Chuyện đề phong cách nghệ thuật

“Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lý, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người” (Nguyễn Minh Châu)

Chuyện đề phong cách nghệ thuật

Nam Cao, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam, người đã viết vào nền văn học ta những dấu ấn không thể xóa mờ. Tồn tại ngay trong lớp bụi mờ của thời gian đang phủ lên dòng chảy văn học. Các tác phẩm của Nam Cao, trở thành huyền thoại với tất cả những ai yêu văn chương, có những hình tượng câu chuyện đã trở thành kinh điển, ăn sâu vào nếp sống nếp nghĩ của người dân. Nam cao có phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo, tạo ra được tiếng ca riêng biệt giữa một rừng cây ngút ngàn.

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao trước năm 1945

* Ám ảnh về cái đói, cái ăn, và những tấn bi kịch của con người

Truyện ngắn của Nam Cao là sự phức hợp giữa bi và hài, trữ tình và triết lí mà cán cân nghiêng hẳn về phần bi. Nam Cao hiểu đời rất rõ, ngôn từ của ông được chắt ra từ những phận đời bần cùng nhất trong xã hội. Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trong giai đoạn cuối. Ông được coi là người đã đặt những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật.

Dầu không phải là nhà cách tân truyện ngắn, chỉ là người bồi đắp cho thể loại này, nhưng sự bồi đắp ấy phong phú đến nỗi, cho đến ông, truyện ngắn giàu có thêm rất nhiều về cách thăm dò những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó. Nhà văn Nam Cao ám ảnh đến cực độ với sự tha hóa trong bản chất của con người. Ông đẩy bản thân nhân vật vào tận cùng của sự bi kịch, của sự tha hóa không chút lưỡng lữ. Đó có thể là bi kịch lương thiện như Chí Phèo, con người sinh ra với số 0 tròn trĩnh, chết ngay trước cửa của sự lương thiện, người ta phải chết chỉ vì muốn làm người. Đó có thể là bi kịch được tạo nên bởi cái đói, vì một bữa ăn, người ta sẵn sàng đánh đổi cả danh dự nhân phẩm, và tính mạng. Hoặc của những người nghệ sĩ Hộ mang trong mình ước vọng cao đẹp, nhưng cơm áo ghì sát đất, ước mơ không cất nổi cánh mà tung bay.

Truyện ngắn của Nam Cao như những đợt sóng lớn cuốn phăng đi cái vẻ ngấm ngầm yên ả, giả tạo của một vùng làng quê yên bình. Truyện của Nam Cao có phần bế tắc. Mọi tác phẩm của ông trước năm 1945 đều rơi vào bi kịch không lối thoát. Các nhân vật sau khi chạm đến đỉnh điểm của bi kịch, hoặc chết để bảo vệ phần người còn sót lại, hoặc sống lay lắt với những ước mơ không thể thành hiện thực. Nam Cao tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo. Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù: Xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những cơn đói triền miên, những làng xóm tiêu điều xơ xác đến thảm hại, những số phận tàn lụi, sự tan tác rời rã của những mối quan hệ người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa nhân cách và đặc biệt là mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

* Quan điểm về nghệ thuật

Nam Cao là một nhà văn triết lý, ông luôn lồng ghép những quan điểm của mình vào trong những tác phẩm của mình, thể hiện rõ nhất ở “Đời thừa” và “Ánh trăng”

“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với quan điểm nghệ thuật này, dường như là sự tôn thờ, nên truyện ngắn của Nam tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Sẵn sàng cậy vào quyền thế của mình, Bá Biến chính là kẻ mà dồn đẩy một con người vốn có xuất phát điểm là lương thiện, chất phác như Chí Phèo đến chỗ cùng đường.

“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Với quan điểm nghệ thuật này, nhà văn luôn dành cho những con người nhỏ bé, bần cùng trong xã hội sự trân quý đặc biệt, dẫu cho họ đã bị tha hóa về nhân phẩm, nhưng ông vẫn luôn cố gắng phát hiện những vẻ đẹp nhỏ bé nhất ẩn sâu trong tâm hồn họ. Đây là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của Nam Cao.

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao sau năm 1945

Sau năm 1945, Nam Cao cũng như những nhà văn khác, nghe theo lời kêu gọi của cách mạng, sử dụng ngòi bút để chiến đấu, xoay đòn chế độ, Nam Cao cũng từ bỏ ám ảnh về cái đói, sự tha hóa để thực hiện sứ mạng mới của văn học, ca ngợi cuộc chiến anh hùng, và kêu gọi mọi người tham gia cách mạng. Được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “đôi mắt”. Tuy nhiên, chất triết lí vẫn không mất đi, nhà văn chú yếu nhiều vào điểm nhìn của xã hội, những mâu thuẫn giữa những kiểu người vẫn tri thức nhưng lại có cách nhìn trái nhau. Nhà văn tập trung vào lối sống thay vì bi kịch, những đối nghịch tồn tại ngay trong một tầng lớp. Tác phẩm cũng mở ra nhiều hướng đi và không còn bế tắc. Nam Cao vẫn thể hiện biệt tài của mình trong phân tích miêu tả tâm lý nhân vật. Nhìn chung, phong cách nghệ thuật của Nam Cao nghiêng về tính triết lý suy tưởng, đồng thời cũng không còn ghi rõ dấu ấn như trước 1945.

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể hiện được cái tôi, vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình dành cho những con người nhỏ bé.

Thảo Nguyên

Chuyên đề: 

PHONG CÁCH VĂN HỌC 

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN

Họ và tên: Nguyễn Văn Thiên  

Chuyện đề phong cách nghệ thuật

1. Khái niệm 

1.1. Phong cách văn học 

Phong cách nghệ thuật là tính độc đáo có ý nghĩa thấm mĩ của một hiện tượng văn học (nền văn học của một dân tộc, một thời đại văn học, một trào lưu văn học, sự nghiiệp sáng tác của tác giả…) Các yếu tố tạo nên phong cách văn học: hệ thống các hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật Phong cách văn học làm cho quá trình phát triển của văn học không phải là sự lặp lại nhàm chán mà là sự tiếp nối của những phát hiện nghệ thuật mới mẻ, giàu ý nghĩa. 

2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn 

Biểu hiện ở việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người thông qua những hình tượng nghệ thuật đôc đáo và những phương thức, phương tiện biểu hiện đặc thù, in đậm dấu ấn cá nhân. Ví dụ, Hoài Thanh nói về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu thời thơ mới: "Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón, một con người ân ái đa tình… ham yêu, biết yêu…" (Lời tựa tập Thơ thơ - 1938) Những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của tác giả: Yếu tố chủ quan (thế giới quan, tâm lí, cá tính sinh hoạt..), khách quan (tác giả chịu ảnh hưởng từ phong cách văn học của một dân tộc, thời đại, trào lưu, kiểu sáng tác Phong cách nghệ thuật của tác giả có sự thống nhất, lặp đi, lặp lại, có qui luật của các yếu tố nghệ thuật trong một loạt tác phẩm. 

3. Những biểu hiện của phong cách nghệ thuật 

- Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời - Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác. 

- Nét riêng trong lựa chọn đề tài, chủ đề, đối tượng miêu tả. - Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật. 3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân 

3.1. Tiểu sử và con người 

3.1.1. Tiểu sử 

Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nho học lâu đời. Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan đỗ tú tài khoa thi Hán học cuối cùng gọi là cụ Tú Lan (tức cụ Tú Hải Văn). Cụ Tú Lan vốn là một nhà nho tài hoa, tài tử có thái độ bất đắc trí với cái xã hội giao thời hết sức nhố nhăng. Tư tưởng và cá tính của cụ có ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật Nguyễn Tuân sau này. 

Nguyễn Tuân tuy quê ở xã Nhân Mục (thường gọi nôm na là Mọc) thôn Thượng Đình nay là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, nhưng ông ít khi ở quê mà thường sống với gia đình ở nhiều nơi như Khành Hòa, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa (vì cụ Tú Lan sau làm thơ toàn sứ). Năm 1929, học tại trường trung học ở Nam Định, Nguyễn Tuân tham gia cuộc bãi khóa phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam. Ông bị đuổi học và không được vào làm ở bất cứ một công sở nào lúc bấy giờ. Vốn là người ham du lịch, ông đã rủ một số bạn bè vượt biên sang Lào rồi sang Thái Lan. Tới Băng Cốc thì ông bị bắt đem về giam tại Thanh Hóa. Ra tù ông lại định đi tiếp một chuyến vào Nam bộ nhưng mới tới Vinh thì lại bị bắt và đưa về quản thúc ở Thanh Hóa. Ông rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần và lao vào cuộc sống chơi bời trụy lạc. 

Hết hạn bị quản thúc, ông ra Hà Nội và bắt đầu đi vào sự nghiệp văn chương. Đầu năm 1938, Nguyễn Tuân được một hãng phim Hồng Kông tuyển chọn vào làm diễn viên cho bộ phim “Cánh đồng ma”. Cái thú xê dịch của ông có điều kiện thực hiện. Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị chính quyền thực dân bắt giam lần nữa vì lý do đã giao du với những người hoạt động chính trị. 

Cuộc khởi nghĩa dành chính quyền tháng 8 năm 1945 và cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ như một cơn bão táp lớn đã cuốn theo hàng loạt van nghệ sĩ trong đó có Nguyễn Tuân. Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút xuất sắc của nền văn học mới. Nguyễn Tuân ra nhập Đảng cộng sản Đông Dương năm 1950. Ông giữ chức Tổng thư ký hội văn nghệ Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1958. Ông mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. 

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa bậc nhất trong đội ngũ các nhà văn Việt Nam hiện đại. Ông viết truyện ký, phê bình, hội họa, đóng phim, diễn kịch…. Ông là người am hiểu về nghệ thuật ngôn từ, thông thạo về âm ngạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh; sâu sắc về kiến thức địa lý, lịch sử, sinh học. Ông đã vận dụng tất cả vốn liếng đó đưa vào các trang văn. Có lẽ vì thế mà ông không chỉ là nhà văn lớn mà còn là nhà văn hóa lớn. Nguyễn Tuân được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. 

3.1.2. Con người 

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Nguyễn Tuân là một trí thức tiểu tư sản chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa tư sản phương tây, Nguyễn Tuân nhiều lần rơi vào tình trạng hoang mang bế tắc trước hoàn cảnh xã hội rối ren. Có lẽ vì thế mà con người Nguyễn Tuân đã thể hiện nhiều diễn biến khá phức tạp nhất là về tư tưởng nghệ thuật: “Một mặt ông tuyên bố tôn thờ quan điểm nghệ thuật thuần tuý không khuynh hướng, mặt khác lại tỏ ra không hề dửng dưng với thời cuộc và qua tác phẩm bộc lộ rõ thái độ yêu ghét rõ rệt theo đạo lý của một người yêu nước biết quý trọng “ thiên lương” và nhân cách con người. Một mặt muốn rút lui vào cái tôi cá nhân kiêu ngạo, kín mít, mặt khác lai hăm hở lao vào cuộc sống thực, khát khao tìm “ thực phẩm” cho tâm hồn mình ở cuộc đời rộng rãi luôn luôn biến đổi” (Nguyễn Đăng Mạnh – Văn học Việt Nam 1945 -1975 TII – NXB GD 1990) 

Sự phức tạp của Nguyễn Tuân chính là sự thể hiện con người bất hòa với môi trường xã hội xung quanh. Ông thể hiện sự bất hòa ấy bằng cách tầm thường hóa cái hiện tại, đề cao cái quá khứ (hoài niệm, hoài cổ). Nguyễn Tuân bộc lộ sự bế tắc của mình trước thực tại nhưng người đọc lại ghi nhận được tình cảm của ông đối với đất nước với dân tộc. Ông yêu truyền thống văn hóa, ngôn ngữ dân tộc chính là ông yêu nước. 

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, con người Nguyễn Tuân không còn đối lập với thực tại. Tình yêu quê hương đất nước của ông trước cách mạng tháng tám giờ đây được dịp bộc lộ trọn vẹn. Ông say sưa với mỗi bước đường cách mạng, ông đắm chìm trong mỗi miền đất mà ông đã qua, ông tìm cái mới giữa cuộc sống hiện tại mà ông được chứng kiến. Ông dùng văn chương để ngợi ca cách mạng, ngợi ca đất nước. 

Tóm lại, Nguyễn Tuân là một con người có ý thức đề cao cái tôi cá nhân độc đáo, có trách nhiệm đối với nghề nghiệp, có tình yêu đối với các di sản văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Ông là một nhà văn yêu nước, yêu cách mạng. 

3.2. Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân 

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam 1945 -1975 thì hạt nhân phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân “gói gọn trong một chữ ngông”. Cái “ngông” vừa có mầu sắc cổ điển vừa có màu sắc hiện đại. Cổ điển vì nó tiếp thu truyền thống bất đắc chí của các nhà Nho không gặp thời như Nguyễn Khuyễn, Tú Xương, Tản Đà và trực tiếp là ông thân sinh ra Nguyễn Tuân (cụ Tú lan). Hiện đại vì nó của Văn học phương tây. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 cái “ngông” của Nguyễn Tuân là những sự chống trả nền nếp, phép tắc, đạo lý xã hội đương thời, thích làm những cái “Trái đời” khác người. Điều này thể hiện rất rõ trong các sáng tác, các nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 năm 1945. 

Nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi “ngông”, Nguyễn Tuân đã đẩy những sở thích, những quan niệm của ông tới cực đoan, trở thành những nghịch lý, nghịch thuyết: từ lối sống đến sáng tác. Cái độc đáo này một mặt phản ảnh tâm lý cá nhân bế tắc nhưng mặt quan trọng hơn nó phản ánh cái khí tiết khắng khái của người trí thức yêu nước không chấp nhận chế độ thực dân phong kiến, muốn tách mình ra khỏi cái xã hội ấy. Các nhân vật trong “Vang bóng một thời”, “thiếu quê hương”, “Chiếc lư đồng mắt cua”,Nguyễn Tuân” là những ví dụ.

 Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, cái “Ngông” của Nguyễn Tuân không còn lý do để tồn tại vì cái “tôi” của ông không còn đối lập với xã hội. Ông nhìn cuộc đời đôn hậu hơn nhưng không phải đã mất đi cái khinh bạc. Sự kinh bạc ấy chỉ để ném vào mặt kẻ thù của dân tộc hay những thói tiêu cực trong xã hội. 

3.2.1. Chơi “ngông” không phải chỉ đơn thuần là làm khác người, khác đời. Làm khác đời, khác người mà không tài thì bị coi là gàn dở. Làm khác đời, khác người mà có tài thì có thể đặt mình lên trên thiên hạ và thiên hạ phải kính phục. Cái thú chơi “ngông” của Nguyễn Tuân là như vậy, Nguyễn Tuân có thể chơi “ngông” được trong văn chương nghệ thuật vì ông là một cây bút phóng túng, tài hoa, uyên bác. 

Cái phóng túng của Nguyễn Tuân thể hiện trước hết trong máu giang hồ xê dịch cuả ông. Ông thích đi vì đi để thay “thực đơn cho cảm giác”. Cảm giác dĩ nhiên là phải mới lạ, bất ngờ, mãnh liệt. Trong “một lá thư không gửi” Nguyễn Tuân đã viết “tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”. Cái phóng túng củaNguyễn Tuân có được bởi ông không bao giờ chấp nhận cái gì yên ổn, mực thước, khuân phép. Theo ông đã yêu thì phải mê đắm. đã ghét thì phải căm thù (Tóc chị Hoài, Những chiếc ấm đất, Hà nội ta đánh Mỹ giỏi…) Cuối cùng cái phóng túng trong nghệ thuật Nguyễn Tuân chính là ở thể tài. Ông viết tùy bút một văn thể mang tính chất tự do nhất, chủ quan nhất và khó nhất. Nhưng Nguyễn Tuân đã rất thành công ở thể tài này. Đọc tùy bút của ông có thể nhận thấy một số đặc điểm: có yếu tố truyện, mang tính chất ký và rất giàu tính trữ tình. Ví dụ Tùy bút Người lái đò sông Đà có pha lẫn chất kí tài hoa, phóng túng.

3.2.2 Nguyễn Tuân là nhà văn có “nhỡn quan duy mỹ”. Nhà văn của cái đẹp. Nguyễn Tuân có thói quen nhìn sự vật ở mặt mỹ thuật, cố tìm ra ở đấy những cái gì nên họa, nên thơ. Có lẽ vì thế mà ta không bị bất ngờ khi mà ông khám phá được vẻ đẹp văn hóa ở những cái tưởng như tầm thường nhất. Chẳng hạn như cái ăn, cái uống đều được xem xét khám phá từ góc độ nghệ thuật, góc độ văn hóa. 

Vốn là con người có “ nhỡn quan duy mỹ” nên các nhân vật mà Nguyễn Tuân xây dựng thường tập trung vào cái loại người tài hoa, tài tử. Từ những ông Nghè, ông Cử, ông Huấn Cao trong “Vang bóng một thời” ông Thông Phu, cô Đào Tâm trong “Chiếc lư đồng mắt cua”… đến ông lái đò trong “Người lái đò sông đà” anh bộ đội Tây Bắc… người nào cũng đẹp Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp. Cái đẹp của ông trước cách mạng tháng 8 năm 1945 là cái đẹp “hoài niệm”, “hoài cổ” nó đối lập với thực tại còn cái đẹp của ông sau Cách mạng tháng 8 hiện hình giữa đời thường và không đối lập với thực tại 

3.2.3. Ngôn từ Nguyễn Tuân thường sử dụng là thứ ngôn từ giàu chất tạo hình, gợi nhiều liên tưởng nhất. Đọc bât cứ tác phẩm nào của ông, người đọc không thể không dừng lại để ngẫm nghị rồi chợt reo lên một cách thú vị khi phát hiện ra ý tưởng của nhà văn muốn gửi gắm đằng sau mỗi câu chữ. Nhưng có lẽ sự uyên bác của Nguyễn Tuân còn là sự khám phá phát hiện ra những cái kỳ diệu ẩn chứa bên trong mỗi sự vật, hiện tượng,

chẳng hạn ông phát hiện ra lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục trong Chữ người tử tù, cách ngụy trang bằng hoa đào, đuổi đánh giặc trong rừng đào anh bộ đội Tây Bắc; cái đẹp của chữ, của chiếc lư đồng, của cây đào, của dòng sông đà… Những vấn đề mà Nguyễn Tuân khám phá và phát hiện ra thường là những cái đem lại cho người đọc nhiều bất ngờ. Chẳng hạn, như cái chất thiên lương ở “chốn đề lao” ; chất văn hóa truyền thống, lịch sử trong trà, giò lụa, phở… Sự uyên bác trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân chính là cái nhìn sự vật của ông bằng con mắt của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều ngành nghệ thuật khác nhau. Chẳng hạn trong tùy bút “Người lái đò sông đà” Nguyễn Tuân đã sử dụng kiến thức của âm nhạc, hội họa, lịch sử, địa lý, thể thao, quân sự, điện ảnh, kiến trúc, xây dựng… để miêu tả sự vật, hiện tượng.


Page 2