Cây được mệnh danh là hóa thạch của biển năm 2024

Vào tháng 11 năm 2010, Kỷ lục Guinness Thế giới trao danh hiệu "sinh vật sống lâu đời nhất" cho Triops cancriformis, còn gọi là Tôm nòng nọc. Lý do đây là loài giáp xác bọc thép đã xuất hiện từ kỷ Trias (251,9 triệu đến 201,3 triệu năm trước).

Tôm nòng nọc thường có thói quen đào các vũng nước tạm thời để sinh sống, chúng có sự thích nghi tốt đến mức đã tồn tại hàng trăm triệu năm. Một nghiên cứu DNA được công bố từ năm 2010 cho thấy, loài này đã không ngừng tiến hóa bên dưới lớp áo giáp của chúng, tạo ra sự khác biệt giữa các loài theo thời gian mà mắt người không phải lúc nào cũng có thể phát hiện ra.

"Hóa thạch sống" tôm nòng nọc đã tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm

Vậy còn những ứng cử viên khác cho danh hiệu động vật tồn tại lâu nhất trên Trái Đất thì sao? Thực tế thì có một số loài còn sống Dòng cua móng ngựa trải dài khoảng 480 triệu năm xuyên quá khứ cho đến hiện tại, nhưng chúng không thay đổi nhiều trong hàng triệu năm. Nổi tiếng nhất trong số những cái gọi là "hóa thạch sống" này là một nhóm cá biển sâu có tên là cá vây tay.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra hóa thạch cá vây tay vào những năm 1800 và cho rằng, chúng đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm. Nhưng sau đó, vào năm 1938, những người đánh cá đã bắt được một con cá vây tay còn sống ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Những con cá cổ đại này có niên đại hơn 400 triệu năm, nhưng hiện vẫn là loài hải sản có thể đánh bắt được.

Các loài cá vây tay đang bơi trong đại dương ngày nay cũng y không giống với các loài cá vây tay đã hóa thạch. Ngoài ra, còn có loài cua móng ngựa cổ xưa tương tự đã sống khoảng 480 triệu năm. Một nghiên cứu năm 2012 phát hiện ra rằng, nhóm cua móng ngựa châu Á sống lâu đời nhất được gọi là Tachypleus chỉ mới xuất hiện khoảng 25 triệu năm trước, mặc dù trông giống như hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi.

Dòng cua móng ngựa đã có lịch sử trải dài khoảng 480 triệu năm

Việc giải mã lịch sử tiến hóa của các loài động vật sống đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, loài tôm nòng nọc, cá vây tay và cua móng ngựa đều cho chúng ta biết rằng ngay cả những sinh vật có vẻ ổn định nhất cũng luôn thay đổi.

Các nghiên cứu về hồ sơ hóa thạch cho thấy các loài thường tồn tại từ 500.000 năm đến 3 triệu năm trước khi chúng bị tuyệt chủng hoặc bị thay thế bởi một thế hệ con cháu. Hơn nữa, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của động vật. Nếu chúng không thể di cư đến một nơi khác có cùng loại môi trường sống, nó sẽ tuyệt chủng.

Các nhà khoa học lập luận rằng "hóa thạch sống" có thể được sử dụng như một thuật ngữ chung để nghiên cứu các sinh vật có các thuộc tính nhất định, chẳng hạn như tốc độ thay đổi tiến hóa chậm.

Sứa hoa đào đã sống trên Trái đất cách đây hơn nửa tỷ năm, từ rất lâu trước khi những loài khủng long đầu tiên xuất hiện.

CNS hôm 22/9 chia sẻ video cận cảnh hiếm thấy về sứa hoa đào được quay tại hồ Yinkengshan ở Vườn quốc gia Suichang Gold Mine thuộc thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.

Cây được mệnh danh là hóa thạch của biển năm 2024
Sứa hoa đào có tuổi đời lâu hơn cả khủng long.

Sứa hoa đào là sứa nước ngọt duy nhất trên thế giới và chỉ sống trong nước không ô nhiễm. Đây là năm thứ 15 liên tiếp loài sứa đặc biệt này được tìm thấy ở Yinkengshan, cho thấy hồ duy trì chất lượng nước tốt.

"Năm nay, chúng trông lớn hơn so với những năm trước đó", một nhân viên tại Vườn quốc gia Suichang Gold Mine chia sẻ.

Được mệnh danh là "hóa thạch sống", sứa hoa đào đã xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 550 triệu năm, lâu đời hơn cả khủng long. Nó chỉ nhỏ như một đồng xu với cơ thể hình chiếc ô gần như trong suốt.

Sứa hoa đào sống trong hồ Yinkengshan ở Trung Quốc. (Video: CNS)

Sứa hoa đào lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc cách đây hơn 400 năm vào thời nhà Minh và thường được xuất hiện vào mùa hoa đào nở. Trông chúng cũng giống như những cánh hoa trôi trong nước nên được người dân đặt cho cái tên như vậy. Ngoài ra, loài này còn có một số tên gọi khác như sứa nước ngọt và gấu trúc nước.

Sứa hoa đào có nguồn gốc từ lưu vực sông Trường Giang, nhưng ngày nay đã được giới thiệu tới mọi lục địa trừ Nam Cực. Tại Trung Quốc, chúng có giá trị nghiên cứu cũng như làm cảnh cao và là động vật được bảo vệ cấp 1 quốc gia.

Để sinh tồn, loài nào cũng cần nước và thức ăn. Tuy nhiên, với Welwitschia Mirabilis, chỉ cần khoảng 8 ml nước là đủ cho cả năm. Một phần nhỏ nước này đến từ mưa, phần khác là từ sương.

Là một loài cây mọc thấp, bắt nguồn từ lá mầm của hạt mầm, được hình thành từ cuống lớn thẳng đứng và chỉ mọc đúng hai lá to bản trong suốt cuộc đời nhưng 2 chiếc lá này phát triển chậm chạp và có thể đạt đến độ dài tối đa từ 2 - 4m. Chúng bị gió và cát cào xé, vặn vẹo thành những hình thù kỳ dị, nên khi mới nhìn, người ta thường lầm tưởng rằng cây có rất nhiều lá và bị gọi là “bạch tuộc sa mạc”. Cây Welwitschia to nhất từng được biết với biệt danh "Welwitschia vĩ đại", cao 1.4 m và rộng hơn 4 m đường kính.

Tình trạng sống thiếu nước lý giải tại sao hình dáng cây này trông khô héo, xù xì, xám xịt như đất. Quả của chúng bao gồm giống đực và cái, lớn lên trên các cây khác nhau. Do tồn tại được dưới điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên chúng cũng có có bộ rễ dài vô địch: 40 mét để “mò đi tìm nước. Ngoài ra chúng có thể hấp thụ nước sương qua lá. Loài này thậm chí có một đặc điểm sinh lý học giống với họ Lá bỏng (loài cây với lá mọng và dày như cây xương rồng): sự trao đổi chất axít – vào ban ngày, lá cây sẽ giữ lỗ khí đóng để ngăn sự thoát nước, nhưng vào ban đêm chúng sẽ mở ra, để cho cácbon điôxít xâm nhập vào được để quang hợp. Loài cây này có vị rất ngọt và ngon dù ăn sống hay nướng lên, đó là lý do mà nó có một cái tên khác nữa là “Onyanga”, có nghĩa là “Hành tây của sa mạc”.

Văn hóa và biểu tượng

Cây Welwitschia được biết đến là loài thực vật đang bị đe dọa mức báo động. Tuy nhiên, người ta cho rằng đây là loài cây được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trong số những loài cây của tỉnh Namibia, Angola. Cây Bách Lan có thể trồng từ hạt mầm ẩm và phơi trước ánh nắng gắt trong nhiều tuần. Rất khó để đánh giá được tuổi thọ của nó nhưng các nhà thực vật học ước tính nó có thể sống đến 1.000 - 2.000 năm tuổi dù trời không mưa trong suốt 5 năm. Với tuổi thọ kéo dài như vậy, loài cây này được mệnh danh là “hoá thạch sống”. Tại Angola, nó là biểu tượng cho sự sống trường tồn, bền bỉ, sống sót của các loài thực vật và động vật trên sa mạc.

Trong thần thoại của Angola, do hình thức xấu xí mà loài thực vật này thỉnh thoảng được hình dung như một cây ăn thịt, điều mà hiển nhiên là hoàn toàn sai lầm. Các cầu thủ của Đội tuyển bóng Rugby Union của Namibia, một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng và phổ biến tại tỉnh Namibia, còn có biệt danh là “Welwitschias”. Cái tên Welwitschia còn được dùng làm tên thương mại cho nhãn hiệu nước tăng lực và khoai tây.

Với những đặc tính kỳ lạ và sự quý hiếm của mình, cây Bách Lan được xếp trong danh mục Các loài thực vật hoang dã trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã đang có nguy cơ bị đe dọa.