Chịu thương chịu khó có nghĩa là gì năm 2024

Ở xã Ðác Sắc, huyện Ðác Min, tỉnh Ðác Nông, ai cũng khâm phục ông Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3. Mọi người biết đến ông không phải vì chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã mà bởi những việc ông làm. Vào một chiều mưa, trong câu chuyện với tôi về Bác Hồ, ông tâm sự, đồng bào mình, ai cũng kính trọng Bác. Ðược sinh ra nơi quê hương của Bác, tôi càng thấy tự hào về Người. Vì thế điều gì Bác dặn là tôi cố gắng học và làm theo, như phải chịu thương, chịu khó, sống cho có tình, có nghĩa, v.v.

Năm 1996, từ Nghệ An, ông Tạo cùng vợ con vào lập nghiệp tại thôn Thổ Hoàng 3, xã Ðác Sắc. Ông nhớ lại: "Buổi đầu đến quê hương mới, gặp muôn vàn khó khăn, nhiều lúc tưởng không bám trụ được ở vùng đất đầy nắng và gió này. Nhưng cứ nghĩ, "vạn sự khởi đầu nan"; gian nan thì phải rèn luyện mới thành công, cho nên tôi quyết không lùi bước". Từ đó, ông mạnh dạn vay vốn của anh em, họ hàng đầu tư sản xuất. Ðất đai ở đây màu mỡ phù hợp với phát triển các loại cây công nghiệp, hoa màu, nhất là làm trang trại. Khi ấy, Ðảng, Nhà nước chủ trương khuyến khích nông dân phát triển kinh tế hộ... Ðể có kiến thức khoa học, kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hộ..., ông xin vào Hội Nông dân xã,... "Lúc đó, gia đình tôi chỉ có tám sào đất với 300 cây cà-phê. Tôi nuôi thêm từ 20 đến 30 con heo, 200 đến 500 con gà, 1.500 đến 3.000 con vịt mỗi năm... Nhờ tiết kiệm chi tiêu, năm 1999, gia đình mua 11 ha đất. Khi có đất, tôi xin vào học ở Trường Nông nghiệp T.Ư II tại TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. Nhờ đó, tôi biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cà-phê và phát triển trang trại trồng trọt, chăn nuôi theo phương thức "lấy ngắn nuôi dài" để giải quyết những khó khăn bước đầu...", ông Tạo chậm rãi kể.

Sau 18 năm lập nghiệp trên quê mới, gia đình ông đã có 7 ha cà-phê, mỗi năm thu hoạch từ 22 đến 25 tấn cà-phê nhân xô; 3 ha lúa nước hai vụ mỗi năm thu được từ 35 đến 40 tấn thóc; chăn nuôi đàn vịt từ 4.000 đến 5.000 con, mỗi năm xuất ra thị trường từ tám đến chín tấn vịt; nuôi một đàn dê 120 con và bảy con hươu... Ngoài ra, ông còn mở cửa hàng nông cơ, cơ sở sửa chữa xe máy, phục vụ nhân dân trong vùng... Vì thế, thu nhập của gia đình ông mỗi năm từ một đến 1,2 tỷ đồng sau khi đã trừ mọi khoản chi phí; được Hội Nông dân tỉnh công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm; được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ðác Sắc gần ba năm nay.

Truyền "lửa" làm giàu cho nông dân

Là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, bản thân ông thường trực tiếp cùng các chi hội, tổ hội xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả rồi nhân rộng trong hội viên. Tại các buổi sinh hoạt chi hội nông dân, ông kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với động viên nông dân tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống. Ông chia sẻ: "Ðể thu hút nông dân và tạo cho buổi sinh hoạt hội có ý nghĩa, tôi lồng ghép hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, cho nên bao giờ cũng thu hút đông đảo hội viên tham gia". Có nhiều hộ, ông đến tận nhà, ra tận ruộng hướng dẫn kỹ thuật tạo bồn, làm cành, chồi cho cây cà-phê; cách phòng trừ, phát hiện và điều trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật ghép, tạo giống mới... Những việc làm của ông không chỉ giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu mà qua đó nhiều người còn tự nguyện tham gia tổ chức hội.

Ðiều mà bà con nông dân trong vùng luôn tôn trọng và tin yêu ông đó là tấm lòng nhân ái luôn rộng mở. Những năm qua, gia đình ông giúp đỡ vốn cho hơn 200 lượt hộ mua đất rẫy, tư liệu sản xuất, chăn nuôi, nuôi con học hành... với số tiền hơn một tỷ đồng, không tính lãi. Nhiều hộ trong thôn, trong xã nhờ đó làm ăn hiệu quả, xóa được nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông còn hiến tặng xã Long Sơn, huyện Ðác Min 4.000 m2 đất trị giá 320 triệu đồng, làm đường giao thông và kênh dẫn nước; chuyển cho xã 9.000 m2 đất xây dựng trường THCS và trường mẫu giáo; ủng hộ thôn Ðức Hòa 12 triệu đồng, tu sửa đường giao thông nông thôn; phối hợp với thôn mai táng cho cụ Ðỗ Thị Hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi qua đời với chi phí hơn 20 triệu đồng...

Ðược biết, từ buổi gia đình còn khó khăn, ông đã nhận năm cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về làm con nuôi. Ðó là cháu Nguyễn Văn Sinh, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đến nay Sinh đã lập gia đình và được ông cho một cửa hàng kinh doanh nông sản ngay tại xã Ðác Sắc; cháu Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1992, đã học xong Ðại học Ngữ văn, hiện là giáo viên tại Trường THCS Phan Chu Trinh, huyện Ðác Min. Ba người con nuôi khác là Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Tường đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình và được ông cho đất, cho tiền xây dựng nhà kiên cố, cho nương rẫy để làm ăn...

Năm 2013, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Tỉnh ủy Ðác Nông tặng Bằng khen về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chịu thương chịu khó nghĩa là gì?

-Chịu thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt Nam ta cần cù, chẳng ngại khó khăn gian khổ. -Dám nghĩ dám làm: táo bạo, mạnh dạn có nhiều ý kiến và dám thực sáng kiến. - Muôn người như một: mọi người đoàn kết, thống nhất một lòng.

Chịu khó có nghĩa là gì?

Cố gắng, không quản ngại khó khăn, vất vả.

Dám nghĩ dám làm nói lên phẩm chất gì?

Dám nghĩ, dám làm là phẩm chất cao quý của con người, biểu hiện ở việc tự mình đưa ra quan điểm, chính kiến riêng một cách đúng đắn, dám đấu tranh bảo vệ quan điểm, không phụ thuộc, không ngại khó, ngại khổ để thực hiện những ước mơ, dự định đặt ra.