Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Câu chuyện về xót chó đánh người đến mức phải nhập viện những ngày qua nhận được nhiều chú ý. Bởi lâu nay, những vấn đề liên quan đến ứng xử văn hóa trong cộng đồng kiểu như thế vẫn cứ tồn tại, chung quy cũng chỉ liên quan đến ranh giới riêng - chung.

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024
Mỗi người tự ý thức sẽ tạo nên văn hóa ứng xử đẹp ở chung cư

Nhìn ở một vấn đề cụ thể, chuyện nuôi chó mèo ở chung cư từng có không biết bao nhiêu tranh cãi, thậm chí là cả những cuộc “đại chiến”. Phe đồng tình viện dẫn đủ lý do, trước hết là tình yêu thương động vật và nó hoàn toàn không bị pháp luật ngăn cấm. Ở chiều ngược lại, những người không đồng tình có muôn vàn viện dẫn những hệ lụy từ việc nuôi thú cưng, nhất là ở chung cư, như vấn đề vệ sinh, tiếng ồn, an toàn… Và cuộc chiến ấy cho đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Những xung đột về mặt lợi ích và ứng xử văn hóa trong cộng đồng, đặc biệt ở các khu chung cư tưởng chừng nhỏ, nhưng không ít trong số đó, chuyện bé lại… xé ra to theo cách không ai ngờ.

Trong các không gian chung cư có rất nhiều câu chuyện diễn ra như cơm bữa: gây mất trật tự, ồn ào, không giữ vệ sinh, chiếm đoạt không gian chung, hút thuốc, hay xả rác bừa bãi… Ngay cả trong phạm vi căn hộ mình đang sở hữu những tưởng là riêng biệt hoàn toàn, nhưng trong cái riêng đó, một vài hành động ngoài kiểm soát cũng trở thành vấn đề chung. Huống chi, những không gian như hành lang, cầu thang, lối đi, sân chơi… là của chung, câu chuyện ý thức càng phải được đề cao hơn.

Một hành vi bỏ rác chưa đúng nơi quy định có thể tạm xem là nhỏ. Vấn đề nhỏ ấy sẽ thành không có gì và biến mất nếu mỗi người tự ý thức hơn, thay vì chỉ thấy tiện cho mình. Nhưng nếu hành vi ấy mang tính cố ý, lặp lại, nó sẽ không còn là chuyện nhỏ. Và nếu nhà nào cũng như thế, nó đã thành chuyện lớn. Tương tự, một chiếc loa kẹo kéo với những cuộc vui karaoke, những bữa ăn nhậu nếu có sự tiết chế vừa đủ cả về mặt âm lượng, thời gian, nó sẽ khiến tất cả dĩ hòa vi quý. Chuyện nuôi thú cưng cũng thế, nếu như chủ nhân biết giữ gìn vệ sinh, không để ảnh hưởng đến hàng xóm, nhất là trẻ nhỏ.

Trong câu chuyện về văn hóa ứng xử cộng đồng ở các khu chung cư luôn có 2 vế để phải suy ngẫm, đó là quyền cá nhân và lợi ích chung. Chuyện nuôi thú cưng, hát karaoke, ăn uống, nhậu nhẹt… là quyền của mỗi người. Pháp luật hoàn toàn không có điều khoản nào cấm, nhưng khi quyền của người này xâm phạm hay ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của một người khác, hay rộng hơn là của cả cộng đồng, thì câu chuyện đã không còn của riêng ai. Pháp luật cũng có những quy định xử phạt về hành vi thả rông động vật, hay gây tiếng động lớn, ồn ào huyên náo. Tuy nhiên, ứng xử văn hóa có lẽ là cách giảm thiểu xung đột hiệu quả nhất.

Không ít người sẽ đặt ra câu hỏi, nếu người chủ của chú chó kia tự ý thức, ứng xử có chừng mực hơn, sự việc chắc chắn sẽ không bị đẩy đi quá xa. Trong câu chuyện ứng xử này, việc đặt bản thân vào vị trí của người đối diện sẽ khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Xét cho cùng, ranh giới riêng - chung rất dễ bị vi phạm. Và trong không ít trường hợp, lâu ngày nó trở thành thói quen trong cách chúng ta ứng xử. Đừng chỉ nghĩ cuộc sống ở chung cư giống như chiếc hộp khép kín. Đã có rất nhiều câu chuyện đẹp, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, về sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Khi cùng mở lòng, người ta dễ tìm được tiếng nói cảm thông, để “chín bỏ làm mười”. Bài học về đối nhân xử thế “bán anh em xa, mua láng giềng gần” mà cha ông ta để lại vẫn luôn có ý nghĩa.

Cách vào đề bá đạo của thầy giáo, kinh nghiệm thi vấn đáp của sinh viên, giáo sư cao tay... là những truyện cười hay nhất ngày nhà giáo Việt Nam.

Cách vào đề bá đạo của thầy giáo, kinh nghiệm thi vấn đáp của sinh viên, giáo sư cao tay... là những truyện cười hay nhất ngày nhà giáo Việt Nam.

Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố dành cho cả lớp.

- Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?.

- Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

- Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

- Là đạo ý tưởng ạ!

- Ăn cắp thơ gọi là gì?

- Là đạo thơ ạ!

- Vậy còn ăn cắp răng?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau...

- Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học... ''đạo hàm''.

Kinh nghiệm thi vấn đáp của sinh viên

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Một sinh viên kiến trúc đi thi vấn đáp. Cô giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.

Thôi thì dù sao cũng là trò mình, cô hỏi nốt câu cuối:

- Thế theo em thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào:

- Thưa cô, có 4 cái!

Cô giáo lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói:

- Em đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé!

Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn tịt ngòi trước tất cả các câu hỏi. Cô lại đành chiếu cố câu hỏi như cũ:

- Thế theo em thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay:

- Thưa cô, có 5 cái bóng đèn!

Cô giáo lắc đầu:

- Em lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!

Sinh viên nọ đáp ngay:

- Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần một cái bóng đèn).

Tính chất của vàng

Trong giờ thực hành môn hoá học thầy giáo nói về các tính chất của vàng.

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

- Ngoài các tính chất dễ nhận thấy của vàng như: có vẻ ngoài sáng bóng, dẫn nhiệt tốt, điện tốt. Em nào cho tôi biết vàng còn có tính chất hoá học nào nữa?

Thấy Tũn đang gà gật thầy gọi lên bảng hỏi:

- Tũn em hãy cho biết vàng còn có tính chất nào nữa hả?

- Thưa thầy vàng còn có tính chất dễ bay hơi nữa ạ.

- Em chắc chứ?

- Dạ chắc. Không tin thì thầy thử để một cục vàng ra ngoài đường xem.

- !?!

Lý do thầy giáo ném giày vỡ bóng đèn

Thầy giáo vừa bước vào lớp, thì vội cầm chiếc giày phi thẳng vào cái bóng đèn ở trên tường lớp.

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Bóng vỡ, đèn hỏng. Cả lớp tối om.

Thầy hỏi học sinh:

- Thấy tối không?

Học sinh tái mặt:

- Tối lắm thầy ạ.

Thầy giáo cười tươi, nói:

- Tốt. Hôm nay chúng ta học tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

- !?!

Hai mươi phần trăm thì khó quá

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Trong giờ toán, cô giáo hỏi một học sinh:

- Em hãy cho cô biết: 'Hai mươi phần trăm là bằng bao nhiêu?'.

- Thưa cô. Hai mươi phần trăm khó tính quá, không dễ như năm mươi phần trăm với trăm phần trăm ạ.

- Sao lại như vậy? Thế năm mươi và một trăm phần trăm thì bằng bao nhiêu?

- Dạ, 50% bằng nửa ly và 100% bằng một ly ạ.

- !?!

Bí quyết học toán

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Trên đường đi học về Tý bảo Tũn:

- Cậu muốn có “bí quyết” học toán nhớ lâu không?

- Làm cách nào, chỉ cho mình với.

- Dễ thôi! Cậu chịu khó 'sưu tầm' là được.

- Sưu tầm thế nào?

- Phải tìm vật thật, ví dụ: Hình tròn thì tìm: cam, nho, bưởi, táo… còn hình vuông, hình chữ nhật thì tìm: bánh trung thu, kẹo cao su… Các thứ ấy luôn để bên mình mọi lúc mọi nơi thì cậu sẽ nhớ lâu thôi.

- Ồ! Hay thật! Thế còn đọan thẳng chắc phải nhờ đến 'roi mây' của bố mẹ và 'thước kẻ' của cô giáo đúng không?

- !?!

Khi thầy giáo nói chuyện với người yêu

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Thầy giáo trẻ dạy văn gọi điện tâm sự với người yêu:

- Hôm nào anh gặp em để nói về chủ đề tình yêu. Tư tưởng chủ đề là anh rất yêu em.

- Dạ!

- Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe anh đấy chứ?

- Dạ, em vẫn đang nghe đây anh.

- Lát nữa anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần, sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!

Cô gái nhẹ nhàng:

- Dạ, thưa thầy, em hiểu ạ!

- Chết sao em lại nói thế!

Cũng may cô ấy không biết mình

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Một nam sinh nói với một nữ sinh:

- Cậu có thấy thầy hiệu trưởng là một người đáng trách?

- Này! Cậu có biết tớ là ai không hả?

- Không!

- Tớ là con gái của ông ấy đấy!

Nam sinh lại nói với nữ sinh:

- Thế cậu có biết tớ là ai không?

- Không biết!

- Ồ, thật may quá.

- !?!

Giáo sư cao tay

Câu chuyện hài về ứng xử văn hóa năm 2024

Sáu sinh viên đi chơi và dự định trở về vào chiều chủ nhật để chuẩn bị cho bài thi.

Nhưng do ham vui nên trưa thứ hai họ mới về đến nơi. Giáo sự gọi một người trong số họ lên và hỏi:

- Tại sao các em vắng mặt trong ngày thi hôm trước

- Thưa giáo sư xe bọn em bị nổ lốp nên về trễ. Xin giáo sư cho chúng em được thi lại vào ngày mai ạ.

Giáo sư ngẫm nghĩ một lúc rồi đồng ý. Sáu anh chàng thở phào ra về và tối hôm đó ra sức học thật khuya.