Thành ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao. Trong bà viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào là rõ khái niệm thành ngữ là gì? Ví dụ về thành ngữ

Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Cấu tạo của thành ngữ

Cấu tạo thành ngữ được phân loại như sau:

Dựa vào số lượng tiếng trong thành ngữ.

– Thành ngữ kết cấu ba tiếng

Trong trường hợp này, thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép

Ví dụ: Ác như hùm, có máu mặt, bé hạt tiêu, chết nhăn răng…

Kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…

– Thành ngữ có kết cấu 4 từ đơn hay 2 từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ.

Kiểu này phổ biến hơn cả trong thành ngữ tiếng Việt

Ví dụ: Bán vợ đợ con, ăn to nói lớn, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ác giả ác báo, …

Trong đó các chia ra các kiểu:

Kiểu thành ngữ có điệp ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu, chúi mũi…

Kiểu thành ngữ là kết hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, ăn bờ ở bụi, nhà tranh vách đất, bàn mưu tính kế…

– Thành ngữ kết cấu 5 hay 6 tiếng

Ví dụ: Treo đầu dê bán thịt chó, trẻ không tha già không thương, …

Có những thành ngữ có kiểu kết cấu lên tới bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp ngữ cú dài cố định

Ví dụ: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

\=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm nội dung của chúng.

Dựa vào kết cấu ngữ pháp

– Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ/ tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

– Câu có kết cấu C-V, V-C: Mẹ tròn con vuông, vườn không nhà trống,…

Ví dụ về thành ngữ

– Dĩ hòa vi quý. Thành ngữ này chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

– Đục nước béo cò. Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

– Đừng xem mặt mà bắt hình dong. Dùng để phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

– Ếch ngồi đáy giếng. Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ, trước hết cần nắm được định nghĩa cơ bản như sau:

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, một cụm từ cố định diễn đạt một khái niệm một cách có hình ảnh.

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một luân lý, có khi là một sự phê phán, một kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nhân dân.

Như vậy xét về mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu, còn thành ngữ chỉ là một thành phần câu.

Ví dụ về thành ngữ và tục ngữ:

Thành ngữ: Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ…

Để sử dụng các thành ngữ, chúng ta đều phải đặt vào câu cụ thể, ví dụ: “Tôi chúc anh chân cứng đá mềm”/ “Cái đứa đó đúng là dốt đặc cán mai, làm gì cũng không ra hồn”.

Tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Người chửa cửa mả; Bệnh quỷ thuốc tiên; Rau nào sâu ấy…

Một số câu thành ngữ hay

Ông ăn chả, bà ăn nem: Vợ chồng không chung thuỷ với nhau; gia đình lộn xộn, chồng ngoại tình vợ cũng lăng nhăng.

Đua anh đua em: Anh chị em một nhà mà cũng học đòi, ganh đua nhau.

Em ngã, chị nâng: Chị em trong nhà phải biết thương yêu, đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn.

Con hát mẹ khen hay: Người nhà tự khen, tâng bốc nhau.

Đất khách quê người: Nơi xa lạ, không phải quê hương xứ sở của mình.

Chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra

Áo gấm về làng: chỉ những người thi cử đỗ đạt trở về quê hương

Quê cha đất tổ: chỉ quê hương

Ăn ngay nói thẳng: chỉ người ngay thẳng, thật thà.

Chân chỉ hạt bột: Làm ăn chăm chỉ, cẩn thận; con người chất phác, thật thà.

Thẳng như ruột ngựa: Chỉ người thẳng thắn có gì nói đấy

Thật thà như đếm: chỉ người thật thà, việc nào biết chắc mới nói chứ không đoán chừng.

Trên đây là nội dung bài viết Ví dụ về thành ngữ, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.