Chấy có trên đầu nhuộm hóa chất không năm 2024

Hóa chất độc hại từ các loại thuốc nhuộm không đảm bảo chất lượng có thể tàn phá da đầu, gây ung thư da đầu.

Bác sĩ Trần Hạnh Vy, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết ung thư da đầu là một loại của ung thư da. Bệnh thường xảy ra ở vùng da đầu từ phần cổ trở lên nên dễ phát triển và di căn vào não, gây nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân gây ra ung thư da đầu có thể do tia tử ngoại, hóa chất từ nhuộm tóc, di truyền.

Trong đó tia tử ngoại là nguyên nhân chủ yếu của ung thư da đầu. Vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ở cường độ mạnh và trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến ung thư.

Nguyên nhân phổ biến tiếp theo là hóa chất nhuộm tóc. "Trong thuốc nhuộm chứa nhiều chất hóa học độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới da đầu.Các loại thuốc chăm sóc tóc như thuốc dưỡng tóc, thuốc hấp tóc... đều có sức tàn phá da đầu rất lớn", bác sĩ Hạnh Vy nói.

Chấy có trên đầu nhuộm hóa chất không năm 2024

Hóa chất độc hại từ thuốc nhuộm tóc có thể tàn phá da đầu làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: CasertaCE

Ung thư da đầu cũng có tính chất di truyền liên quan đến một số hội chứng như bệnh xơ da nhiễm sắc, hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi, hội chứng Gardner, hội chứng Tores.

Theo bác sĩ, ung thư da đầu tương đối dễ nhận biết so với các loại ung thư khác. Trên bề mặt da đầu thường sẽ xuất hiện các mụn nhỏ, những nốt sần sùi. Đặc biệt sẽ xuất hiện rất nhiều gàu, nhất là gàu nhớt, gàu ướt hay các loại bã nhờn trên tóc. Ngoài ra tóc cũng sẽ rụng nhiều và tăng dần lượng rụng mỗi ngày, khó chịu ngứa ngáy khắp đầu. Bệnh nhân luôn cảm thấy muốn gội đầu nhưng sau khi gội vẫn cảm thấy ngứa và bứt rứt. Khi khối u tiến triển nhanh có thể gây loét sùi lan theo bề mặt, sau đó có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và gây bội nhiễm.

Ung thư da đầu thường di căn hạch khu vực vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm. Hạch di căn có đặc điểm to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định.

Theo bác sĩ Vy, người nguy cơ cao mắc ung thư da đầu gồm công nhân, nông dân làm việc ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng; người tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại vùng da đầu do nhuộm tóc, dùng keo xịt tóc, thuốc dưỡng tóc; người mắc các hội chứng di truyền.

Bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa ung thư da đầu cần giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, không để cháy nắng da. Người làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ, nón, quần áo dài tay hoặc che ô. Không lạm dụng các sản phẩm chứa hóa chất như thuốc xịt, keo vuốt tóc, thuốc nhuộm tóc...

Ép tóc tóc có hết chấy không? Hấp tóc có hết chấy không? Uốn tóc có hết chấy không? hãy cùng Ủ Chấy Mẹ Tấm giải đáp qua bài viết ngắn này nhé!

Ép tóc có hết chấy không?

Nếu bạn đang nghĩ rằng bạn có thể tiêu diệt chấy và trứng chấy đó bằng việc ép tóc, hãy suy nghĩ lại! Đúng là hơi nóng sẽ giết chấy nhưng hầu hết chúng sống rất gần da đầu. Điều này gây nguy hiểm cho đầu của con bạn. Nó cũng sẽ không loại bỏ tất cả trứng chấy. Một vấn đề khác với kỹ thuật ép tóc là nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các nang tóc và tóc non của trẻ.

Đi hấp tóc có hết chấy không?

Tương tự với việc ép tóc, quá trình hấp tóc sẽ giúp bạn loại bỏ 1 phàn chấy tóc dựa trên nhiệt độ cao, Tuy nhiên, bạn sẽ không thể loại bỏ hết tất cả chấy và trứng ở sát phần da đầu cũng như gia tăng thêm nhiệt độ để tìm kiếm thêm sự hiệu quả trong việc diệt chấy. Bởi nếu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm nang tóc bị tổn thương dẫn tới những vấn đề về tóc, thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn cho các nang tóc.

Uốn tóc có hết chấy không?

Đáng tiếc là quá trình uốn tóc không có tác dụng diệt chấy hay loại bỏ trứng chấy ra khỏi da đầu. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm phương pháp điều trị chấy khác có hiệu quả tốt hơn để loại bỏ chấy và trứng của chúng 1 cách nhanh chóng.

Tẩy tóc có hết chấy không?

Tương tự với việc nhuộm tóc, quá trình tẩy tóc bằng các loại hóa chất chưa được chứng minh có tác dụng loại bỏ con chấy tóc và diệt trứng chấy của chúng. Chưa kể tới những tác dụng phụ từ thuốc tẩy ảnh hưởng tới da đầu của con trẻ.

Có nên ép tóc hay hấp tóc để trị chấy không?

Chấy có trên đầu nhuộm hóa chất không năm 2024
Có nên ép tóc hay hấp tóc để trị chấy không? (Ảnh minh họa).

Ép tóc và hấp tóc có thể diệt được 1 số lượng chấy và trứng ở trên tóc và da đầu. Tuy nhiên, ép tóc hay hấp tóc không phải là lựa chọn lý tưởng để loại bỏ dứt điểm chấy và trứng chấy.

Lý do là vì chấy và trứng của chúng bám ở gần chân tóc và da đầu. Nếu dùng máy ép tóc hay thổi nhiệt độ cao ở những khu vực này sẽ gây nguy hiểm cho da đầu của bạn, đặc biệt với trẻ em.

Hơn nữa, khi ép tóc hay hấp tóc quá lâu cũng dễ khiến tóc và các nang tóc của bạn bị hư tổn hoặc cháy. Điều này có thể khiến các nang tóc bị tổn thương vĩnh viễn hoặc phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục.

Ngoài ra, còn chưa kể việc ép tóc không thể diệt được hết trứng của chấy nên chỉ sau 7 – 9 ngày sau sẽ có những con chấy mới được nở ra và mọi nỗ lực điều trị của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

Vì vậy, ép tóc hay hấp tóc không phải là biện pháp diệt chấy cho hiệu quả cao và cũng không thể áp dụng thường xuyên. Và nếu bạn không tiện ép tóc hay hấp tóc vì mục đích làm đẹp thì hãy nên tìm kiếm những biện pháp điều trị chấy khác hiệu quả và an toàn hơn để không lãng phí công sức cũng như thời gian.

Biện pháp điều trị thay thế.

Bỏ qua lựa chọn Ép tóc, Hấp tóc hay Uốn tóc thì bạn có thể tham khảo các biện pháp trị chấy dưới đây để có lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng cũng như độ tuổi của người đang cần điều trị chấy.