Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ

Thần Châu-12: Trung Quốc đưa phi hành đoàn đầu tiên lên trạm vũ trụ mới

Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ
Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trung Quốc đã đưa ba phi hành gia lên quỹ đạo để bắt đầu làm việc tại trạm vũ trụ mới của nước này.

Nhiếp Hải Thắng, Lưu Bá Minh và Thang Hồng Ba sẽ dành ba tháng trên mô-đun Thiên Hà cách Trái đất khoảng 380km.

Đây sẽ là sứ mệnh không gian dài nhất của Trung Quốc cho đến nay và là chuyến bay đầu tiên sau gần 5 năm.

Trung Quốc phóng hợp phần đầu tiên của trạm vũ trụ mới

Trung Quốc cắm cờ trên Mặt trăng

Trung Quốc đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng

'TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông'

Tàu Thần Châu-12 đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ bãi phóng Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi vào lúc 09:22 giờ Bắc Kinh (01:22 GMT).

Vụ phóng và sứ mệnh tiếp sau đó là một minh chứng khác cho thấy sự tự tin và năng lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian.

Trong sáu tháng qua, quốc gia này đã đưa các mẫu đất đá từ bề mặt Mặt trăng về Trái đất, và đưa một robot sáu bánh lên sao Hỏa - cả hai đều là những nỗ lực rất phức tạp và đầy thử thách.

Phi hành đoàn sẽ làm gì trong không gian?

Mục tiêu chính của chỉ huy Nhiếp Hải Thắng và nhóm của ông trong sứ mệnh Thần Châu-12 là đưa mô-đun Thiên Hà nặng 22,5 tấn vào hoạt động.

"Tôi có rất nhiều kỳ vọng," ông Nhiếp nói trước buổi phóng.

Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ
Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Thang Hồng Ba (trái), Nhiếp Hải Thắng (giữa) và Lưu Bá Minh (phải) nói chuyện với các phóng viên vào thứ Tư từ phía sau kính - một biện pháp kiểm dịch trước chuyến bay

"Chúng tôi cần thiết lập ngôi nhà mới của mình trong không gian và thử nghiệm một loạt công nghệ mới. Vì vậy, sứ mệnh này rất khó khăn và đầy thử thách."

"Tôi tin rằng với việc hợp tác chặt chẽ với nhau, thực hiện các thao tác kỹ lưỡng và chính xác, chúng tôi có thể vượt qua những thách thức của mình. Chúng tôi có niềm tin để hoàn thành nhiệm vụ."

Mô-đun hình trụ Thiên Hà dài 16,6m, rộng 4,2m đã được phóng lên vũ trụ vào tháng Tư.

Chúng ta biết gì về các phi hành gia?

Giới chức Trung Quốc giữ kín danh tính của các phi hành gia Thần Châu-12 cho đến cuộc họp báo hôm thứ Tư.

Nhiếp Hải Thắng, 56 tuổi, được cho là phi hành gia lớn tuổi nhất của Trung Quốc trong không gian.

Ông đã có kinh nghiệm từ hai chuyến bay trước đó, bao gồm chuyến thăm 15 ngày năm 2013 tới trạm Thiên Cung-1.

Các đồng đội của ông, Lưu Bá Minh (54 tuổi) và Thang Hồng Ba (45 tuổi), cũng xuất thân từ lực lượng không quân. Kinh nghiệm trước đó của ông Lưu là trong sứ mệnh Thần Châu-7 vào năm 2008 - khi đó ông tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc.

Ông Thang là tân binh trong dịp này, chưa từng đi vào quỹ đạo.

Thực phẩm, nhiên liệu và thiết bị mà bộ ba cần trong thời gian họ ở trên trạm Thiên Hà đã được vận chuyển bằng một người máy vào tháng trước.

Người máy vận chuyển hàng hóa này vẫn còn ở đó, và những phi hành gia sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của họ là mở gói đồ tiếp tế ngay khi họ đã ổn định.

Tham vọng không gian của Trung Quốc là gì?

Trong những năm gần đây, Trung Quốc không giấu giếm tham vọng không gian của mình.

Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ
Có bao nhiều nước đã đưa được người vào vũ trụ

Nước này đã rót kinh phí đáng kể vào các nỗ lực không gian của mình và vào năm 2019 đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa một tàu thám hiểm không người lái đáp xuống vùng tối của Mặt trăng.

Nhưng Trung Quốc đã phải một mình thực hiện việc phát triển một trạm vũ trụ, một phần vì nước này bị loại khỏi dự án Trạm vũ trụ quốc tế.

Mỹ, quốc gia dẫn đầu dự án này (với Nga, châu Âu, Canada và Nhật Bản) sẽ không hợp tác với Trung Quốc trên quỹ đạo.

Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng mở trạm cho nước ngoài tham gia.

Điều này có thể có nghĩa là Trung Quốc sẽ đăng cai tổ chức các thí nghiệm khoa học, nhưng cũng có thể sẽ liên quan đến chuyến thăm của các công dân không mang quốc tịch Trung Quốc.

Nga, nước từng chia sẻ công nghệ với Trung Quốc trong quá khứ, trước đây từng đề cập đến khả năng gửi các phi hành gia của họ.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư để giới thiệu phi hành đoàn Thần Châu -12, Quý Khởi Minh, trợ lý giám đốc cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc, nói: "Chúng tôi hoan nghênh hợp tác trong vấn đề này nói chung."

Ông nói thêm: "Người ta tin rằng, trong tương lai gần, sau khi trạm vũ trụ Trung Quốc hoàn thành, chúng ta sẽ thấy các phi hành gia Trung Quốc và nước ngoài bay và làm việc cùng nhau."

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng ủng hộ các nỗ lực không gian của đất nước.