Cách tính thuế TNCN từ tiền thưởng cuối năm

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Hiện giờ công ty tôi đang tính cộng dồn lương tháng 12 cả tăng ca và lương thưởng tháng 13 để tính thuế thu nhập cá nhân. Việc cộng dồn như vậy để tính thuế thu nhập cá nhân có đúng luật không? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế, thì thu nhập từ tiền lương, tiền công

là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

Xem thêm: Thuế nhà thầu là gi? Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài chi tiết nhất

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng

Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định, các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:

– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

+ Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

+ Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

+ Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

– Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cá nhân cư trú là gì? Xác định kỳ tính thuế của cá nhân cư trú?

– Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.

– Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

–  Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

– Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.

Xem thêm: Thuế theo tỉ lệ là gì? Đặc điểm và hạch toán vào báo cáo chi tiết nhất

– Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

– Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.

Cách tính thuế TNCN từ tiền thưởng cuối năm

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Như vậy, thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền đều thuộc các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Đối với tiền lương tháng 13, đây là một khoản thưởng mà pháp luật không có quy định cụ thể. Về nguyên tắc, khoản tiền lương tháng 13 này không mang tính bắt buộc. “Bộ luật lao động 2019” không sử dụng thuật ngữ “lương tháng 13”, tuy nhiên nếu trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể có quy định quy chế trả lương hoặc giữa người sử dụng lao động và người lao động có sự thỏa thuận thì phải thực hiện. Pháp luật khuyến khích điều này vì có lợi cho người lao động.

Như vậy, khoản tiền lương tháng 13 này được coi là thu nhập chịu thuế và phải đóng thuế. Doanh nghiệp chi trả lương tháng 13 vào tháng nào thì sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân cho người được hưởng vào tháng đó.

Xem thêm: Hộ kinh doanh có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Việc tính thuế thu nhập cá nhân với lương tháng 13 được thực hiện bằng cách: Công ty phát lương vào tháng nào thì cộng khoản tiền lương tháng 13 vào lương của tháng đó để tính thu nhập chịu thuế. Các khoản giảm trừ, thu nhập miễn thuế chỉ được tính 1 lần như các tháng khác và tính theo biểu lũy tiến từng phần bình thường. Do đó, công ty bạn làm như vậy hoàn toàn đúng.

1. Lương tháng thứ 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền lương tháng 13 được coi là tiền thưởng của doanh ngiệp cho người lao động căn cứ vào quá trình lao động, mức độ hoành thành công việc và kết quả sản xuất hàng năm của người lao động. Tiền thưởng, tiền lương tháng 13 về nguyên tắc không mang tính bắt buộc.

Dù trong BLLĐ không sử dụng thuật ngữ ” lương tháng 13″ nhưng quy định rất rõ ràng về tiền thưởng.

Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về tiền thưởng như sau :

“1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Theo quy định của BLLĐ về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm Tiền thưởng ( Điểm e khoản 3 điều 2 BLLĐ).

Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thì khoản tiền thưởng lương tháng 13 được coi  là thu nhập chịu thuế, tức là phải đóng thuế.

Xem thêm: Cách xử lý trường hợp làm mất chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Doanh nghiệp chi trả lương tháng 13 cho người lao động vào tháng nào thì phải đóng thếu thu nhập cá nhân cho người được hưởng vào tháng đó.

Thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

+ Doanh ngiệp phát lương vào tháng nào thì cộng khoản tiền thưởng lương tháng 13 với lương của tháng đó để tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Các khoản giảm trừ, thu nhập miễn thuế chỉ được tính 1 lần như các tháng trước.

+Rồi tính theo biểu lũy tiến từng phần bình thường.

Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Nghị định 65/2013/NĐ-CP như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

2. Quy định về tiền thưởng Tết âm lịch:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, công ty tôi là công ty lắp đặt, xây dựng, mới đây có thông báo thưởng tết âm lịch Bính Thân 2016, mỗi cán bộ công nhân phòng dự án chúng tôi được thưởng 1 tháng tiền lương thay cho 3 năm tiền lương như mọi năm. Vậy có đúng không ạ?

Xem thêm: Thiên đường thuế là gì? Lợi ích của thiên đường thuế đối với doanh nghiệp

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Ngoài ra, Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Theo quy định này, về bản chất, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện thủ tục theo thỏa thuận, việc thưởng tết thế nào phải căn cứ vào Quy chế thưởng của Công ty bạn để biết được việc thưởng như trên có đúng hay không. Nhân viên của Công ty bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận, đề nghị với Giám đốc công ty về việc điều chỉnh mức thưởng Tết phù hợp với tình hình thực tế Công ty và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3. Công ty có bắt buộc trả lương tháng 13 không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi tôi làm doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% thì vấn đề trả lương tháng 13 có phải tùy theo người sử dụng lao động hay là bắt buộc phải có? Mức lương tháng 13 bằng lương tối thiểu vùng hay là tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty?

Luật sư tư vấn:

Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 212. Hiệu lực thi hành

3. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.”

Như vây, công ty bạn có tỉ lệ vốn nhà nước là dưới 50% nên không phải doanh nghiệp nhà nước. Do đó không có cơ chế khác biệt so với các doanh nghiệp bình thường khác. Mối quan hệ giữa công ty và người lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012. Theo đó, các quy định có liên quan như sau:

“Điều 103. Tiền thưởng

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam không ghi nhận khái niệm “lương tháng 13”. Lương tháng 13 ở đây được hiểu là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động vào cuối năm khi doanh nghiệp làm ăn có lãi nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích người lao động làm việc. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động 2012, tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và không phải khoản tiền bắt buộc. Do đó, công ty không bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. 

Cách tính thuế TNCN từ tiền thưởng cuối năm

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568

Trường hợp công ty trả cho người lao động lương tháng 13, vì bản chất đây là khoản tiền thưởng nên pháp luật không quy định phải bằng mức lương tối thiếu vùng. Lương tháng 13 được tính căn cứ trên kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty trong cả năm và hiệu suất lao động của người lao động.

Tóm lại, tùy vào điều kiện sản xuất  kinh doanh, công ty có thể xem xét thưởng lương tháng 13 để khuyến khích người lao động làm việc, mức lương tháng 13 do công ty quyết định và không bắt buộc phải cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng.