Sản phẩm của cơ sở lưu trú du lịch là gì

Sản phẩm du lịch (tiếng Anh: Tourism Product) được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.

  • 28-01-2020Thu nhập thực tế (Real Income) là gì?
  • 28-01-2020Hàng hóa thứ cấp (Inferior Good) là gì? Ví dụ về hàng hóa thứ cấp
  • 28-01-2020Hàng hóa thông thường (Normal Good) là gì?
  • 28-01-2020Sai số ngoài chọn mẫu (Non-Sampling Error) là gì?
  • 28-01-2020Bỏ qua kích thước mẫu (Sample Size Neglect) là gì?

Sản phẩm của cơ sở lưu trú du lịch là gì

Hình minh hoạ (Nguồn: kinhtedothi)

Sản phẩm du lịch

Khái niệm

Sản phẩm du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Product.

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấo cho du khách hay nó bao gồm các hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch.

Phân loại

Bất kì sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp, do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng.

- Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách.

Ví dụ một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lái. Các nhà cung ứng có thể là khách sạn, có thể là nhà hàng, có thể là hãng vận chuyển…

- Sản phẩm tổng hợp: Là sản phẩm phải thoả mãn đồng thời một nhóm nhu cầu mong muốn của khách du lịch.

Chẳng hạn chương trình (tour) du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…

Đặc điểm

Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ, đó là:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó là một kinh nghiệp du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá.

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tổng quan Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, NXB Hà Nội, 2005)

Sản phẩm của cơ sở lưu trú du lịch là gì
Thu nhập thực tế (Real Income) là gì?

28-01-2020 Hàng hóa thứ cấp (Inferior Good) là gì? Ví dụ về hàng hóa thứ cấp

28-01-2020 Hàng hóa thông thường (Normal Good) là gì?

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Các loại cơ sở lưu trú du lịch

Ngày hỏi:02/08/2017

 Luật Du lịch 2017  Cơ sở lưu trú  Du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh. Gần đây tôi có quan tâm đến lĩnh vực du lịch. Qua tìm hiểu, tôi được biết, hiện nay, các cơ sở lưu trú du lịch hoạt động rất mạnh, tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành du lịch. Vậy, cụ thể thì có những loại cơ sở lưu trú du lịch nào theo quy định hiện hành? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập dành thời gian giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Ngọc Mẫn (0908****)

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

    Các loại cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017. Cụ thể bao gồm:

    1. Khách sạn.

    2. Biệt thự du lịch.

    3. Căn hộ du lịch.

    4. Tàu thủy lưu trú du lịch.

    5. Nhà nghỉ du lịch.

    6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

    7. Bãi cắm trại du lịch.

    8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

    Trong đó: Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm khách sạn thành phố (city hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn bên đường (motel).

    Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.

    Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.

    Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.

    Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

    Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

    Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

    Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.

    Để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu:

    - Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    - Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

    - Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các loại cơ sở lưu trú du lịch. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Du lịch 2017.

    Trân trọng!