Cần phải chọn cành giâm như thế nào

Không phải giống cây nào cũng chỉ có cách trồng bằng hạt. Giâm cành là phương pháp ưu Việt mà bạn cần biết và thực hiện nó trên cây trồng của mình.

Bạn có thể nhân giống loại cây mà bạn thích bằng cách lấy một cành để trồng thành cây mới. Trồng cây bằng cách giâm cành sẽ mất thời gian khoảng vài tuần, nhưng cách giâm cành tương đối dễ thực hiện, chỉ cần bạn tuân thủ theo đúng quy trình.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật giâm cành cũng như trả lời cho câu hỏi các loại cây có thể giâm cành nhé.

Ưu điểm của giâm cành

Cần phải chọn cành giâm như thế nào

Những ưu điểm vượt trội mà phương pháp giâm cành mang lại cho bạn:

– Đây là biện pháp sử dụng những đoạn cành bánh tẻ (hom giống) và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính. Để những yếu tố sinh học bên trong hom giống được thay đổi, để chúng có thể sinh ra rễ và thân mới. Tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự phát triển, sinh trưởng cho sản phẩm.

– Cũng giống như những phương pháp nhân giống vô tính khác, kỹ thuật giâm cành còn mang ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết những đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây con được tạo ra không bị phân ly hay biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc lựa chọn tạo giống mới.

– Vườn chè được trồng theo phương pháp cành giâm, ngoài những ưu điểm nêu trên, còn đạt chỉ tiêu phát triển đồng đều, những lứa búp non phát sinh tập trung, dễ dàng cho việc thu hái. Năng suất chè búp tươi thu được khi trồng bằng phương pháp giâm cành so với chè trồng theo cách truyền thống, là trồng bằng hạt cùng giống, cùng tuổi tăng 30 cho tới 40%, phẩm chất của chè búp khô khá đồng nhất.

– Đối với loại cây có múi, giâm cành có tác dụng quan trọng là khắc phục hiện tượng phân ly biến dị của những cây gốc ghép, tạo ra tổ hợp những cây ghép thuần nhất.

Kỹ thuật giâm cành hiệu quả nhất

Cần phải chọn cành giâm như thế nào

Trong kỹ thuật giâm cành Fao chia nhỏ thành 7 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi mọi người nắm được những kỹ thuật cơ bản để có hiệu quả cao nhất.

1. Chuẩn bị hom giống

– Trước hết bạn cần phải lựa chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn của giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn lựa các cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định phát triển, vỏ cành đang chuyển sang màu nâu, không bị nhiễm sâu bệnh để cắt thành những hom giống.

– Đối với giống cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, thiết kế chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, giúp cành vươn dài để làm giống.

2. Chuẩn bị vườn ươm giâm hom

– Lựa chọn khu đất cao, khuất gió, gần vị trí nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không vượt quá 5 độ. Tại những vùng miền cao, vùng gò đồi, chọn lựa loại đất đỏ vàng, có độ pH nằm trong khoảng từ 4,5 đến 6,0 đất tơi xốp.

Đất cần được cày cuốc với độ sâu từ 25 đến 30cm, làm nhỏ, lên luống có chiều cao từ 10 đến 20cm, chiều rộng từ 1 đến 1,2m, khoảng cách các luống lý tưởng khoảng 50cm, làm rãnh.

Trên mặt luống rải chất nền có chiều dày từ 10 đến 12cm. Chất nền là cát non sạch hay 2/3 cát non cùng với 1/3 mùn cưa đã được ngâm với nước vôi trong, phơi khô hay đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10 cho tới  20cm.

– Thiết kế dàn che trên và xung quanh những luống vườn ươm, gồm nhữngt khung cột đỡ cao  từ 1,6 tới 1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, phên nứa, cỏ tế,có thể lợp bằng ni lông đục những lỗ nhỏ. Xung quanh cần được che kín bằng cót hoặc phên nứa…

– Nhiều nơi tiến hành giâm hom bằng những túi bầu bằng nilông 12 đến 18 cm, dưới đáy cần đục 6 tới 8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt đã được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng có độ dày từ 5 đến 7cm. Những túi bầu cũng được xếp thành các luống và thiết kế dàn che.

3. Cắt và cắm hom

–Thực hiện việc cắt cành giống vào những có khí hậy râm, mát, mưa nhẹ vào thời điểm sáng sớm, chiều mát. Cắt xong thì bạn cần phun nước lã và đặt đứng vào những xô chậu có nước cao 5cm, che đậy.Sau đó đem ngay về vườn ươm, cắt thành những hom có chiều dài từ 5 đến 7cm có 2 cho tới 4 lá, đối với chè thì mỗi hom có chiều dài 3 đến 4cm có 1 lá và mầm nách lá. Ngoài ra bạn có thể thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh tình trạng bốc hơi nước.

Cắt hom xong phải thực hiện cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm cành, những hom được xử lý bằng một trong những chất kích thích ra rễ như -NAA, IBA sau đó mới cắm.

– Chất IBA sử dụng cho chè, nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong vòng 5 đến 10 giây, đối với hom còn xanh, dung dịch pha 2.000ppm, hom hóa gỗ 1/3 (3.000 đến 4.000 ppm) và hom hóa gỗ hoàn toàn (400 đến 600ppm).

– Chất -NAA sử dụng cho những loại cây có múi và cây ăn quả khác. Cách thực hiện nhúng hom và thời gian, nồng độ của dung dịch được thực hiện như trên.

4. Cắm hom vào luống

Cần phải chọn cành giâm như thế nào

Cứ 1m2 thì tiến hành cắm 160 hom theo mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất một khoảng là 1cm, nén chặt đất sau đó tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1 đến 2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm nằm trong khoảng từ 80 đến 85%.

5. Thời gian giâm hom

– Cây chè: cắt cành giâm hom từ tháng 6 cho tới tháng 7 đến cuối thu. Cây ăn quả: thực hiện giâm cành trong những tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 tới tháng 10.

– Sau khi cắm hom cho tới thời điểm ra rễ, trong suốt khoảng thời gian đó bạn cần luôn phải giữ ẩm trong vườn ươm, tiến hành tưới phun mưa hàng ngày, trữ khi trời mưa.

Nhiệt độ phù hợp là 21 đến 25 độ C. Sau 1 tháng thì tưới theo tần suất 3 đến 5 ngày/lần, sau 3 tháng thì thời gian sẽ thưa hơn, là 7 đến 15 ngày/lần tùy thuộc vào thời tiết.

– Điều chỉnh lượng ánh sáng vườn ươm: sau 3 cho tới 5 tháng, tách dần dàn che từ 1/3 đến 1/2. Tới thời điểm trên 6 tháng: bỏ dàn che ra.

6. Bón thúc

Sau khi cắm hom khoảng thời gian từ 1,5 đến 2 tháng thì bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng với nồng độ 0,5%, sau 4 tới 5 tháng thì pha với nồng độ là 1%.

Ngoài ra bạn có thể bón thúc bằng phân khoáng: cứ 1m2 mặt luống bón với liều lượng tăng dần: sau 2 tháng, bón phân với lượng: 5g urê + 4gsupe lân + 7g kali, sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali; sau 6 tháng thì lượng phân bón tăng lên: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.

7. Xuất vườn trồng mới

Đối với giống cây chè: cây có chiều cao 20cm đường kính gốc từ 3 đến 4mm, có 6 tới 8 lá thật, khoảng 6 tháng tuổi. Đối với những loại cây ăn quả: cây có chiều cao từ 40 đến 60cm, có 2 cành lá cấp 1 trở lên, đường kính gốc nằm trong khoảng từ 5 đến 6mm. Trồng mới theo quy trình kỹ thuật của từng giống cây.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách giâm cành cũng như là những kỹ thuật giâm cành, cách chăm sóc cành sau khi giâm để đạt được hiệu quả nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay thực hiện giâm cành đối với nhiều loại cây khác nhau và đạt được chất lượng tốt nhé. Chúc các bạn thành công!

Không phải loài cây nào cũng nhất định phải trồng bằng hạt. Bạn có thể nhân giống cây mà bạn thích bằng cách lấy một cành để trồng thành cây mới. Trồng cây bằng cách giâm cành sẽ mất vài tuần, nhưng phương pháp này tương đối dễ thực hiện, miễn là bạn tuân thủ đúng các bước. Đầu tiên, bạn cần cắt một cành còn non với một chồi mới mọc, sau đó nuôi cho cành ra rễ trong chai nước hoặc hỗn hợp đất tơi xốp. Khi rễ đã hình thành, bạn chỉ việc trồng cành cây xuống đất và chờ cây mọc lên.

  1. 1

    Xác định xem loài cây bạn muốn nhân giống có thể trồng bằng cách giâm cành không. Không phải cây nào cũng có thể trồng bằng cách này. Một số cây phổ biến có thể giâm cành là: hương thảo, bạc hà, húng quế, cà chua, hoa hồng, thường xuân, phú quý, cây sơn thù du đỏ và vàng. Bạn có thể tìm trên mạng hoặc xem hướng dẫn ở vườn ươm để xác định cây mà bạn muốn nhân giống có thể trồng bằng cành không.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cắt một cành từ cây đang trồng. Chọn một cành cây khỏe mạnh, không nhiễm bệnh trên ngọn cây. Dùng kéo tỉa cây cắt ở gốc cành. Mỗi cành cần dài khoảng 10-15 cm.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm cành non và gầy, lý tưởng nhất là cành có chồi non mới mọc. Những cành này sẽ mọc khỏe nhất khi trồng.

  3. 3

    Cắt các cành lớn và tỉa bớt 2/3 số lá trên cành. Lá và chồi sẽ cản trở sự phát triển của rễ, một yếu tố cần thiết để cây mọc lên từ cành. Bạn hãy dùng kéo làm vườn để cắt các cành có chồi mọc và 2/3 số lá trên cành.

    • Nếu các lá còn lại trên cành bắt đầu héo úa khi cành đang đâm rễ thì nghĩa là cây mới trồng đang chết.

  4. 4

    Cắt chéo 30 độ ở gốc các cành cây gỗ và lớn hơn. Cắt chéo góc tại gốc của cành cây. Như vậy bạn sẽ nhớ đâu là đầu dưới để sau đó cắm xuống đất. Nếu trồng cây rau thơm, bạn có thể bỏ qua bước này.

  5. 5

    Xác định xem bạn nên cắm cành vào nước hay cắm xuống đất. Rễ của các loài cây to với các cành gỗ to sẽ mọc tốt hơn trong đất. Các cây rau thơm nhỏ hơn như húng quế, bạc hà và hương thảo ban đầu có thể mọc trong nước. Hãy chọn phương pháp phù hợp nhất cho cây mà bạn định trồng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể áp dụng phương pháp giâm cành xuống đất cho các cành cây thân thảo và thân gỗ cứng.

  1. 1

    Cạo vỏ cây ở đoạn dưới cành cây gỗ cứng. Cạo lớp ngoài cùng của vỏ cây gần đầu dưới của cành cây cắt ra. Nhớ đừng cắt quá sâu để tránh làm hư hại cành. Bước này sẽ giúp rễ cây mọc ra ở gốc của cây mới. Nếu trồng rau thơm, bạn có thể bỏ qua bước này.

  2. 2

    Nhúng đoạn cuối cành cây vào hoóc môn kích thích ra rễ, nếu muốn. Bạn có thể mua gel hoặc bột hoóc môn kích thích ra rễ ở vườn ươm hoặc trên mạng. Bước này có thể giúp cho cành phát triển nhanh.

  3. 3

    Cắm cành vào chậu đựng hỗn hợp đất trồng cây. Độ tơi xốp của cát và đá trân châu sẽ tạo môi trường thuận lợi nhất để cành phát triển. Bạn cũng có thể trộn đất trồng cây với đá trân châu hoặc đá vermiculite. Dùng bút chì chọc một lỗ trong đất và cắm đầu dưới của cành vào đất.

    • Bạn có thể mua hỗn hợp đất trồng cây ở vườn ươm.
    • Sử dụng chậu có lỗ thoát nước dưới đáy.

  4. 4

    Tưới đẫm nước vào đất trồng cây. Tưới sao cho hỗn hợp đất đẫm nước. Cành cây mới trồng sẽ cần có nhiều nước vào giai đoạn đầu trước khi rễ hình thành.

    • Nước không được đọng thành vũng trên mặt đất. Nếu có nước đọng lại thi nghĩa là chậu trồng cây bạn đang dùng không có lỗ thoát nước.

  5. 5

    Trùm bao ni lông lên chậu cây. Dùng băng dinh hoặc buộc dây để giữ cố định bao ni lông trên chậu cây, nhớ đừng để bao ni lông không chạm vào cây. Bước này giúp tăng độ ẩm xung quanh cành và kích thích cây mọc.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Chờ 2-3 tuần để rễ cây hình thành. Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Trong 2-3 tuần, rễ cây sẽ đâm ra ở đầu dưới của cành. Bạn có thể cẩn thận sờ thử bên dưới cành xem rễ đã bắt dầu mọc chưa. Nếu không thấy rễ mọc ra, bạn sẽ phải cắt một cành khác và trồng lại.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Trồng cành cây xuống đất khi rễ đã hình thành. Khi rễ đã mọc ra ở đoạn dưới cành cây thì nghĩa là bạn đã có thể chuyển cây ra trồng ở vị trí cố định. Dùng xẻng nhỏ đào xung quanh cành cây, cẩn thận đừng xén trúng rễ. Lấy cây ra khỏi chậu và đặt vào vị trí mới.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lên mạng tìm hiểu cách chăm sóc và bảo dưỡng loại cây bạn đang trồng.

  1. 1

    Nhúng đầu cành vào hoóc môn kích thích ra rễ nếu muốn. Hoóc môn kích thích ra rễ có thể thúc cây phát triển nhanh hơn. Bạn có thể mua gel hoăc bột kích thích ra rễ ở các vườm ươm và nhúng đầu dưới của cành vào hoóc môn.

    • Cẩn thận kẻo hít phải bột kích thích ra rễ.

  2. 2

    Cắm cành cây vào chai nước đến khoảng 2 tuần. Cắm đầu dưới của cành cây vào chai hoặc cốc nước. Trong vòng 1-2 tuần, cành cây sẽ đâm rễ.

  3. 3

    Trồng cành cây xuống đất sau khi rễ bắt đầu phát triển. Lấy cành ra khỏi nước và cắm vào đất có độ thoáng khí tốt như đá trân châu hoặc đá vermiculite. Tiếp tục đặt cành cây ở nơi tối trong 2-3 ngày để cây không tiêu hao năng lượng vào quá trình quang hợp.

  4. 4

    Đặt cây ở nơi có nắng và tưới cho cây, nếu cần thiết. Nếu trồng cây trong nhà, bạn nên tưới cho cây 2-3 ngày một lần. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn nhớ trồng ở khu vực có đủ nắng. Tim hiểu trên mạng hoặc đọc hướng dẫn của vườm ươm về cách chăm sóc và bảo dưỡng cây mới trồng.

  • Kéo tỉa cây
  • Hoóc môn kích thích ra rễ (không bắt buộc)
  • Hỗn hợp đất trồng cây gồm cát và đá trân châu
  • Bao ni lông
  • Dây buộc
  • Thuổng làm vườn
  • Hoóc môn kích thích ra rễ (không bắt buộc)
  • Chai hoặc cốc
  • Nước
  • Đất trồng cây
  • Đá trân châu
  • Xẻng làm vườn

  • Nếu lá cây chết trên cành hoặc rễ không mọc ra trong 2-4 tuần, bạn sẽ phải cắt cành mới và bắt đầu trồng lại.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Lauren Kurtz. Lauren Kurtz là chuyên gia về tự nhiên và làm vườn. Lauren đã làm việc cho Aurora, Colorado, quản lý Water-Wise Garden tại Trung tâm Thành phố Aurora cho Cục Bảo tồn Nước. Cô đã có bằng cử nhân về Nghiên cứu Môi trường và Bền vững từ Đại học Western Michigan vào năm 2014. Bài viết này đã được xem 47.332 lần.

Chuyên mục: Làm vườn

Trang này đã được đọc 47.332 lần.