Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu

Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam có hàng chục cuộc chiến tranh lớn, trong đó rất nhiều cuộc chiến mà nhân dân ta đã kết thúc bằng chiến dịch quân sự với những trận quyết chiến chiến lược vô cùng oanh liệt.

Trong thời hiện đại, chỉ tính từ 1945 đến 1975, nhân dân ta liên tiếp phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc lớn với 42 chiến dịch tiêu biểu, trong đó Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 26 - 30/4/1975) đóng vai trò kết thúc “cuộc chiến tranh” 30 năm giành độc lập, tự do của nhân dân ta.

Chiến dịch Hồ Chí Minh được hình thành và triển khai trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại trong cuốn hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Hội nghị Bộ Chính trị 31/3/1975 đã nhất trí nhận định ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn nguỵ sụp đổ và đánh giá từ cuộc họp ngày 31/3/1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt”.

Hồi tưởng của Đại tướng còn có thông tin: Lúc ấy Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ muốn học lại cách đề xuất của cựu Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 1954 khi nêu giải pháp duy nhất còn lại lúc này là ném bom nguyên tử, nhưng Tổng thống đương nhiệm của Mỹ sau vụ Watergate lại đang trong tình thế khó xử nên chỉ biết bỏ đi đánh golf suốt cả tuần”.

Trong khi đó, tài liệu Từ Toà Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter cho hay: Trong những ngày tàn của chiến tranh thực dân mới, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng khẩn cầu chữ ‘Tín’ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và đặc biệt khẩn cầu lương tâm của nước Mỹ, sau đó xoay sang thách đố ‘có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa’… Nhưng đáp lại cho số phận của Việt Nam Cộng hòa trong cơn hấp hối vẫn chỉ là lời hứa của Tổng thống Mỹ mà thôi.

Lúc này, Quân ủy Trung ương chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người từng cân nhắc chính xác 2 phương án trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - lần này có lựa chọn khác.

Ông viết trong hồi ký: “Giữa hai phương án cơ bản, một là bao vây dài ngày tạo điều kiện rồi dứt điểm, hai là tiến công táo bạo từ đầu, đánh nhanh, dứt điểm nhanh, thì nay nên chọn phương án 2, tức là làm thật nhanh, thật táo bạo, đồng thời có sự chuẩn bị trong điều kiện nào đó nếu cần thì chủ động chuyển sang phương án 1 cũng nhằm giành thắng lợi cuối cùng trong một thời gian ngắn. Với lực lượng sẵn có, cần hành động kịp thời để lợi dụng mọi thời cơ cụ thể do địch hoang mang và lúng túng đưa lại, tiến công liên tiếp, giành thắng lợi liên tiếp, làm đảo lộn mọi mưu đồ chấn chỉnh lực lượng hoặc tăng cường viện trợ của Mỹ”.

Như nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử, Chiến dịch Hồ Chí Minh phải đánh vào nơi địch phòng ngự mạnh nhất, giáng đòn quyết định cuối cùng vào ý chí của chúng. Do đó phải có sức mạnh đầy đủ và tập trung nhất, là tổng hợp sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị - tinh thần, ý chí, trí tuệ Việt Nam, cả nước được huy động cho chiến dịch toàn thắng.

Giống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã từng bước phát triển sáng tạo đến đỉnh cao nghệ thuật quân sự truyền thống, Chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chiến dịch tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới.

Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương. Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất.

Chiến dịch Hồ Chí Minh làm được điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử chiến tranh: Giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu và ít tổn thất. Đề ra phương châm tác chiến chiến dịch: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, nhưng tài thao lược theo cách “Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời”, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Đó là việc thực hiện phối hợp chặt chẽ đòn tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ động với đòn đánh hiểm của lực lượng vũ trang tại chỗ và phong trào nổi dậy của quần chúng - Cùng với 5 cánh quân là các đạo quân chủ lực từ 5 hướng tấn công bao vây Sài Gòn, còn có “5 cánh quân nổi dậy” tại 5 khu vực nội thành (Quận 3, Quận 4, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình), tổ chức nhân dân nổi dậy làm chủ ở cơ sở.

Đến ngày 28/4/1975, Sài Gòn đã hoàn toàn bị 5 cánh quân của ta vây chặt. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho đối phương một ngày để di tản. Vậy mà họ vẫn có ảo tưởng phái "sứ giả" đi đàm phán về giải pháp ngừng bắn. Cho đến khi xe tăng Quân giải phóng chồm tới cổng Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn sáng 30/4, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam, gồm trên 45 vạn quân; tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3.000 xe quân sự cùng nhiều kho tàng, dự trữ chiến tranh tích lũy trong 20 năm; toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy.

Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã hoàn thành trọn vẹn mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra; giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam, chấm dứt 21 năm chia cắt đất nước, đưa đến sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, vùng biển; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ Tổ quốc Việt Nam.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường Việt Nam, vượt xa các chiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ, nhịp độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, mức độ hoàn thành triệt để nhiệm vụ chiến lược, cũng như mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Chiến dịch vĩ đại ấy được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Chiến dịch lấy tên “Hồ Chí Minh” mang tầm vóc đại thắng của dân tộc, một chiến công hiển hách dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hà Minh Hồng

30/04/1975: Giờ Sài Gòn khác giờ Hà Nội và cái nhìn lịch sử cũng khác

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Jacques Pavlovsky/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Dương Văn Minh bị quân đội Bắc Việt bắt giữ lúc Sài Gòn thất thủ

Ngày 30/4/1975, miền Bắc và miền Nam có 2 cách tính giờ khác nhau, giờ Sài Gòn đi trước giờ Hà Nội 1 tiếng đồng hồ.

30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam

Việt Nam làm gì để không ‘bị trói’ bởi Công hàm Phạm Văn Đồng?

Đọc các bài viết về ngày 30/4/1975 có người dùng giờ Sài Gòn có người dùng giờ Hà Nội, có bài viết chỗ dùng giờ Hà Nội chỗ dùng giờ Sài Gòn, bài này tôi cố gắng chuyển sang giờ Sài Gòn cho bạn đọc dễ theo dõi.

Hai chiếc xe tăng

9 giờ 30 sáng 30/4/1975, quân Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, binh sĩ miền Nam kháng cự dữ dội, có ít nhất 4 xe tăng và hằng trăm bộ đội chết trong trận này.

Khoảng 10 giờ 30 sáng, máy phát thanh liên tục phát lời Đại Tướng Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ ngừng bắn sửa soạn bàn giao cho phía bên kia.

Cầu Sài Gòn là mũi tiến chính của quân Bắc Việt, trước hỏa lực quá hùng hậu của đối phương, súng hết đạn binh sĩ miền Nam rút dần.

Ba xe tăng Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, tìm đường đến dinh Độc Lập, một chiếc bị bắn cháy ở cầu Thị Nghè, hai chiếc còn lại chạy lạc đường phải nhờ người hướng dẫn.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân tìm cách chạy khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975

Chừng 11 giờ 45 chiếc xe tăng mang số 843 chạy tới Dinh Độc Lập húc vào cổng phụ bị đứt bánh xích nên kẹt không vào được.

Chiếc tăng số 390 đến sau ít phút húc đổ cổng chính chạy vào trước tiên, nhưng vì là T59 sản xuất tại Trung Quốc, nên trong một thời gian dài phải nhường công chạy vào Dinh trước cho chiếc T54 mang số 843 sản xuất tại Liên Xô.

Chuyện hai lá cờ…

Lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam đầu tiên được cắm trên nóc dinh Độc Lập là lá cờ treo trước mũi xe tăng mang số 843 do Trung Úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận lấy xuống và mang lên nóc Dinh treo.

Số phận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa một thời gian dài được Hà Nội đưa tin là từ nóc Dinh được ném xuống đất, sau này mới biết được Trung Úy Bùi Quang Thận cẩn thận giữ riêng làm kỷ niệm.

Trong bộ phim tài liệu về ngày 30/4/1975, đóng vào đầu tháng 5/1975, ông Bùi Quang Thận mang một lá cờ xanh đỏ sao vàng rất to, không phải là lá cờ cắm trên chiếc xe tăng mang số 843.

Số phận lá cờ xanh đỏ sao vàng được ông Thận đầu tiên cắm trên nóc Dinh Độc Lập không rõ ra sao, vì nó vừa cũ vừa nhỏ nên ngay trưa hôm đó được thay thế bằng một lá cờ mới và lớn hơn...

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Giờ phút hỗn loạn ngày 29/4/1975

Xém đụng trận ngay trước Dinh

Phóng viên Boric Gallasch chứng kiến một số binh sĩ miền Nam rời khỏi Dinh Độc Lập, có thể ông không biết các binh sĩ này do 1 thiếu tá Tiểu Đoàn trưởng Lôi Hổ phụ trách phòng thủ sân bay Tân Sơn Nhứt đến Dinh để hỏi rõ về lời kêu gọi ngừng bắn và bàn giao của Đại Tướng Dương văn Minh.

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh cho biết cánh quân này không chấp nhận đầu hàng, họ chỉ rời đi ít phút trước khi hai xe tăng 843 và 390 ủi sập cổng Dinh Độc Lập.

Tại Tân Sơn Nhất cánh quân này vừa bắn cháy 3 xe tăng Bắc Việt, nếu hai xe tăng 843 và 390 biết đường chạy thẳng đến Dinh đã đụng độ với cánh quân nói trên và lịch sử có thể đã khác đi.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân tìm cách chạy khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975

Ở một số địa điểm như Tân Sơn Nhất, trại Hoàng Hoa Thám, Bộ Tổng Tham Mưu,… một số binh sĩ miền Nam vẫn kháng cự cho đến khi Đại Tướng Dương văn Minh đọc Tuyên Bố Đầu Hàng.

Còn ở các nơi khác vì lực lượng cộng sản quá hùng hậu, binh lính miền Nam rút về phía trung tâm Sài Gòn, đến khi nghe tướng Minh kêu gọi ngừng bắn thì tự động buông súng tan hàng hay buông súng khi thấy sự xuất hiện của quân miền Bắc.

Không máy ghi âm…

Phóng viên cho tờ báo Đức, Der Spiegel kể lại Đại tướng Dương văn Minh định thu băng lời Tuyên Bố Đầu Hàng nhưng vì không tìm thấy chiếc máy ghi âm nên mới phải sang Đài Phát Thanh.

Ông TizianoTerzani viết: “nhân viên (Dinh Độc Lập) bỏ trốn mang đi tất cả những gì họ có thể cuỗm”.

Sang Đài Phát Thanh cũng không tìm thấy máy ghi âm nào, ông viết: “Toà nhà cũng vừa trải qua những trận hôi của.” nên cuối cùng phải dùng chiếc máy ghi âm nhỏ của ông để thu lời Tuyên Bố đầu hàng.

Nhận xét của ông thiếu công bình cho những người miền Nam, vì đa số các nhân viên Dinh Độc Lập hay Đài Phát Thành khi ấy đều muốn bỏ của cải họ gầy dựng bao năm để chạy thoát cộng sản.

Những chiếc máy ghi âm vừa gọn, vừa nhỏ, vừa lạ, vừa quý, là kỷ niệm tiếp thu Sài Gòn, người bộ đội có thể mang về miền Bắc khoe với gia đình.

Xin đừng nghĩ xấu cho họ, đó là việc làm bình thường của những người chiến thắng cần có chút gì làm kỷ niệm, nhờ thế Trung úy Bùi Quang Thận mới giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ trong suốt 20 năm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn ngày 1/5/1975

Đạn lạc…

Xe tăng, xe thiết giáp, quân xa chở lính miền Bắc đổ về dinh Độc Lập mỗi lúc một đông, những tràng súng chỉ thiên mừng chiến thắng nổ vang trời, khói súng mịt mù.

Người lính Bắc Việt thuộc tiểu đoàn 7 bộ binh tên Tô Văn Thành đang ngồi trên thành xe tăng bị trúng đạn rớt xuống đường, chết ngay trước dinh Độc Lập.

Báo chí đưa tin ông Thành bị Biệt kích dù 81 từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao bắn chết, nhưng đạn lạc thì đúng là nguyên nhân dẫn đến cái chết kết thúc trận chiến kéo dài trên 20 năm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn ngày 15/5/1975

Vị quốc vong thân…

Nhắc đến 30/4/1975, không nhắc đến năm vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, và Lê Nguyên Vỹ và các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà tuẫn tiết quả là điều thiếu sót.

Tại thành phố Melbourne, nơi gia đình tôi đang sống, những anh hùng vị quốc vong thân được thờ trong Đền Thờ Quốc Tổ và có Tượng Đài để ghi nhận ân đức những người đã chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do trong hơn 20 năm.

Đoàn quân cuối cùng…

Nhà tôi ở Bàn Cờ chỉ cách Dinh Độc lập chừng 4 cây số, khoảng 12 giờ trưa những tiếng súng mừng chiến thắng làm mọi người tưởng lầm là cộng sản đang đánh chiếm Dinh.

Đến 1 giờ trưa, Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng, bà con lối xóm đều vui vì chiến tranh chấm dứt, nhưng lại lo âu khi nghĩ đến tương lai.

Chừng 1 giờ 30, chính mắt tôi chứng kiến một đội lính Việt Nam Cộng Hòa chừng 20 người đủ mọi binh chủng đi đầu là một sĩ quan Dù rất trẻ mang súng lục, những người đi sau súng ống đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề, tiếp tục bảo vệ người dân khu phố.

Những người lính cộng hòa chỉ tan hàng khi thấy bóng dáng của bộ đội cộng sản, chính nhờ họ Sài Gòn mới được chuyển giao một cách bình yên cho Quân đội miền Bắc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn ngày 27/5/1975

Những người cộng sản đầu tiên

Chừng 2 giờ trưa, tôi đi bộ ra đường Phan Đình Phùng, súng ống và quần áo quân nhân rải rác hai bên đường, dân chúng đã bắt đầu đổ ra đường, vẫn chưa thấy bóng dáng của những người cộng sản vào tiếp thu khu vực.

Tôi chuyển sang đường Hồng Thập Tự, hướng về Dinh Độc Lập, đã thấy một số bộ đội cộng sản trên những xe Jeep với lá cờ xanh đỏ sao vàng.

Một số biệt thự chủ nhân đã di tản bị hôi của, bộ đội bắn chỉ thiên giải tán, nhưng không dám đến gần đám đông để tịch thu đồ vật.

Tôi đến Dinh Độc Lập sau 3 giờ chiều, bộ đội miền Bắc đã đóng quân trong và ngoài Dinh, dân Sài Gòn đến xem bộ đội miền Bắc khá đông.

Những bộ đội với nón cối và dép râu những thứ mà tôi chưa hề gặp, họ đều rất trẻ, vui vẻ trả lời những câu hỏi với cùng một giọng điệu, cùng một bài bản được học tập trước ngày tiếp thu Sài Gòn.

Tôi đi thẳng ra Chợ Sài Gòn chứng kiến cảnh sinh hoạt bắt đầu trở lại, quanh Dinh Độc Lập và Chợ Sài Gòn đã bắt đầu có những trao đổi bằng tiền Hồ Chí Minh, Sài Gòn là vậy, vừa thoát chết là có người nghĩ ngay đến bán buôn.

Tôi nghe những tiếng nổ lớn, như đạn súng cối, từ phía Dinh Độc Lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại. Sau này nghe kể thì có người nói là hai cánh quân cộng sản bắn vào nhau mà không rõ lý do gì (?).

Tôi vội quay về nhà, trên đường về tôi chứng kiến những xe tăng và quân xa bộ đội, có thể, đang trên đường chuyển quân về miền Tây.

Ngay cuối đường Hồng Thập Tự gần ngã sáu Cộng Hòa, một chiếc xe tăng bị bắn cháy, tôi không nhớ xe tăng phía bên nào.

Tối xem truyền hình, người xướng ngôn viên nói tiếng Nam khuôn mặt đằng đằng sát khí, hùng hổ đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.

Ngày hôm sau, xướng ngôn viên khác xuất hiện trên truyền hình với khuôn mặt và giọng nói ít cộng sản hơn, nhưng tin tức thì cũng vẫn một giọng tuyên truyền, khác hẳn với tin tức thời Việt Nam Cộng Hòa.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc lực máy giờ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người đi Mỹ theo chương trình định cư năm 1983

45 năm nhìn lại…

Chỉ sau hai ngày Sài Gòn thất thủ, chỉ sau hai tháng miền Bắc tiếp thu miền Nam, Việt Nam bước sang một trang sử mới.

Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa, một xã hội chưa ai hình dung được hình dáng của nó, không tiến được thì lùi, cộng sản đã lùi về cách quản lý kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa.

Giá trị vật chất có thể phục hồi, nhưng giá trị tinh thần như niềm tin, giáo dục, văn hóa, thể chế, tự do, dân chủ và nhân quyền của người miền Nam đã mất khó có thể phục hồi.

Ngày 30/4/1975, các cán bộ của Quân đội Nhân dân VN không muốn nói chuyện bàn giao với 'ngụy quyền' mà bắt Đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.

Người cộng sản ngày nay phải công nhận phần nào thế chính danh của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng vì từ chối không để VNCH bàn giao nên mất đi sự nối tiếp, sự thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông theo công pháp quốc tế.

Từ góc nhìn đó, ngày 30/4/1975 cũng đã không để lại dư âm tốt về thống nhất quốc gia và lòng người trên cả nước Việt Nam.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Australia.