Chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu năm 2024

Theo tiêu chuẩn JIS H-8641 quy định tiêu chuẩn tối thiểu mạ kẽm nhúng nóng là HDZ35. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, độ dày mạ phải đạt 350g/㎡. Tuy nhiên, với ren M6 có bước ren nhỏ, mà vẫn mạ theo đúng tiêu chuẩn Jis quy định thì lớp mạ sẽ tích tụ ở rãnh ren, khiến đai ốc khó lắp vào được. Nếu loại bỏ kẽm thừa bằng máy ly tâm, thì có thể lắp ráp với đai ốc, nhưng lớp phủ kẽm sẽ trở nên mỏng hơn và không đạt được tiêu chuẩn tối thiểu.

2, Độ dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu μ Micromet?

Cần phải đo một số điểm bằng máy đo độ dày lớp mạ và tính giá trị trung bình, nhưng trong trường hợp 350 g/㎡ nó là khoảng 50 micron. 70 micron ở 490 g/㎡. Vì vậy giá trị của g/㎡ chia cho 7 là giá trị độ dày μ. Trọng lượng riêng của kẽm 7.133

Thông thường, độ dày mạ của mạ kẽm điện phân (Cr3+,Cr6+) là 5~8 μ hoặc từ 8~15 μ. Trong khi mạ nhúng nóng là 50~70μ nó rất dày. Do đó, đai ốc không thể được lắp vào như ban đầu, Vì vậy phải dùng Đai ốc Over tappe mới có thể lắp ráp được hoặc phải đi taro lại phần ren đai ốc (ko được khuyến khích vì ảnh hưởng đến lớp mạ)

3, Over tape là gì?

Mạ kẽm nhúng nóng có độ dày màng khoảng 50~70μ, gấp khoảng 10 lần so với mạ điện phân. Do đó nếu sử dụng đai ốc thường để lắp vào bu lông thì sẽ rất khó vào (ko vào được). Để giải quyết vấn đề này, Trước khi mạ phần rãnh ren sẽ được taro sâu hơn bình thường. Trước đây nếu không có vặn được vào thì, Tiện giảm đường kính ngoài bù lông để phù hợp với đai ốc, nhưng gần đây có nhiều loại taro nên hầu như việc gia công lại phần ren bu lông ko cần thiết nữa mà dùng mũi taro over tape để gia công đai ốc.

Thường Over tap sẽ được gia công như sau:

M6 gia công 0,4 mm to hơn. M8-M10 gia công 0,6 mm to hơn. M12 gia công 0,7 mm to hơn. M14-M27 gia công 0,8 mm to hơn. M30 trở lên gia công khoảng 1,0 mm to hơn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhà sản xuất mà kích thước có thể khác nhau khoảng 1mm. Tuy nhiên, kích thước càng lớn thì độ khít của Bulông càng lỏng

4, Dùng đai ốc Over tape nhưng vặn bị cứng ko vào?

Sử dụng đai ốc Over tape vặn bị cứng ko vào. Mặc dù được tính toán để lắp ráp dễ dàng những vẫn có thể phát sinh những vẫn đề sau : Do phần ren của bu lông có vết lõm hoặc đai ốc bị đọng mạ (tích tụ kẽm trong quá trình mạ kẽm nhúng nóng). Phần bu lông ngoài có thể ngăn ngừa các vết lõm và trầy xước bằng cách cách kiểm tra và loại bỏ, Nhưng phần ren trong đai ốc thì check sẽ khó khăn hơn .

Ví dụ: Trong quá trình taro ren phát sinh ra mạt ko rơi ra mà vẫn dính trong rãnh ren, quá trình mạ kẽm nhúng nóng được thực hiện với các phôi ko được sử lý, thì lớp mạ sẽ được phủ lên trên phôi sắt dẫn đến bị tắc ren ko vặn vào được .

Do đặc thù mạ nhúng nóng là Nhúng vào bể kẽm nóng chảy nên không giống như mạ điện phân có thế loại bỏ được 100% lỗi phát sinh, Mạ kém nhúng nóng vẫn phát sinh các lỗi xác xuất trên.

Hiện nay mạ kẽm nhúng nóng là cách làm gia tăng độ bền hiệu quả nhất cho các sản phẩm được làm từ kim loại, nó có thể là sắt, thép, nhôm, gang, v.v. Chúng ta thường sẽ thấy hình thức này xuất hiện phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy, chế biến các vật dụng cơ khí. Vậy bản chất thật sự của kẽm mạ nhúng nóng là gì? Nó bắt nguồn từ đâu? Và đem lại giá trị gì cho người sử dụng? Bên cạnh đó có những tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá chất lượng của hình thức mạ kẽm? Tất cả sẽ được giải quyết ở nội dung bên dưới.

Chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu năm 2024

Tìm hiểu về các tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng là gì?

Mạ kẽm nhúng nóng là một phương pháp bảo vệ vật phẩm bằng kim loại tránh khỏi những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của chúng. Quá trình đó được thực hiện bằng cách nhúng đồ vật bằng kim loại vào hồ kẽm đã được nung chảy dưới mức nhiệt khoảng 420 độ C. Khi đó bề mặt kim loại sẽ được phủ lên một lớp kẽm chắc chắn rất khó bong tróc, có thể kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm lên đến hàng chục năm.

Phương náp này bắt nguồn từ ý tưởng của một nhà hóa học người Pháp, qua quá trình nghiên cứu sâu về kỹ thuật thì ông nhận thấy rằng đây là cách làm tốt để bảo vệ bề mặt kim loại. Tuy nhiên đến khoảng gần 100 năm sau đó thì phương pháp này mới chính thức được một mà hóa học khác thực hiện thành công và được cấp bằng sáng chế. Chẳng lâu sau quy trình mạ kẽm nhúng nóng đã được lan rộng và sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sắt thép tại Anh và toàn thế giới.

Cho đến ngày nay xi mạ kẽm nhúng nóng là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu về lĩnh vực bảo vệ các chi tiết được làm từ kim loại, một kỹ thuật kéo dài vòng đời cho sản phẩm thép tốt nhất mà khó có phương pháp nào khác thực hiện được.

Chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu năm 2024

Ý tưởng dùng kẽm mạ để bảo vệ bề mặt kim loại được bắt nguồn từ nhà hóa học người Pháp

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

Không quá khó để có thể thực hiện mạ kẽm nhúng nóng, tuy nhiên để lớp kẽm có tính bền bỉ và khó bong tróc hơn thì cần phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ một số quy định khi xử lý chúng. Dưới đây là quy trình đạt chuẩn trong gia công mạ kẽm cơ khí.

Bước 1: Xử lý bề mặt vật dụng kim loại cần mạ kẽm

Đây là bước làm sạch bề mặt kim loại trước khi đưa vào mạ kẽm, các vật liệu sắt thép khi mới nhập về bề mặt của chúng thường bám đầu những bụi bẩn và bột sắt vụn, bên cạnh đó còn có một lớp dầu mỡ, đây chính là những nguyên nhân gây cho lớp kẽm rất dễ bong tróc dù chỉ va chạm nhẹ.

Chính vì vậy để làm tăng khả năng bám dính và gia tăng tính bền bỉ cho vật thể, chúng sẽ được thực hiện bằng một số cách cơ bản sau: Sử dụng máy phun cát nhám có áp suất lớn, khử bẩn dưới súng phun nước siêu áp, nhúng vào hóa chất để tẩy rửa hoặc có thể được vệ sinh bằng hình thức thủ công.

Bước 2: Nhúng trợ dung khử oxit

Oxit là một hợp chất hóa học, là một thành phần đã được hình thành trên bề mặt kim loại từ trước đó. Nếu không có giải pháp loại bỏ, về lâu dài bề mặt kim loại sẽ bị mục nát và tan rã do bị oxi hóa. Bên cạnh nếu thiếu bước khử oxit bằng nhúng trợ dung thì dù vật thể kim loại đã được mạ kẽm tuy nhiên chúng vẫn bị ăn mòn âm ỉ bên trong nó, khi đạt đến mức độ oxi hóa mạnh, lớp kẽm mạ sẽ bắt đầu bong tróc.

Hiện nay để gây ức chế tính ăn mòn kim loại của chất hóa học này có rất nhiều cách, tuy nhiên mang tính hiệu quả nhất và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là khử kim loại cần mạ kẽm qua dung dịch Axit Sunfuric loãng, khi đó lớp mạ kẽm sẽ bám chắc vào vật thể và tạo ra lớp bảo vệ chắc chắn và lâu bền qua năm tháng.

Bước 3: Sấy khô lần 1

Sau khi thực xong bước 2, sản phẩm sẽ được hong khô lần 1 (nó có thể hong khô ngoài trời hoặc trong phòng sấy khô chuyên dụng để sẵn sàng cho khâu mạ kẽm).

Bước 4: Nhúng kim loại vào hồ kẽm nóng chảy

Kim loại kẽm đã được nấu chảy dưới một nhiệt độ khá cao so với nhiệt độ nấu nước thông thường là 420 độ C. Sản phẩm kim loại của bạn sẽ được bao phủ ngay lập tức sau khi nhúng xuống hồ kẽm, chúng sẽ được bao bọc cả mặt trong lẫn mặt ngoài (nếu vật liệu là các loại sắt thép dạng hộp, ống). Bước nhúng này có thể được lặp đi lặp lại liên tục từ 2 – 5 lần và hơn thế nữa, nếu bạn mong muốn mức độ dày hơn của lớp kẽm.

Bước 5: Sấy khô lần 2

Sau khi nhúng xong, bề mặt sản phẩm giờ đây có nhiệt độ rất nóng và lớp kẽm chưa hoàn toàn bám chặt vào bề mặt kim loại, chính vì vậy chúng cần thời gian khoảng từ 2-5 tiếng để làm khô và chắc chắn đã tạo nên một mối liên kết bền vững giữa 2 kim loại kẽm và sắt.

Bước 6: Kiểm tra lại thành phẩm

Cuối cùng bạn chỉ cần rà soát và kiểm tra thật kỹ lại bề mặt của sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng như độ đồng đều, độ bóng, và độ dày hay chưa. Để từ đó giúp bạn có quyết định tiếp theo là nhập kho thành phẩm hoặc tiến hành mạ kẽm lại.

Chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu năm 2024

Quy trình 6 bước mạ kẽm nóng đạt chuẩn chất lượng

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mạ kẽm nhúng nóng

Trong quá trình mạ kẽm mỗi đơn vị mỗi khách hàng đều có những yêu cầu riêng biệt về các vật thể cần mạ kẽm, nó có thể là sắt ống, thép tấm cuộn, kim loại gang, vật liệu đen, .v.v. cùng với rất nhiều yếu tố khác, Chính vì vậy hiện nay có đến 5 tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng của mạ kẽm nhúng nóng.

Tiêu chuẩn BSI

Là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu dùng để đánh giá các sản phẩm công nghiệp trong đó có ngành kỹ thuật xử lý bề mặt kim loại. Nó được thành lập bởi viện tiêu chuẩn anh (BSI), chỉ sau một thế kỷ, tiêu chuẩn này đã được công nhận và có giá trị trên toàn thế giới. Khi các nhà sản xuất đạt được tiêu chuẩn này cũng là cơ hội to lớn để làm tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Dưới đây là một số tiêu chuẩn BSI nổi bật:

  • BS EN 10255:2004: Tiêu chuẩn kỹ thuật cho ống thép hàn.
  • BS 1387 - 1985: Tiêu chuẩn ống thép hàn.
  • BS 4504: Tiêu chuẩn mặt bích.
  • BS 21: Tiêu chuẩn ren.

Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM là bộ tiêu chuẩn được ban hành đầu tiên trên thế giới dùng để đo lường đánh giá cấp chứng nhận về các sản phẩm hàng hóa mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn này hoạt động và cấp chứng nhận cho 15 lĩnh vực trong đó có thép không gỉ. Dưới đây là một số tiêu chuẩn ngành thép không gỉ tiêu biểu:

  • A53 – A53/A53M-99b: Thép, ống thép nhúng nóng, tráng kẽm, hàn và đúc.
  • A742 – A742/A742M-98: Thép tấm, ống thép vỏ lượn sóng phủ polymer và mạ kim loại.
  • A790 – A790/A790M-99: Ống thép không gỉ đúc và hàn loại Ferritic và Austenitic.
  • A929 – A929/A929M-97: Thép tấm tráng kim loại bằng quy trình nhúng nóng đối với ống thép có vỏ lượn sóng.

Tiêu chuẩn ISO 9001

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng. Đối với quá trình mạ kẽm nhúng nóng, các tiêu chuẩn ISO 9001 hướng đến việc đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện theo các yêu cầu về chất lượng, bao gồm kiểm soát nguyên vật liệu, quy trình mạ, kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm cuối cùng. Hiện nay ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn JIS

JIS là từ viết tắt của Japanese Industrial Standards, là một tiêu chuẩn của Nhật Bản, đặt ra các quy tắc và yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm và dịch vụ. Đối với mạ kẽm nhúng nóng, tiêu chuẩn JIS nhấn mạnh việc kiểm soát độ dày lớp mạ, độ bền mạ và tính chất bảo vệ chống ăn mòn của lớp mạ kẽm. Một số tiêu chuẩn cơ bản của tiêu chuẩn JIS là:

  • JIS H8615 - Lớp phủ mạ crom bằng điện cho mục đích kỹ thuật.
  • JIS H8641 - Mạ kẽm nhúng nóng.
  • JIS H8642 - Lớp phủ nhôm nhúng nóng trên các sản phẩm sắt.

Tiêu chuẩn Việt Nam

Đây là tiêu chuẩn được sử dụng trong quốc gia Việt Nam để đánh giá chất lượng, an toàn và hiệu suất của các sản phẩm. Đối với mạ kẽm nhúng nóng, tiêu chuẩn Việt Nam nhấn mạnh đến việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, phương pháp mạ, đánh giá lớp mạ và các yêu cầu khác liên quan đến công nghệ mạ kẽm. Một số tiêu chuẩn Việt Nam cơ bản là:

  • TCVN 5408: 2007: tiêu chuẩn về mạ kẽm nhúng nóng trên kim loại gang và thép.
  • TCVN 7665: 2007: Đánh giá chất lượng lớp phủ trên về mặt kim loại (Khối lượng lớp phủ / đơn vị sản phẩm).

Ứng dụng của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng trong quản lý kho

Quản lý kho là một hoạt động quan trọng trong hành trình kinh doanh của một doanh nghiệp, một khâu quản lý tốt sẽ bắt nguồn từ tuân thủ các nguyên tắc vận hành và trang bị những thiết bị cơ sở vật chất để hỗ trợ quá trình quản lý diễn ra an toàn hơn và trơn tru hơn. Hiện nay có 2 thiết bị chủ lực góp mặt trong hầu hết mọi kho hàng đã áp dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng để làm tăng tính hiệu quả cho việc lưu trữ hàng hóa trong kho và vận chuyển. Dưới đây là một số ưu điểm mang lại.

\>>> Xem ngay: Pallet sắt mạ kẽm nhúng nóng thương hiệu Eurorack.

Chiều dày lớp mạ kẽm nhúng nóng là bao nhiêu năm 2024

Pallet mạ kẽm Eurorack giúp đạt tải trọng cao trong lưu kho hàng hóa, bền bỉ chống gỉ

Bảo vệ chống gỉ

Mạ kẽm nhúng nóng tạo ra một lớp mạ bảo vệ trên bề mặt sắt, giúp chống lại quá trình gỉ sét. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ các pallet sắt và giá kệ tránh khỏi sự ảnh hưởng của môi trường, nơi có độ ẩm ướt cao, đặc biệt là sử dụng ngoài trời và trong kho lạnh.

Tăng độ bền

Lớp kẽm mạ giúp khả năng chứa hàng có khối lượng nặng tốt hơn, giảm nhằm thiểu sự hư hỏng và thay thế do bị cong võng thậm chí là biến đổi cấu trúc bề mặt sản phẩm khi sử dụng trong thời gian dài, từ đó làm tăng độ bền hiệu quả cho các pallet sắt và giá kệ.

Tránh va đập

Trong quá trình lưu chuyển hàng hóa trong kho hoặc vận chuyển sẽ không tránh khỏi những lúc va chạm do sơ ý, vì lẽ nó gây ra những dấu hiệu bị trầy xước, móp méo khiến cho bề mặt của pallet hoặc giá đỡ nhanh chóng xuống cấp. Phương pháp mạ kẽm sẽ là giải pháp khắc phục vấn đề đó một cách hiệu quả nhờ được bao bọc bởi một lớp kẽm dày và rất chắc chắn.

Như vậy ngoài việc cung cấp cho bạn 5 tiêu chuẩn thông dụng dùng để đánh giá chất lượng của kỹ thuật mạ kẽm thì chúng tôi còn cung cấp cho bạn một số thông tin về nguồn gốc của phương pháp được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ đến thời nay. Mạ kẽm không chỉ phù hợp với những thiết bị cho lĩnh vực kho bãi mà còn phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực khác liên quan đến vấn đề bảo vệ cấu trúc bề mặt kim loại. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để nhận những bài viết hữu ích mới nhất bạn nhé.