Cách xử lý khi mắc sai lầm

“Nhân vô thập toàn” nên sai sót trong công việc là điều tất yếu.

Nếu chọn cách dũng cảm đối đầu thì những gợi ý sau đây sẽ là “phương thuốc” để giúp bạn khắc phục sai lầm, vượt qua nỗi sợ thất bại và vươn đến thành công. Cùng tìm hiểu nhé!

Dũng cảm tự thú

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”… khi mắc lỗi lầm thì việc dũng cảm “tự thú” là đều cần thiết. Bạn nên thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động, quan điểm chưa đúng đắn ở hiện tại. Thay vì tìm cách lấp liếm, bạn hãy “tự thú”. Cấp trên thường đánh giá cao những nhân viên tự giác nhận khuyết điểm của mình và coi đó là một bước tiến trong công việc cũng như sự phát triển của nhân viên. Chắc chắn rằng nếu bạn thừa nhận sai, bạn sẽ được “khoan hồng” bằng một mức khiển trách hoặc kỷ luật nhẹ nhất. Ngược lại, nếu cố tìm giấu diếm dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng hơn thì bạn có thể bị sa thải, phải tìm việc làm nhanh chóng để thay thế , thậm chí gặp phiền phức lớn hơn nữa.

Đề xuất giải pháp khắc phục

Hãy đề xuất các biện pháp khắc phục những sai lầm của mình sau khi đã suy nghĩ thấu đáo. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ bạn bè hoặc đồng nghiệp để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Đây là cơ hội tốt để chứng minh bạn là người có khả năng và có thành ý khắc phục sai lầm đã gây ra.

Cam kết không tái phạm lỗi sai tương tự

Thất bại để trưởng thành hơn. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. Chính những lần thất bại giúp ta có kinh nghiệm tuyệt vời để tránh những va vấp về sau. Tuy nhiên, đừng đi vào “vết xe đổ” của chính mình. Vì khi bạn mắc một sai lầm đến 2 lần, có nghĩa là bạn quá dễ dãi với bản thân mình, không có tinh thần khắc phục và chắc chắn điều đó sẽ khiến cấp trên và đồng nghiệp của bạn dần xa lánh bạn.

Vượt qua nỗi sợ thất bại

Đứng lên ngay sau một cú ngã đau là chuyện chẳng hề dễ dàng nhưng bắt buộc bạn phải đứng dậy và bước tiếp về phía tương lai. Đừng khiến bản thân cảm thấy chán nản, mệt mỏi cùng cực mỗi khi mắc sai lầm. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian. Hãy biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử dụng nó để giúp bạn làm việc tốt hơn. Chỉ khi bạn vượt qua nỗi sợ thất bại bạn mới vươn đến những thành công khác.

Cách xử lý khi mắc sai lầm

Liên tục trau dồi kỹ năng

Đừng bao giờ quên đi bài học giá trị mà bạn nhận ra được sau sai lầm. Hãy lưu giữ nó như một vật báu cho cuộc đời bạn vì có những lúc chúng ta sẽ cần đến nó như chìa khóa của sự thành công. Nhớ đến sai lầm để tránh mắc phải trong tương lai và thêm quý trọng những thành công đạt được.

Bên cạnh đó, hãy luôn trau dồi kỹ năng liên tục bởi “Ngọc không mài không quý, người không học không hay”. Để tránh sai sót trong công việc bạn cần phải đủ kiến thức để hiểu hết các vấn đề, đủ nhạy bén để phát hiện những điểm bất ổn, đủ linh hoạt để xoay chuyển tình thế, đủ khéo léo để vượt qua những khúc cua khó khăn trong công việc, đủ tinh thần để đối phó với áp lực, đủ bình tĩnh để gỡ hết những nút thắt đang gặp phải… và còn rất nhiều yếu tố khác bạn cần trau dồi để trở nên “bất khả chiến bại”. Kỹ năng càng hoàn thiện càng khó sai lầm. Bản thân càng hoàn thiện, càng dễ chạm vào đỉnh thành công.

Hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích để đối diện với sai lầm và biết cách tận dụng sai lầm để vươn đến thành công. 

​​​​​​​Người ta vẫn thường nói ai rồi cũng sẽ mắc lỗi ít nhất một lần trong đời. Vậy bạn nên làm gì khi mắc lỗi trong công việc để không làm mất uy tín của bản thân.

Người ta vẫn thường nói ai rồi cũng sẽ mắc lỗi ít nhất một lần trong đời. Trong nhiều tình huống, bạn có thể tiến hành sửa chữa lỗi lầm của mình hoặc lựa chọn quên nó đi và tiếp tục bước tiếp. Tuy nhiên, việc phạm phải sai lầm trong công việc đôi khi còn nghiêm trọng hơn bình thường rất nhiều vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty của bạn. Ví dụ, lỗi lầm đó có thể sẽ hủy hoại mối quan hệ của bạn với khách hàng, tạo ra những vấn đề về mặt pháp lý hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Hậu quả cuối cùng sẽ được quy về là trách nhiệm của riêng bạn. Việc chỉ cần sửa lỗi và bước tiếp có lẽ sẽ không giải quyết được vấn đề trong trường hợp này. Khi mắc phải sai lầm trong công việc, tương lai sự nghiệp của bạn có thể sẽ phải  phụ thuộc vào những điều bạn làm tiếp theo. 

Dưới đây là các bước bạn nên làm nếu mắc lỗi trong công việc:

Thừa nhận sai lầm của bản thân

Ngay khi phát hiện ra điều gì đó không ổn, hãy báo ngay cho sếp của bạn. Tất nhiên, nếu lỗi mà bạn mắc phải quá nhỏ, không gây ảnh hưởng đến ai khác hoặc nếu bạn có đủ khả năng để sửa chữa nó trước khi bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu tình huống trở nên phức tạp hơn vậy, bạn đừng cố gắng che giấu lỗi lầm của mình làm gì. Khi bạn làm như vậy và bị phát hiện, bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn trong mắt nhiều người. Họ cũng có thể buộc tội bạn vì đã cố tình che dấu vấn đề. Hãy thẳng thắn về lỗi lầm của bản thân để chứng tỏ sự chuyên nghiệp, một điều luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở nhân viên.

Trình bày một kế hoạch để sửa chữa lỗi lầm với sếp của bạn

Bạn sẽ phải đưa ra một bản kế hoạch nhằm sửa chữa lỗi lầm của bản thân và trình bày nó với cấp trên. Hy vọng rằng bạn đã tìm được ít nhất một giải pháp trước khi nói chuyện với sếp của mình, nếu bạn chưa thể, đừng tốn thời gian đi trình bày làm gì. Hãy đảm bảo chắc chắn với họ rằng bạn đang cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp.

Sau đó, khi đã biết bản thân cần làm gì để giải quyết vấn đề, bạn hãy tiến hành trình bày nó. Hãy thể hiện thật rõ ràng và dễ hiểu về những điều bạn nghĩ mình nên làm cũng như các hệ quả đáng mong đợi. Hãy rạch ròi với sếp của bạn về khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cũng như các khoản chi phí liên quan. Chuẩn bị nhiều phương án trước khi trình bày đề phòng trường hợp sếp bạn không ưng ý với một vài ý kiến trong đó. Mặc dù mắc sai lầm không phải là điều tốt, đừng bỏ lỡ các cơ hội để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.

Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác

Trong môi trường làm việc theo nhóm, có thể nhiều thành viên trong nhóm sẽ phải cùng nhau chịu trách nhiệm cho một sự việc. Và vấn đề ở đây là đáng lẽ ra trong khi họ phải cùng nhau nhận trách nhiệm cho lỗi lầm, họ lại đồng lòng lảng tránh, không chịu thừa nhận sai lầm của nhóm. Nếu có thể, bạn hãy đứng ra kêu gọi mọi người cùng lên lên nói chuyện với cấp trên và trình bày về những điều đã xảy ra trước khi quá muộn. 

Thực tế, chuyện như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Chắc chắn trong nhóm sẽ có người nói rằng “Đó không phải là lỗi của tôi!”. Mặc dù có thể ai trong nhóm cũng có một phần trách nhiệm, sẽ không hữu ích gì nếu bạn cố gắng đổ lỗi cho người khác để rũ sạch lỗi lầm của bản thân. Sau tất cả, hy vọng rằng ai cũng sẽ phải chịu trách nhiệm xứng đáng cho sai lầm của chính bản thân họ. 

Xin lỗi nhưng đừng liên tục trì triết bản thân mình

Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đứng ra nhận trách nhiệm và tự trì triết bản thân mình. Hãy thừa nhận sai lầm nhưng đừng liên tục nhận lỗi, trách móc bản thân trước mặt nhiều người, đặc biệt là ở nơi công cộng. Nếu bạn làm như vậy, lỗi lầm đó sẽ càng được khắc sâu vào tâm trí mỗi người. 

Bạn sẽ muốn cấp trên tập trung vào những hành động của bản thân sau khi mắc phải sai lầm chứ không phải thực tế lỗi lầm xảy ra lúc ban đầu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng trở nên “tự hào” về lỗi lầm của bản thân. Khoe khoang về cách bạn đã sửa sai như thế nào sẽ không chỉ thu hút lại sự chú ý của mọi người đến lỗi lầm của bạn mà còn dấy lên nghi vấn về việc bạn đã cố tình phạm phải sai lầm đó để phô diễn khả năng của bản thân.

Nếu có thể, hãy sửa sai bằng khoảng thời gian rảnh của chính bạn

Hãy dành thêm thời gian: đến sớm, về muộn, làm thêm trong giờ nghỉ để sửa chữa lỗi lầm của bạn. Hãy thể hiện cho cấp trên thấy rằng lỗi lầm đó sẽ không làm ảnh hưởng đến các công việc khác cũng như bạn đang cố gắng hết sức để sửa sai nhanh nhất có thể. Tất nhiên, trong trường hợp việc sửa sai là cấp thiết và quan trọng nhất, hãy sử dụng kỹ năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc để sắp xếp những điều bạn cần làm trước nhất. Việc này cũng sẽ giúp thể hiện bạn là một con người có quy tắc, biết linh hoạt và có trách nhiệm hơn.

Nguồn: vieclam123.vn

Sưu tầm: Hồng Nhi – TT. XVNT