương cổ chân và bàn ngón tạo nên ba vòm, hai vòm chạy theo chiều dọc và một vòm chạy ngang bàn chân. Cơ cấu này tạo nên một hệ thống hấp thụ sốc đàn hồi. Khi đứng, một nửa trọng lượng được chịu bởi gót chân và một nửa bởi các xương bàn ngón ở trước với một phần ba trọng lượng này là ở xương bàn ngón thứ nhất.

Vòm dọc bên ngoài được hình thành bởi xương gót, xương hộp, xương bàn ngón thứ tư và thứ năm. Vòm này tương đối bằng phẳng và ít di động. Bởi vì nó thấp hơn so vòm dọc trong, vòm ngoài có thể chạm đất và chịu một phần trọng lượng trong vận động, do đó đóng vai trò nâng đỡ trong bàn chân.

Vòm dọc trong chạy từ xương gót đến xương sên, ghe, chêm và ba xương bàn ngón đầu tiên. Nó linh hoạt và di động hơn so với vòm ngoài và đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lực sốc khi tiếp xúc với mặt đất. Mặc dù vòm dọc trong thay đổi khi vận động, nó thường không chạm đất, trừ khi một người có bàn chân phẳng chức năng. Vòm dọc trong được nâng đỡ bởi xương sên, dây chằng gót- sên, dây chằng dọc gan chân, và mạc gan chân (fascia plantar), một mạc xơ dày cày từ xương gót đến khớp bàn- ngón chân.

Vòm ngang được tạo bởi các xương cổ chân nêm vào và nền các xương bàn ngón. Các xương hoạt động như các thanh xà nâng đỡ vòm này, dẹt xuống khi chịu trọng lượng và có thể chịu ba đến bốn lần trọng lượng cơ thể.

Dựa vào chiều cao của vòm trong có thể chia làm bàn chân bình thường, hõm (vòm cao) và bẹt (bàn chân bằng). Bàn chân hõm có phần giữa bàn chân không chạm đất, có khả năng hấp thu lực kém. Ngược lại, bàn chân bẹt, thường tăng vận động, có mặt lòng bàn chân tiếp đất nhiều nhất và làm yếu mặt trong. Loại bàn chân này thường kết hợp với quay sấp quá mức suốt thì tựa của dáng đi.

Cơ góp phần quan trọng vào cấu tạo bàn chân con người: Có hai mươi ba cơ tác động lên cổ chân và bàn chân, 12 có nguồn gốc ngoài bàn chân và 11 bên trong bàn chân. Tất cả 12 cơ bắp bên ngoài, ngoại trừ cơ bụng chân, cơ dép, và cơ gan chân (plantaris), tác dụng lên cả các khớp dưới sên và khớp giữa bàn chân. Các cơ của  bàn chân đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu các tác động có cường độ rất cao. Chúng cũng tạo ra và hấp thụ năng lượng trong khi vận động. Các dây chằng và gân cơ lưu trữ một phần năng lượng cho sự trở lại sau đó. Ví dụ, gân Achilles có thể lưu trữ 37 jun (J) năng lượng đàn hồi, và các dây chằng của vòm chân có thể lưu trữ 17 J khi bàn chân hấp thụ các lực và trọng lượng cơ thể.

  • Cơ ở mu chân Chỉ có một cơ nhỏ ở mu chân, cơ duỗi các ngón chân ngắn (extensor digitorum brevis), và cơ này tương đối ít quan trọng. Nguyên uỷ: mặt trên và ngoài của phần trước xương gót, ở phía trước-trong mắt cá ngoài. Bám tận: cơ chia thành bốn bó đến bám vào nền đốt gần ngón cái và vào gân đi vào các ngón chân II, III và IV của cơ duỗi các ngón chân dài. Bó đi vào ngón chân cái được gọi là cơ duỗi ngón cái ngắn (extensor hallucis brevis). Động tác: hỗ trợ cơ duỗi ngón cái dài và cơ duỗi các ngón chân dài trong việc duỗi các ngón chân I - IV. 

  • Các cơ ở gan chân Có bốn lớp cơ ở gan chân. Các cơ này đã được biệt hoá để giúp giữ vững các vòm gan chân và làm cho con người đứng vững trên mặt đất hơn là để thực hiện các chức năng tinh tế như các cơ ở bàn tay. Lớp cơ nông (lớp thứ nhất) gồm ba cơ, tất cả đều đi từ phần sau cùa xương gót tới các ngón chân. Tính từ trong ra ngoài, ba cơ của lớp nông là: cơ giạng ngón cái, cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ giạng ngón út. Cả ba cơ này hợp thành một nhóm đóng vai trò giữ vững các vòm gan chân và duy trì độ lõm của gan chân. Lớp cơ giữa (lớp thứ hai) gồm hai cơ nội tại của gan chân là cơ vuông gan chân và các cơ giun. Lớp này còn có gân của cơ gấp các ngón chân dài và cơ áp ngón cái dài từ cẳng chân đi xuống. Gân cơ gấp các ngón chân dài bắt chéo mặt nông của gân cơ gấp ngón cái dài và là chỗ bám các cơ nội tại của gan chân.

  • Lớp cơ sâu (lớp thứ ba) bao gồm các cơ ngắn của ngón cái và ngón út nằm ở nửa trước gan chân: cơ gấp ngón cái ngắn, cơ khép ngón cái, cơ gấp ngón út ngắn. 

  • Lớp cư gian cót (lớp thứ tư) gồm ba cơ gian cốt gan chân và bốn cơ gian cốt mu chân. Chúng chiếm những khoảng nằm giữa các xương đốt bàn chân. 

  • Về chi phối thần kinh, cơ gan chân, cơ giang ngón cái. cơ gấp ngắn ngón cái và cơ giun I do thần kinh gan chân trong chi phối, tất cả các cơ còn lại do thần kinh gan chân ngoài chi phối.

Mạc (mạc sâu) của gan chân dày lên tạo cân gan chân (plantar aponeurosis). Cân gan chân có hình tam giác và chiếm vùng trung tâm của gan chân. Phần mạc phủ các cơ giạng của ngón cái và ngón thứ hai thì vẫn mỏng. Đỉnh của cân gan chân bám vào củ gót. Nền của cân gan chân chia ra ở ngang gốc các ngón chân thành 5 chẽ, mỗi chẽ lại tách đôi để bao quanh các gân gấp và cuối cùng hoà lẫn với bao sợi gân gập. Tư các bờ trong và ngoài của cân gan chân, nơi nó liên tiếp với mạc phủ các cơ giạng ngón cái và ngón út, có các vách sợi chạy lên vào gan chân và tham gia vào sự hình thành các ngăn mạc của gan chân.