Chất chông oxy hóa dùng cho thuốc tiem dầy năm 2024

``` Tác nhân oxy hóa là oxy hòa tan trong dung môi, oxy trong không khí ở đầu ống
              thuốc hoặc gốc tự do. Quá trình oxy hóa được thúc đẩy nhanh hơn khi có vết ion kim
                                  3+
                            2+
              loại nặng (Cu , Fe ), pH không thích hợp, tia tử ngoại và nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn.
                    Kết quả của sự oxy hoá là làm giảm hàm lượng dược chất trong chế phẩm, làm
              giảm tác dụng điều trị, thậm chí có thể gây phản ứng độc khi tiêm vào cơ thể. Vì vậy,
              cần phải sử dụng các biện pháp chống oxy hóa:
  • Dùng dược chất, hóa chất, dung môi tinh khiết.
  • Xác định và điều chỉnh pH của thuôc tiêm về giá trị thích hợp để tốc độ oxy
                  hóa dược chất thấp nhất.
  • Thêm vào công thức các chất chống oxy hóa thích hợp:
  • Các muối sulfit: natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit...
  • Các chất khử: acid ascorbic, cystein, rongalit…
  • Các chất hiệp đồng chống oxy hóa: dinatri edetat, acid citric, acid tartric…
  • Thuốc tiêm dầu dùng: α-tocoferol, butyl hydroxy toluene (BHT), butyl hydroxy anisol (BHA)…
  • Loại khí oxy hòa tan trong nước cất ngay trước khi pha thuốc tiêm bằng cách đun sôi hoặc sục khí N2.
  • Tiến hành hòa tan nhanh, hòa tan kín với trình tự hợp lý.
  • Đóng ống, hàn ống trong bầu khí trơ để loại bỏ khí oxy có ở đầu ống.
  • Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết. 2.3.4. Các chất sát khuẩn Đối với các chế phẩm thuốc tiêm đóng nhiều liều, chế phẩm thuốc tiêm đóng một liều, được bào chế trong điều kiện vô khuẩn và không được tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi pha chế (thuốc tiêm hỗn dịch), phải thêm chất sát khuẩn trong thành phần của thuốc. Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều > 15ml, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm vào cơ quan đích (dịch não tủy, mắt, tim…) không được thêm chất sát khuẩn. Một số chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm: Bảng 5.3. Một số chất sát khuẩn hay dùng trong pha chế thuốc tiêm Chất sát khuẩn Nồng độ thường dùng(%) Benzalkoniun clorid 0,01-0,02 Alcol benzylic 1,0-2,0 Clorobutanol 0,5 Clorocresol 0,1-0,25 Methyl paraben 0,02 Propyl paraben 0,25-0,5 Phenol 0,25-0,5 Thiomersal 0,01 2.3.5. Các chất đẳng trương Một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch không làm thay đổi hình dạng, thể tích của tế bào máu trong nghiệm pháp Hematocrit và có áp suất thẩm thấu 75 `

R là alkyl hoặc aryl, và nơi ArOH là phenolic của BHT hoặc có liên quan đến chất chống oxy hóa. Người ta thấy rằng BHT liên kết với hai gốc tự do peroxy. Ngoài ra, nó còn là chất thuộc nhóm chất chống oxi hóa có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm có nhiều chất béo. Do đó có tác dụng bảo quản thực phẩm, ngăn ngừa sự hư hỏng và ôi khét của hương liệu. Ngoài ra nó còn có tác dụng ổn định và nhũ hóa cho shortening. Sử dụng đơn lẻ một mình hoặc kết hợp với BHA, Propyl galat (PG) và axit citric, sử dụng trong shortening, dầu thực vật, thức ăn động vật, mỡ lát, ngũ cốc, sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vì rẻ tiền. Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được phân thành 3 loại:

- Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương).

- Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước).

- Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền.

  1. Quy định chung

Yêu cầu về pha chế thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền

Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được pha chế - sản xuất bằng cách hòa tan, phân tán hoặc nhũ hoá dược chất và các tá dược vào một dung môi hay hỗn hợp dung môi thích hợp, trong điều kiện tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về pha chế - sản xuất các chế phẩm thuốc vô khuẩn, để tránh nhiễm tạp và nhiễm vi sinh vật vào thuốc. Các thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền phải được tiệt khuẩn theo phương pháp quy định (Phụ lục 16.1). Trường hợp vô khuẩn bằng cách lọc thì phải sử dụng dụng cụ, thiết bị, đồ đựng đã tiệt khuẩn và pha chế trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.

Quá trình pha chế một mẻ thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền từ khi pha thuốc, đóng thuốc, hàn kín và tiệt khuẩn cần hoàn thành càng nhanh càng tốt, thường trong vòng 12 giờ. Nếu không, phải bảo quản thuốc trong điều kiện vô khuẩn.

Thành phần

Dược chất phải là loại nguyên liệu dùng để pha thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền.

Dung môi thường dùng pha thuốc tiêm là nước cất để pha thuốc tiêm, dung môi hòa tan với nước (ethanol, propylen glycol,... ), dầu thực vật trung tính hoặc các dung môi thích hợp khác. Dung môi dùng trong thuốc tiêm phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến hiệu lực điều trị ở thể tích tiêm.

Các tá dược: Tùy theo bản chất của hoạt chất, trong thành phần thuốc tiêm có thể thêm các chất để đẳng trương, điều chỉnh pH, tăng độ tan, độ ổn định của hoạt chất, gây thấm, nhũ hoá, ... nhưng phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến hiệu lực điều trị của thuốc ở nồng độ sử dụng trong chế phẩm.

Thuốc tiêm đóng nhiều liều trong một đơn vị đóng gói, thuốc tiêm không được tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng ống (lọ) phải cho thêm chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp, trừ khi bản thân chế phẩm có đủ tính sát khuẩn cần thiết.

Không được cho chất sát khuẩn vào thuốc tiêm với liều trên 15 ml, trừ khi có chỉ dẫn khác.

Không được cho chất sát khuẩn vào thuốc tiêm để tiêm vào nội sọ, màng cứng, dịch não tủy hoặc các tổ chức ở mắt, trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Không được cho chất màu vào thuốc tiêm với mục đích nhuộm màu chế phẩm.

Khi dược chất trong thuốc tiêm dễ bị oxy hóa có thể cho thêm các chất chống oxy hóa thích hợp và /hoặc đóng thuốc dưới dòng khí nitơ hoặc khí trơ thích hợp.

Đồ đựng

Đồ đựng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền (chai, lọ, ống, túi...) được làm từ các nguyên liệu trong suốt, cho phép kiểm tra được bằng mắt thuốc chứa bên trong. Đồ đựng không được tương tác về vật lý hay hóa học với thuốc chứa trong nó. Đồ đựng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền phải đạt các chỉ tiêu chất lượng quy định trong các Phụ lục 17.1; 17.3.2.

Nút chai lọ thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền phải đạt các chỉ tiêu quy định trong phụ lục 17.5.

Đồ đựng và nút chai lọ thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền phải được xử lý theo những quy trình thích hợp, đảm bảo sạch và vô khuẩn mới được dùng để đóng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền.

Ghi nhãn

Nhãn thuốc tiêm phải ghi theo quy chế.

Nhãn không che kín đồ đựng để có thể kiểm tra được thuốc ở bên trong.

Nhãn thuốc cần có tên chế phẩm, nồng độ dược chất hoặc lượng dược chất trong một thể tích xác định đối với thuốc tiêm lỏng, hoặc lượng dược chất đối với thuốc tiêm bột.

Đối với bột pha tiêm và dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền thì phải ghi rõ loại dung môi và lượng dung môi dùng để pha thuốc trước khi sử dụng, điều kiện bảo quản và thời gian sử dụng sau khi pha. Nếu có ống dung môi kèm theo thì trên ống phải có nhãn ghi rõ thành phần và thể tích dung môi.

  1. Các loại thuốc tiêm, tiêm truyền

THUỐC TIÊM

Định nghĩa

Thuốc tiêm là các dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương vô khuẩn, để tiêm vào cơ thể bằng các đường tiêm khác nhau.

Yêu cầu chất lượng

Cảm quan

Màu sắc: Không màu hoặc có màu của hoạt chất (theo chuyên luận riêng).

Trạng thái phân tán: Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và phải giữ được sự đồng nhất trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc. Kích thước của phần lớn (trên 90%) các tiểu phân hoạt chất phải dưới 15 mm, không quá 10% số tiểu phân kích thước 15 - 20 mm và hầu như không có tiểu phân kích thước 20 - 50 mm.

Thuốc tiêm nhũ tương phải không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp.

Độ trong: Thuốc tiêm dạng dung dịch phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường ở điều kiện quy định (Phụ lục 11.8, mục B).

Thể tích

Nếu không có chỉ dẫn khác, thuốc tiêm đơn liều phải đáp ứng phép thử sau:

Thuốc tiêm có thể tích không lớn hơn 5 ml đáp ứng yêu cầu của phương pháp 1.

Thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 5 ml đáp ứng yêu cầu của phương pháp 2.

Thuốc tiêm đem đo thể tích phải để cân bằng với nhiệt độ phòng và phải được phân tán đồng nhất.

Phương pháp 1

Lấy 6 ống (1 ống để tráng bơm tiêm, 5 ống để thử).

Kiểm tra bằng cảm quan 5 ống để thử phải có thể tích thuốc gần bằng nhau.

Dùng bơm tiêm khô, sạch, có dung tích không lớn hơn 2,5 lần so với thể tích cần đo, có gắn kim tiêm thích hợp. Lấy thuốc vào bơm tiêm sao cho thuốc trong bơm tiêm không có bọt khí và trong kim tiêm chứa đầy thuốc tiêm. Lần lượt lấy hết thuốc trong từng ống để đo theo cách đó.

Kết quả thể tích của mỗi ống phải từ 100 - 115% của thể tích ghi trên nhãn.

Phương pháp 2

Lấy 4 ống (1 ống để tráng bơm tiêm, 3 ống để thử).

Cách thử theo quy định như phương pháp 1.

Kết quả thể tích của mỗi ống phải từ 100 - 110% của thể tích ghi trên nhãn.

Thể tích của thuốc tiêm đóng nhiều liều phải đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1.

Thử vô khuẩn

Phải vô khuẩn (Phụ lục 13.7)

Nội độc tố vi khuẩn

Phép thử nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2) thực hiện trong những trường hợp có quy định trong chuyên luận. Khi chuyên luận có quy định thử nội độc tố vi khuẩn thì không phải thử chất gây sốt, nếu không có chỉ dẫn khác.

Chất gây sốt

Không được có (Phụ lục 13.4)

Phép thử chất gây sốt thực hiện trong những trường hợp sau:

Với các thuốc tiêm đóng liều đơn có thể tích 15 ml hoặc hơn và không có quy định thử nội độc tố, trừ những chỉ dẫn khác.

Với thuốc tiêm đóng liều đơn có thể tích nhỏ hơn 15 ml nếu trên nhãn có ghi "không có chất gây sốt" và không có quy định thử nội độc tố.

Độ đồng đều hàm lượng

Áp dụng đối với thuốc tiêm hỗn dịch đóng liều đơn có hàm lượng hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc thì phải đáp ứng yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2), trừ khi có chỉ dẫn riêng. Nếu chế phẩm có nhiều thành phần hoạt chất, yêu cầu này chỉ áp dụng cho thành phần hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc. Yêu cầu này không áp dụng với thuốc tiêm chứa các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Các yêu cầu kỹ thuật khác

Theo quy định trong chuyên luận riêng.

THUỐC TIÊM TRUYỀN

Định nghĩa

Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước vô khuẩn, không có chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn, không chứa chất sát khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.

Yêu cầu chất lượng

Thuốc tiêm truyền phải đạt các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm và các yêu cầu sau đây:

Độ trong

Các dung dịch tiêm truyền phải đạt quy định về độ trong của thuốc tiêm khi kiểm tra bằng mắt thường (Phụ lục 11.8, mục B) và phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng và giới hạn kích thước các tiểu phân không quan sát được bằng mắt thường (Phụ lục 11.8, mục A).

Các nhũ tương tiêm truyền không được có dấu hiệu của sự tách lớp. Đường kính của phần lớn (80%) các giọt phân tán phải nhỏ hơn 1 mm và không có giọt có đường kính lớn hơn 5 mm, trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Thể tích

Đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1.

Chất gây sốt

Không được có (Phụ lục 13.4). Chỉ không phải thử chất gây sốt nếu đã có quy định thử nội độc tố vi khuẩn, trừ những chỉ dẫn khác.

Các yêu cầu kỹ thuật khác

Theo quy định trong chuyên luận riêng.

BỘT PHA TIÊM HOẶC DUNG DỊCH ĐẬM ĐẶC ĐỂ PHA THUỐC TIÊM HAY THUỐC TIÊM TRUYỀN

Định nghĩa

Bột pha tiêm hay bột để pha thuốc tiêm (bao gồm cả các chế phẩm đông khô) hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền là những chế phẩm vô khuẩn, phải pha với một thể tích quy định của một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng. Sau khi pha, chúng phải tuân theo các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền và yêu cầu dưới đây.

Yêu cầu chất lượng

Độ đồng đều khối lượng

Bột để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền phải thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3). Yêu cầu này không áp dụng với các chế phẩm đã thử độ đồng đều về hàm lượng.

Độ đồng đều hàm lượng

Bột để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền có hàm lượng dược chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc hoặc có khối lượng thuốc bằng hay nhỏ hơn 40 mg thì phải đáp ứng yêu cầu độ đồng đều về hàm lượng (Phụ lục 11.2), trừ khi có chỉ dẫn riêng.