Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024

Khoản tiền phí bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để duy trì thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Mức phí đóng là bao nhiêu tùy thuộc vào loại bảo hiểm, thời điểm ký kết, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm… Trách nhiệm và quyền lợi của người mua và doanh nghiệp bán bảo hiểm được cân bằng thông qua mức phí này.

Xem thêm: Quyền lợi được bảo hiểm là gì?

2. Phân loại phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm gồm phí thuần và phí phụ. Phí thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Phí phụ là phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm:

  • Khoản phí chi trả cho truyền thông, quảng cáo, môi giới, đại lý bán bảo hiểm.
  • Chi phí quản lý hợp đồng.
  • Chi phí quản lý cho các khoản chi trả, bồi thường cho người được bảo hiểm.

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024

Phí bảo hiểm dùng để chi trả và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

3. Các doanh nghiệp tính phí bảo hiểm như thế nào?

Phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tùy theo loại bảo hiểm, khả năng bồi thường của từng loại, khu vực và hành vi của người được bảo hiểm, mức độ cạnh tranh để tính phí bảo hiểm. Loại phí này phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro trong bảo hiểm: Khả năng xảy ra rủi ro bảo hiểm càng cao thì phí đóng bảo hiểm càng nhiều.

Các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau có mức phí khác nhau và được các chuyên gia tính toán kỹ lưỡng. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn cách đóng phí mà bên doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp như đóng theo quý, theo nửa năm hoặc theo năm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng phí người mua bảo hiểm đóng để chi trả các khoản nợ và đầu tư để tạo ra lợi nhuận.

Xem thêm: Bản chất của bảo hiểm là gì và được thể hiện ở những khía cạnh nào?

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024
Mức đóng phí được các chuyên gia doanh nghiệp bảo hiểm tính toán kỹ lưỡng

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cần duy trì một khoản tiền dự trữ nhất định theo yêu cầu của cơ quan quản lý để đảm bảo về khả năng chi trả, bồi thường bảo hiểm cho các bên liên quan.

4. Công thức tính tỷ lệ phí bảo hiểm

Để hiểu được công thức tính tỷ lệ phí bảo hiểm, trước hết bạn phải nắm rõ khái niệm số tiền bảo hiểm là gì. Số tiền bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là số tiền cố định, được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong bảo hiểm nhân thọ, một số doanh nghiệp sẽ dùng cụm từ mệnh giá bảo hiểm để thay thế cho số tiền bảo hiểm. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất hai khái niệm này là một. Tùy theo khả năng tài chính của mình để khách hàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp để đóng phí. Số tiền này phải được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi vào hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm.

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024

Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng nhiều

Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ giữa phí bảo hiểm mà người mua phải đóng và số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ được doanh nghiệp tính toán tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau. Tỷ lệ này mang tính độc lập giữa các loại bảo hiểm khác nhau.

Công thức: Tỷ lệ phí bảo hiểm = Phí bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm (Mệnh giá bảo hiểm)

Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm có tính ràng buộc lẫn nhau: Phí bảo hiểm tăng thì số tiền bảo hiểm cũng tăng lên và ngược lại.

Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu là một yếu tố quan trọng mà các bên mua bảo hiểm quan tâm. Mức phí bảo hiểm hàng hóa có thể khác nhau do nhiều yếu tố ảnh hưởng, như loại hàng hóa, số lượng, điều kiện giao dịch và rủi ro. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về cách tính phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu.

Mục lục

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024
Tai nạn tàu luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu:

Loại hàng hóa

Mỗi loại hàng hóa sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau. Phí bảo hiểm hàng hóa phụ thuộc vào giá trị và tỷ lệ phí cho từng loại hàng. Tỷ lệ phí bảo hiểm của mỗi loại hàng sẽ khác nhau do mức độ rủi ro khác nhau.

Xem thêm: Cách tính quá tải container đúng và chuẩn nhất

Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm được xác định theo Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt và ICC A, B, C 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London. Tùy thuộc vào điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm có thể được áp dụng theo các tiêu chí như được bảo hiểm, không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm có tính phí thêm.

Bao bì và phương thức đóng gói

Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng của từng loại hàng cũng ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm. Ví dụ: hàng hóa được đóng gói cẩn thận và an toàn sẽ có mức phí bảo hiểm thấp hơn so với hàng hóa dễ vỡ hoặc dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024

Thường thì, chi phí bảo hiểm được tính theo công thức sau:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó:

  • I: Phí bảo hiểm
  • C: Giá hàng
  • F: Giá cước phí vận chuyển
  • R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển và điều kiện bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm có thể tham gia theo tỷ lệ 110% giá trị CIF của lô hàng.

Xem thêm: Các loại phí trong logistics vận tải đường biển

Ví dụ:

Ví dụ 1: Công ty A nhập khẩu 15.000MT phân bón đóng bao DAP từ Indonesia với giá FOB là 200 USD/tấn. Cước vận tải từ cảng Indonesia đến cảng Cát Lái là 10 USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA (tuổi tàu 25 tuổi) và yêu cầu bảo hiểm theo điều kiện A. Tính tổng phí bảo hiểm Công ty A phải thanh toán cho lô hàng này.

Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu như sau:

  • Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000MT = 3.000.000 USD (C)
  • Tổng cước vận tải phải trả: 10 USD x 15.000MT = 150.000 USD (F)
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A = 0,30%
  • Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí (nếu có). Giả sử không tính phụ phí.
  • R = 0,30%
  • CIF = (C + F) / (1 – R) = 3.150.000 / 0,7 = 3.160.112 USD
  • Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 3.160.112 x 110% = 3.476.123 USD
  • Phí hàng hoá = STBH x R = 3.476.123 USD x 0,32% = 11.123,59 USD
  • Phí tàu già (tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%) = 3.476.123 USD x 0,125% = 4.345,15 USD

Cách tính tỉ lệ phí bảo hiểm hàng hóa năm 2024
Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa

Ví dụ 2:

Công ty B yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ Nga về Việt Nam, với giá trị lô hàng là 20 triệu USD (đã bao gồm cước vận chuyển). Hàng được chở trong container trên tàu đi biển đóng năm 2010 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện A (mọi rủi ro). Tính tổng phí bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa = 0,5% + 0,02% = 0,52% CIF = (C + F) / (1 – R) = 20.000.000 USD / (1 – 0,52%) = 20.104.543,62 USD Phí bảo hiểm (I) = 20.104.543,62 USD x 0,52% = 104.543,62 USD

Nếu mong muốn tham gia bảo hiểm 110%, tổng số tiền bảo hiểm sẽ là 110% của CIF.

Trong các trường hợp điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, CF, cước vận chuyển và điều kiện bảo hiểm, phải tính lại số tiền bảo hiểm dựa trên hình thức cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Kết luận

Để tính phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, bao gồm loại hàng hóa, điều kiện bảo hiểm và bao bì. Công thức CIF = (C+F) / (1-R) và I = CIF x R được sử dụng để tính phí bảo hiểm. Việc hiểu rõ cách tính phí bảo hiểm sẽ giúp bạn tránh việc bị công ty bảo hiểm đội chi phí lên và đảm bảo an toàn cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.