Chánh án Tòa án nhân dân TP HCM là ai

Chánh án Tòa án nhân dân TP HCM là ai
Phó Chánh án TAND TPHCM Phạm Thị Thu Hà và Phó Chủ tịch HĐND huyện Đỗ Thanh Hòa trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Phạm Thị Thanh

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 18/5, tại trụ sở Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Hóc Môn, TAND TPHCM tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó chánh án TAND huyện Hóc Môn. Tham dự có Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TAND TPHCM Phạm Thị Thu Hà; Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hóc Môn Đỗ Thanh Hòa.

Tại buổi lễ, đại diện TAND TPHCM đã công bố Quyết định số 497/QĐ-TCCB ngày 9/5/2022 của TAND Tối cao về việc bổ nhiệm đồng chí Phạm Thị Thanh, sinh năm 1980, Thẩm phán sơ cấp, Chánh tòa Tòa Dân sự TAND huyện Hóc Môn giữ chức vụ Phó Chánh án TAND huyện Hóc Môn. Thời gian giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 15/5/2022.

Phát biểu chúc mừng, Phó Chánh án TAND TPHCM Phạm Thị Thu Hà gửi lời chúc mừng đến Tân Phó Chánh án TAND huyện Hóc Môn Phạm Thị Thanh. Đồng thời, đồng chí tin tưởng trong thời gian tới, đồng chí Phạm Thị Thanh tiếp tục phát huy thế mạnh, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, học tập, đoàn kết cùng đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tịnh Văn

Tin liên quan

Chánh án Tòa án nhân dân TP HCM là ai
Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM Lê Thanh Liêm và các đại biểu chúc mừng các đồng chí được nhận quyết định tại buổi lễ.

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 18/1, Tòa án Nhân dân TPHCM đã tổ chức Lễ công bố quyết định điều động và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức và Tòa án Nhân dân Quận 1. Đến dự có các đồng chí: Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án Nhân dân tối cao; Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM; Lê Thanh Phong, Thành ủy viên, Chánh án Tòa án Nhân dân TPHCM; Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Quận 1;…

Theo Quyết định của Tòa án Nhân dân tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 1 Nguyễn Thành Vinh được điều động giữ chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức, nhiệm kỳ là 5 năm. Đồng chí Nguyễn Thành Vinh sinh năm 1972. Đồng chí Nguyễn Thành Vinh đã giữ chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 1 từ năm 2017.Trình độ Tiến sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

Tòa án Nhân dân tối cao cũng đã có có quyết định điều động các đồng chí: Nguyễn Xuân Tùng, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 9; Vũ Thanh Lâm, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức; Nguyễn Thu Sương, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 7 giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức.

Tại buổi lễ, đồng chí Quách Hữu Thái, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 2 cũng đã nhận quyết định bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 1 của Tòa án Nhân dân tối cao.

Phát biểu tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Anh Tuấn chúc mừng 5 đồng chí được nhận quyết định tại buổi lễ. Đồng chí Trần Anh Tuấn cho biết, các đơn vị của Tòa án Nhân dân tối cao đã làm việc khẩn trương đảm bảo quy định của Đảng, ngành để ban hành các quyết định trao cho 5 đồng chí. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Anh Tuấn tin tưởng, sau khi nhiệm vụ mới, 5 đồng chí, trong đó có các đồng chí trong ban lãnh đạo Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức đoàn kết thống nhất hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Chánh án Tòa án nhân dân TP HCM là ai
Chánh án Tòa án nhân dân TP Thủ Đức phát biểu tại buổi lễ.

Thay mặt các đồng chí được nhận quyết định tại buổi lễ, Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức Nguyễn Thành Vinh chia sẻ, Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức và thực hiện nhiệm vụ của Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức theo quy định.

Theo đồng chí Nguyễn Thành Vinh, cùng với việc tham mưu để xây dựng lực lượng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và nghiệp vụ giỏi, Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức cũng nhanh chóng tiếp tục giải quyết các việc còn tồn đọng, kế thừa của Tòa án Nhân dân Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức, tránh gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức từ việc sáp nhập. Song song đó là khẩn trương tiếp nhận thụ lý mới các vụ việc tranh chấp phát sinh và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời phải thực sự tạo được sự chuyển biến mới để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn TP Thủ Đức, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Tòa án.

S.Hải

Tin liên quan

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ quan đầu não của hệ thống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài viết dưới chúng tôi xin đưa ra nội dung về Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để bạn đọc tham khảo.

Lịch sử hình thành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước. Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.  

Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận – huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành phố không ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận – huyện. Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05 Tòa chuyên trách, 03 bộ phận trực thuộc. Biên chế của toàn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734 cán bộ – công chức (thành phố 233; quận – huyện 501), trong đó có 253 Thẩm phán (thành phố 81; quận – huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận – huyện 264), 98 cán bộ – công chức khác (thành phố 33; quận – huyện 65) chưa tính đến số hợp đồng.

Hệ thống tổ chức

Hiện nay hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm có lãnh đạo có 05 người, gồm 01 Chánh án và 04 Phó Chánh án, các tòa chuyên trách, bộ phận đều bố trí đủ cán bộ lãnh đạo. 24 Tòa án nhân dân quận – huyện ban lãnh đạo có từ 02-03 đồng chí, tòa thấp nhất có 03 thẩm phán, cao nhất có 17 thẩm phán. Cụ thể ban lãnh đạo gồm:

 01 Chánh án là bà Ung Thị Xuân Hương

Các Phó Chánh án là: Ông Huỳnh Ngọc Ánh; Bà Hà Thúy Yến; Ông Nguyễn Văn Châu; Ông Đỗ Khắc Tuấn

Trang web Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Việc tìm kiếm trang web của các cơ quan nhà nước giúp ích rất nhiều cho người dân trong việc tìm hiểu pháp luật cũng như biết nhiều thông tin hơn về cơ quan đó. Hiện nay trang web của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là:

http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home;jsessionid=60F44A1A977709FF8A14EDBCFF24098B

Chánh án Tòa án nhân dân TP HCM là ai

Thông tin liên hệ Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh

Bài viết xin đưa ra Thông tin liên hệ Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh giúp bạn đọc có thể liên hệ khi cần. Cụ thể: 

Ðịa chỉ : 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel : (84-8)8.292.448

Fax : (84-8)8.292.448

Email:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trong hệ thống tòa án nhân dân và theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân số: 62/2014/QH13 thì tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chung.  Cụ thể tại Khoản 1, 2 điều 2 của Luật tổ chức toà án nhân dân có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án như sau:

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Có thể thấy toà án thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tòa án khác trên cả nước đều có nhiệm vụ chung đó là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng chính nhiệm vụ, hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Nhiệm vụ chính của Tòa án đó là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân theo đúng chức năng, thẩm quyền của mình.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh  nằm trong chuyên mục Tòa án nhân dân được chúng tôi cung cấp đến khách hàng với mục đích để khách hàng tham khảo thông tin liên quan.

>>>> Tham khảo: Thủ tục ly hôn