Chỉ số huyết học rbc là gì năm 2024

Chỉ số RBC cung cấp thông tin về khả năng sản xuất và tự hủy hồng cầu trong máu để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Tìm hiểu chi tiết ý nghĩa và cách duy trì chỉ số ổn định cho sức khỏe trong bài viết.

Chỉ số RBC là một thông số quan trọng đo lường số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu. Dựa vào số lượng hồng cầu, bác sĩ có thể đánh giá, chẩn đoán sớm giúp người làm xét nghiệm thực hiện điều trị ngay trước khi xuất hiện triệu chứng để tăng cơ hội chữa trị thành công.

Chỉ số RBC là gì?

Chỉ số RBC là chỉ số thống kê lượng tế bào hồng cầu trong máu. Các tế bào hồng cầu (RBC) sinh ra từ tủy, chứa hemoglobin có chức năng mang oxy từ phổi đến mọi tế bào trong cơ thể để duy trì hoạt động sống và phát triển. Xét nghiệm RBC hầu hết được thực hiện như một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) hoặc xét nghiệm các tế bào máu khác.

Chỉ số RBC có thể đếm và đánh giá số lượng hồng cầu trong máu là bình thường hay bất thường, từ đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh về máu. Ngoài ra, chỉ số này còn được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá các tình trạng khác ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu: các bệnh lý về thận, tủy xương hoặc các loại ung thư bạch cầu.

Mức chỉ số RBC bình thường

Chỉ số RBC được đo bằng số tế bào trên mỗi microlit (µL). Phạm vi bình thường của RBC khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính khi sinh. Dưới đây là một số phạm vi chỉ số RBC bình thường theo độ tuổi:

Nhóm tuổi Phạm vi hồng cầu bình thường (triệu tế bào/µL) Trẻ mới sinh 4.8 – 7.1 Trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi 4.0 – 6.0 Trẻ từ 2- 6 tháng tuổi 3.5 – 5.5 Trẻ từ 6 - 12 tháng 3.5 – 5.2 Trẻ từ 1 - 18 tuổi 4.0 – 5.5 Nam giới trưởng thành 4.7 – 6.1 Nữ giới trưởng thành 4.2 - 5.4

Các chỉ số này có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy định tại cơ sở thực hiện xét nghiệm hoặc tình trạng sức khỏe. Người làm kiểm tra có thể tham khảo trước với bác sĩ để biết thêm chi tiết về tình trạng của mình.

Chỉ số RBC bất thường liên quan đến bệnh lý nào?

Chỉ số RBC bất thường có thể cao hoặc thấp hơn mức phạm vi tiêu chuẩn. Số lượng RBC bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số loại bệnh lý của cơ thể.

Các bệnh lý liên quan đến chỉ số RBC thấp

  • Thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B12.
  • Bệnh bạch cầu (ung thư máu).
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Bệnh gan: xơ gan, viêm gan mạn tính.
  • Viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột (IBD).
  • Suy giáp, ung thư tuyến giáp.
  • Ung thư hạch Hodgkin, ung thư tủy sống.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ.

Các bệnh lý liên quan đến chỉ số RBC cao

  • Suy tim, bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
  • U thận hoặc ung thư thận.
  • Các bệnh về phổi: viêm phổi, xơ phổi, ung thư phổi.

Nguyên nhân thay đổi bất thường chỉ số RBC

Có rất nhiều nguyên nhân tác động làm thay đổi chỉ số RBC trong cơ thể. Một số nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:

  • Thiếu sắt, vitamin B12 để tổng hợp trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu
  • Thói quen hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chất kích thích
  • Cơ thể mất nước do tiêu chảy hoặc các lý do khác
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và sản sinh của tế bào hồng cầu
  • Vị trí địa lý: người sống ở vùng núi cao thường có chỉ số RBC cao hơn
  • Sử dụng các loại thuốc như testosterone tổng hợp hoặc erythropoietin ảnh hưởng đến lượng RBC.

Các biện pháp duy trì RBC ổn định

Chăm sóc sức khỏe tổng quát đóng vai trò quan trọng trong duy trì mức RBC bình thường. Dưới đây là một số biện pháp bạn đọc có thể tham khảo thực hiện:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết (sắt, axit folic và vitamin B12) để duy trì sản xuất RBC.
  • Uống đủ nước giúp duy trì lưu thông máu tốt.
  • Tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu và khả năng vận chuyển oxy của RBC.
  • Tránh căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với chất độc, chất kích thích, hóa học công nghiệp, thuốc nhuộm… có thể làm giảm số lượng RBC.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và điều trị đúng cách bệnh lý ảnh hưởng đến chỉ số RBC.

Chỉ số RBC là có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng máu và chức năng tuần hoàn của cơ thể. Lượng RBC không ổn định có thể dẫn tới nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm RBC định kỳ để theo dõi, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định.

Hồng cầu là một loại tế bào trong máu thực hiện chức năng chính là vận chuyên oxy cung cấp cho cơ thể. Xét nghiệm hồng cầu giúp xác định các tính chất về số lượng, hình dạng, kích thước của hồng cầu, qua đó các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán tình trạng bệnh lý.

Chỉ số huyết học rbc là gì năm 2024

1. Chỉ số hồng cầu là gì?

Hồng cầu là thành phần chiếm đa phần số lượng lớn trong tế bào máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Bởi vậy, hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể hàng ngày. Khi số lượng hồng cầu hay chỉ số RBC ít hay nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều cho thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể.

Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 - 5.9 triệu/cm3. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 - 5.6 M/μl, còn với nam giới là 4.5 - 6.5 M/μl.

2. Ý nghĩa của chỉ số hồng cầu

Chỉ số RBC tăng khi

Khi số lượng hồng cầu vượt mức trên hay nói cách khác là chỉ số RBC cao hơn thường không xảy ra nhiều, hồng cầu tăng số lượng có thể dẫn đến cô đặc máu trong trường hợp bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài hay bị bệnh đa hồng cầu thực. Ngoài ra, số lượng hồng cầu tăng còn có thể dẫn đến một số bệnh như gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi như bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi hay tình trạng thiếu oxy. Những người sống ở vùng núi cao hoặc vận động viên sử dụng doping thường có chỉ số hồng cầu tăng so với bình thường.

Chỉ số RBC giảm khi

Trong trường hợp chỉ số RBC giảm so với mức chuẩn có thể là biểu hiện tình trạng thiếu máu, mất máu nguyên nhân do chảy máu tiêu hóa ở dạ dày hoặc tá tràng. Một số chẩn đoán cho thấy tình trạng ít hồng cầu là máu bị thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12. Nhiều trường hợp số lượng hồng cầu giảm ho bị hủy hoại bởi các tác động của một nhân tố đồng thời nào đó. Ở phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân bị suy tủy, thấp khớp cấp, thận, ung thư thường có dấu hiệu chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn.

Xét nghiệm công thức máu có thể giúp các bác sĩ biết được chỉ số RBC, giúp các bác sĩ chẩn đoán được các bệnh liên quan đến hồng cầu. Bạn nên tiến hành thăm khám định kỳ đề có thể biết được tình trạng sức khoẻ của mình. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Chỉ số RBC bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9x1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 – 5.6 M(million) /μl, còn với nam giới là 4.5 – 6.5 M/μl.

Chỉ số RBC trong máu thấp là gì?

Nếu hiện tượng chỉ số RBC giảm xuống dưới mức tham chiếu thì có thể là tình trạng thiếu máu, chảy máu xảy ra trong dạ dày hoặc tá tràng, thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12. Nhiều trường hợp hồng cầu giảm do hồng cầu bị hủy hoại bởi tác nhân nào đó.

RBC bao nhiêu là thiếu máu?

Thiếu máu là sự giảm số lượng tế bào hồng cầu (RBC), được đo bằng số lượng hồng cầu, hematocrit hoặc hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu. Ở nam giới, thiếu máu được định nghĩa là bất kỳ trường hợp nào sau đây: Hemoglobin ≥ 14 g/dL (≥ 140 g/L)

Hồng cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình trong máu từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 – 20 G/L.