Chu kỳ ký hiệu là gì

Tần số là gì? Công thức tính tần số dựa theo những yếu tố nào. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về tần số là gì? nhé

Tần số (tiếng Anh là Frequency) có nghĩa là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian. Để tính tần số, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng và chia cho khoảng thời gian đã chọn. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tần số Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz là tần số lặp lại của hiện tượng đúng bằng 1 lần trong mỗi giây

Chu kỳ ký hiệu là gì
Tần số là gì?

Chu kì dao động là thời gian để vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Kí hiệu: T.

Mối quan hệ của chu kỳ và tần số:

Chu kì nghịch đảo với tần số dao động. Ta có thể tính chu chu kì từ tần số và ngược lại. T = 1/f,  f =1/T.

2. Các thông tin cơ bản về tần số

Các khái niệm liên quan

  • Hertz (Hz): là đơn vị đo tần số.
  • Chu kỳ: là một làn sóng hoàn chỉnh của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều
  • Luân phiên: là một nửa chu kỳ
  • Thời gian: là thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh của làn sóng
  • Tần số âm thanh: từ 15 Hz đến 20kHz (phạm vi tần số âm thanh tai người nghe được)
  • Tần số vô tuyến: từ 30 – 300 kHz
  • Tần số thấp: 300 kHz – 3 MHz
  • Tần số trung bình: 3-30 MHz
  • Tần số cao: 30-300 MHz

Tần số liên hệ với chu kỳ

Tần số được tính qua liên hệ với chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của hiện tượng. Tần số f bằng nghịch đảo chu kỳ T theo công thức là f= 1/T.

Tần số trong chuyển động sóng

Là số lần thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một thời gian nhất định. Bước sóng bằng chu kỳ nhân với vận tốc sóng, tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng = f = v / λ.

Tần số quét màn hình

Là các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử có dạng màn hình như tần số quét tivi, smartphone, laptop,… ở màn hình LCD hoặc màn hình LED.

Tần số âm thanh nghe được

Là một dạng năng lượng cảm nhận thông qua sóng lan truyền trong không gian, dẫn đến thích giác con người, con người có thể nghe được trong khoảng từ 20 – 20.000 Hz.

3. Công thức tính tần số

Dựa vào bước sóng

Khi có được bước sóng và vận tốc dao động của tần số, bạn có thể áp dụng theo công thức nhau sau f = V / λ

Trong đó:

V: vận tốc sóng

f: tần số

λ: bước sóng.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Khi tính bằng bước sóng bạn nên chú ý đơn vị đã được cho và đổi thành đơn vị m để dễ dàng tính toán hơn.

Dựa vào tần số sóng điện từ trong chân không

Đối với môi trường chân không, vận tốc sóng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Chúng khác với môi trường ngoài chân không. Công thức sẽ là

f = C/ λ

Trong đó:

λ: bước sóng.

C: vận tốc ánh sáng

f: tần số

Chu kỳ ký hiệu là gì

Dựa trên thời gian hoặc chu kỳ

Đối với công thức này thì thời gian và tần số là hai đại lượng chính cần thiết để hoàn thành một dao động sóng và tỉ lệ nghịch với nhau.

Công thức sẽ là: f= 1/T

Trong đó

f: tần số

T:  chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Dựa trên tần số góc

Công thức tần số khi biết tần số góc của một sóng là: f = ω/(2π)

Trong đó, ω là tần số góc, f là tần số chuẩn, π là hằng số pi, có giá trị khoảng 3,14.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tần số là gì? Để có thể áp dụng chúng vào trong đời sống thực tế nhé.

>>> Tham khảo: Technology là gì? bao gồm những gì?

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Những thông tin cơ bản nhất về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được MEDLATEC cung cấp qua bài viết dưới đây.

22/08/2020 | Vì sao niêm mạc tử cung dày - mỏng khác nhau theo chu kỳ kinh nguyệt
27/06/2020 | Giải đáp: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
05/06/2020 | Cách dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày tránh thai nhanh mà dễ

1. Bạn biết gì về chu kỳ kinh nguyệt?

chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn kể từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt:

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Có nhiều bạn nữ bị đau bụng dưới khi đến giai đoạn hành kinh

Giai đoạn nang trứng:

Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng. 

Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng:

Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Dựa vào hình bạn có thể xác định được thời gian hành kinh và thời gian rụng trứng trong chu kỳ

Giai đoạn hoàng thể:

Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Ngực bị sưng đau.

  • Tâm trạng bị thất thường.

  • Bị chướng bụng, đầy hơi.

  • Khó ngủ, mất ngủ.

  • Ham muốn tình dục bị thay đổi.

  • Thèm ăn.

3. Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.

  • Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

  • Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chu kỳ ký hiệu là gì

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp kiểm soát sức khỏe của chính mình

Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải những ứng dụng này về máy và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp.

Trong cuộc sống, có một số yếu tố làm rối loạn chu kỳ hành kinh như: căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 - 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này.