Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi dẫn đến tồn dư các chất độc hại trong thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu dùng. Các thực phẩm có hàm lượng chất cấm cao sẽ có nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, sẩy thai, rối loạn hormon cơ thể, …

Chất cấm là tất cả các hóa chất, chất kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi gián tiếp gây nguy hại đến sức khỏe con người được luật pháp nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng.

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Một số cách nhận biết thịt heo nuôi bằng chất cấm trong chăn nuôi

2. Danh mục chất cấm trong chăn nuôi

2.1. Chất cấm

Hiện tại, có 22 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Trong đó, các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

STTTên kháng sinh, hóa chất1Carbuterol2Cimaterol3Clenbuterol4Chloramphenicol5Diethylstilbestrol (DES)6Dimetridazole7Fenoterol8Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran9Isoxuprin10Methyl-testosterone11Metronidazole1219 Nor-testosterone13Ractopamine14Salbutamol15Terbutaline16Stibenes17Trenbolone18Zeranol19Melamine (với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi > 2.5 mg/kg)20Bacitracin Zn21Carbadox22Olaquidox

Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn).

2.2. Chất tạo nạc

Chất tạo nạc còn được gọi là hormone kích thích tăng trọng là một hợp chất hóa học tổng hợp phenethanolamine thuộc họ β- agonist có tác dụng trị các bệnh về hô hấp trong y học (với liều < 60mcg/ ngày). Đây là chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi ở các nước trên toàn thế giới.

Chất tạo nạc gồm 2 nhóm:

  • Nhóm β1-agonist: gồm các chất như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine…. có tác dụng kích thích tim, sử dụng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính…
  • Nhóm β2-agonist: là các dẫn xuất tổng hợp của catecholamine (adrenaline), gồm các chất như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine (thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1 and β2), Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine. Đây là nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
    Xem thêm L-Carnitine hoạt chất tạo nạc thần kì thay thế chất cấm salbutamol

Các hormone sinh trưởng nhóm β – agonists kích thích tăng cường quá trình trao đổi chất, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ do đó làm tăng tỷ lệ nạc.

2.3.1. Sự tác động của nhóm β – agonists

Khi cho động vật ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg/ngày), tác động lên tuyến thượng thận làm sản sinh corticoid (làm béo), tăng chuyển hóa mô mỡ để tăng khối lượng nạc, làm cho da bóng mượt.

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

nhóm β – agonists tập trung chất dinh dưỡng vào mô cơ, tăng tỉ lệ nạc

2.3.2. Tồn dư của nhóm β – agonists

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hormone trong chăn nuôi sẽ dẫn đến tình trạng tồn dư hormone trong sản phẩm động vật, gây rối loạn cân bằng hormone của người dùng và gây ảnh hưởng đến môi trường, khi hormone được thải ra ngoài, các loại sinh vật khác ăn phải cũng có khả năng gây rối loạn sinh sản, sinh trưởng.

Tồn dư hormone sinh trưởng trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra sự phát triển bất thường của cơ thể, đột biến gen, có thể gây ung thư, kích thích khối u phát triển nhanh.

Các thực phẩm tồn dư hormone thuộc nhóm β-agonist gây kích thích thần kinh trong nhiều ngày, run cơ, tim đập nhanh. Sử dụng hormone kích thích sinh trưởng có thể làm hao hụt lúc giết mổ, biến đổi màu thịt nhanh, thịt mau bị hư hỏng gây thiệt hại trực tiếp đến kinh tế.

3. Hậu quả sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

3.1. Tác hại của chất cấm trong chăn nuôi đến vật nuôi

3.1.1. Chất β2-agonist

Có 7 hợp chất thuộc nhóm chất β2-agonist trong danh mục các hóa chất cấm của Bộ NN&PTNT gồm: Cimaterol, Carbuterol, Ractopamine Clenbuterol, Fenoterol, Salbutamol và Terbutaline. Trong đó Clenbuterol và Salbutamol bị cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.

Các chất β2-agonist: giúp kích thích tăng trưởng nhờ đẩy mạnh phát triển cơ bắp, phân giải lipid; hướng chất dinh dưỡng tới mô cơ; tăng sinh tổng hợp protein và giảm sinh tổng hợp mỡ.

Tác dụng trên lợn: ngày thứ 3 sau khi dùng, lợn di chuyển ít, ngủ li bì; Sau ngày thứ 10 lợn ăn đâu nằm đấy, chân đứng không vững; phải xuất bán sau khi dùng 15 ngày vì nguy cơ gẫy chân rất cao. Sử dụng β2-agonist cho kết quả tăng trọng cao hơn từ 15-20%

3.1.2. Auramine (Vàng – O)

Đây là chất nhuộm màu trong công nghiệp dệt: tan tốt trong nước, ethanol, là chất cấm trong chăn nuôi.

Auramine được trộn vào thức ăn hoặc pha thành dung dịch ngâm gia cầm nhằm tạo màu vàng cho da, chân (hoặc cho lòng đỏ trứng) gà. Sử dụng Vàng-O trong chăn nuôi có thể gây ra các bệnh về gan, thận, tủy xương ở gia xúc; tạo các khối u trên động vật thí nghiệm, …

3.2. Tác hại của chất cấm trong chăn nuôi đến con người

3.2.1. Chất β2-agonist

Ngộ độc cấp tính: Xảy ra khi sử dụng các sản phẩm chứa các chất β2-agonist với hàm lượng cao. Gây rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sẩy thai, …

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Sự nguy hiểm của chất tạo nạc trong thịt lợn

Ngộ độc mạn tính: Khi người sử dụng thực phẩm chứa hóa chất tăng trưởng trong thời gian dài có thể gây nhiễm độc gan, … dẫn đến rối loạn hệ thống hormon cơ thể.

3.2.2. Auramine (Vàng – O)

Tác hại của Auramine lên con người:

  • Ngộ độc cấp: khi tiếp xúc trực tiếp với chất Vàng-O.
  • Gây dị ứng, ngứa, … trên da.
  • Gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi, … khi kích ứng lên đường hô hấp.
  • Gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, trụy tim, …
  • Ngộ độc mạn tính: Vàng – O (Auramine) gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt (theo nghiên cứu của Parodi-1982). Khi vào cơ thể, Vàng – O tác động lên nhân DNA của nhiều dòng tế bào, nhất là tế bào gan, thận, tủy xương.

Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã và đang diễn ra rất phức tạp và đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên cả con người và vật nuôi.

Đẩy lùi chất cấm trong chăn nuôi hiện đang là một cuộc chiến đầy cam go cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các trang tại chăn nuôi và của cả cộng đồng.

4. Một số sản phẩm an toàn khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để thay thế cho các chất cấm trong chăn nuôi

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người hướng đến việc chăn nuôi bền vững, bằng cách sử dụng các loại thảo dược, chiết xuất an toàn, thay thế cho các chất cấm trong chăn nuôi, điển hình như:

Berberin 97% chiết xuất từ cây hoàng đằng, hoàn toàn từ thiên nhiên và tuyệt đối an toàn, không tồn dư trong vật nuôi, giúp tăng cường sức đề kháng, điều trị và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cho các loại gia súc, gia cầm, và thủy hải sản.

Chiết xuất Tỏi | Bột tỏi (Garlic extract powder) với hàm lượng allicin 1%, có tính kháng sinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus,… phòng trị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương,… tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt.

Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract) 100% từ thiên nhiên, chữa bệnh viêm đường tiêu hóa và bệnh lỵ amip, bảo vệ an toàn hệ vi khuẩn trong đường ruột.

L-Carnitine Fumarate là dẫn xuất của một acid amin, có vai trò như một vitamin trong cơ thể. Nó là một chất bột màu trắng, được tổng hợp từ lysine và methionine, dễ tan trong nước, có tác dụng thần kì trong việc giảm mỡ, tăng cơ cho vật nuôi.

Bột Tảo Xoắn (bột Tảo Spirulina) được làm từ Tảo Xoắn Spirulina là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, sinh trưởng tự nhiên trong đại dương và các hồ nước mặn ở khu vực có khí hậu cận nhiệt đới. Loại tảo này chứa hàm lượng protein, vitamin và các loại khoáng chất cực kì cao, giúp bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi rất tốt.

Beta Glucan (β-glucan) có tác động tích cực đối với heo. Bổ sung Beta glucan nguyên liệu vào khẩu phần của heo con sau cai sữa với hàm lượng 0.025% giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và khả năng chống lại Streptococcus suis, giúp gia tăng hiệu suất tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch chống lại E.coli.

Immunevets® là chế phẩm sinh học được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ các chủng lợi khuẩn nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: [email protected]

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành

Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17

Email: [email protected]

Dược phẩm Thiên Tuế - Hợp tác chân thành -

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Nguyên liệu sản xuất Thức ăn & Thuốc thủy sản

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn và Chế phẩm, Thuốc thủy sản.

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Nguyên liệu sản xuất Thức ăn chăn nuôi

Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y.

Chất cấm trong chăn nuôi là gì

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế THIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY Xin chào quý khách! Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất Thực phẩm chức năng, Thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y - thủy sản hàng đầu Việt Nam. Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.

Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như thế nào?

Nghị định 14/2021/NĐ-CP nêu rõ mức phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt đến 80 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Salbutamol chăn nuôi là gì?

Salbutamol là chất bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hoocmôn tăng trưởng. Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Clenbuterol: (Spiropent, Ventipulmin) là một amin giao cảm được sử dụng bởi người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản.

Clenbuterol và Salbutamol là gì?

Clenbuterol và salbutamol là hai chất thuộc nhóm beta-agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người. Ngoài ra khi dùng các chất này cho heo ăn, thì sẽ làm cho heo nở mông, nở đùi, tăng trọng nhanh, đặc biệt là tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc.

Định nghĩa thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.