Cách tính chỉ số IIP

1. Mục đích, ý nghĩa


Chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. Chỉ số này thường được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, nên còn được gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”; là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khái quát tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầu thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tin khác.


2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính


b) Khái niệm Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp” Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương, một loại hình kinh tế và cho toàn quốc. Công thức tính là:   Trong đó:   IX:   Chỉ số sản xuất chung; iXn:   Chỉ số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. WXn:   Quyền số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi tiết trong ngành cấp cao hơn. b) Quy trình tính toán:   (1) Tính chỉ số sản xuất của một sản phẩm Công thức tính:   Trong đó:   iqn:   Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như:   sản phẩm điện, than, vải, xi măng…); qn1:   Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo; qno:   Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc. Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho các loại hình kinh tế, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác. (2) Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 Chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó. Công thức tính:   IqN4 =  iqn x Wqn Trong đó:   IqN4:   Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N; iqn :   Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n; Wqn:   Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n; q :   Ký hiệu cho khối lượng sản xuất; N4:   Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j); (j:   Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng) n:   Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k). (k:   Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4) (3) Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 2 Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2). Công thức tính:   IqN2 =  I qN4 x WqN4 Trong đó:   I¬qN2:   Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2; IqN4:   Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2; WqN4 :   Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2. Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số. 4) Tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1. Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1. Công thức tính:   IqN1 =  IqN2 xWqN2 Trong đó:   IqN1 :   Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1; IqN2 :   Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2; WqN2:   Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2. Trong ngành công nghiệp cấp 1 bao gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1. (5) Tính chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 1 (gồm 3 ngành công nghiệp cấp I là :   công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước). Công thức tính:   IQ =  I qN1 x WqN1 Trong đó:   IQ ¬¬:   Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp; IqN1:   Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1; WqN1 :

   Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.


3. Phân tổ chủ yếu


- Ngành kinh tế; 

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.


4. Nguồn số liệu


Điều tra chọn mẫu các cơ sở sản xuất đại diện cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hàng tháng do Tổng cục Thống kê thực hiện.


5. Kỳ công bố


Tháng, quý, năm


6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp


Tổng cục Thống kê

Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất đòi hỏi phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mặt khác khi nền kinh tế trì trệ, sản xuất sẽ giảm đi để phản ảnh nhu cầu giảm xuống. Vì vậy chỉ số có thể cung cấp một chỉ tiêu tốt để xem xét GDP vì chỉ số được tính toán hàng tháng.

 Định nghĩa: Chỉ số sản xuất Công nghiệp (IIP) là “chỉ tiêu nhanh” của các hoạt động công nghiệp, mà từ đó, chúng ta có thể xem xét tổng quan về hoạt động công nghiệp. IIP không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá và vì vậy chúng ta có thể xem xét hoạt động công nghiệp thuần túy thông qua IIP. Chỉ số có thể coi như “một sản phẩm”phản ánh tất cả các sản phẩm được tính trong chỉ số.

Khối lượng sản xuất:  Nhiều sản phẩm

            Chỉ số sản xuất : Một sản phẩm

+ Phương pháp tính toán :

          Chỉ số SP = (Khối lượng SX tháng báo cáo /Khối lượng SX kỳ gốc) x 100

Ví dụ :

Khối lượng SX kỳ gốc: Tôm đông  là 20 ngàn tấn ,GTTT là 600 tỷ đồng

                                 Mực đông  là 20 ngàn tấn, GTTT là  300 tỷ đồng

                                 Cá đông    là  15 ngàn tấn, GTTT là  200 tỷ đồng

Khối lượng SX kỳ B/c: Tôm đông là 24 ngàn tấn

                                 Mực đông là 30 ngàn tấn

                                 Cá đông là 30 ngàn tấn

Ta có : Chỉ số của SP tôm đông  = 24 ngàn/20 ngàn tấn x 100  = 120

           Chỉ số của SP mực đông = 30 ngàn/20 ngàn tấn x 100  = 150

           Chỉ số của SP cá đông    = 30 ngàn/15 ngàn tấn x 100  =  200

Chỉ số TS đông = [600/(600+300+200) x 120] + [300/(600+300+200) x 150] + [200/(600+300+200) x 200]

                          = 65,45   +   40,91   +   36,36   =   142,72

            + Ý tưởng về tính toán chỉ số :

            Chỉ số là sự kết hợp khối lượng của các sản phẩm mà ở đó, mỗi sản phẩm được gia quyền để đại diện cho toàn bộ hoạt động công nghiệp.

   Chuỗi sx cho từng SP ---> Áp dụng quyền số trong kỳ gốc ---> Tổng hợp các SP bằng các quyền số ----> Chỉ số

 + Ý nghĩa :

- Một trong những thế mạnh của chỉ số khối lượng là giúp chúng ta có thể kiểm tra nguyên nhân của sự tăng giảm chỉ số.

- Chỉ số công nghiệp có thể cung cấp thông tin chi tiết về “So sánh thời gian”

* Trong tháng gần đây nhất, sản xuất có tăng không ?

* Thời gian để sản xuất đạt từ đỉnh tăng trưởng này đến đỉnh tăng trưởng tiếp theo là bao lâu ?

* Tháng/năm nào có sản xuất lớn nhất ?

- Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất đòi hỏi phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mặt khác khi nền kinh tế trì trệ, sản xuất sẽ giảm đi để phản ảnh nhu cầu giảm xuống. Vì vậy chỉ số có thể cung cấp một chỉ tiêu tốt để xem xét GDP vì chỉ số được tính toán hàng tháng.

- Chỉ số là bình quân gia quyền các chỉ số của từng ngành. Vì vậy, chúng ta có thể tính toán tốc độ đóng góp để biết ngành nào có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng chung của toàn bộ các ngành.

+ Những tồn tại của chỉ số cũ :

- Áp dụng bảng giá cố định 1994: Trong phiếu điều tra, mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở phải tham khảo bảng giá cố địnhnăm 1994 để tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định. Vấn đề tồn tại là bảng giá cố định có thể không có những sản phẩm mới vì bảng giá không được cập nhật thường xuyên. Đặc biệt, nó không phản anh những cải tiến trong sản phẩm, nhất là trong quá trình khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay.

- Thiếu nhất quán trong sử dụng giá cố định : Giá trị sản xuất theo giá cố định do mỗi doanh nghiệp, cơ sở tính toán. Khi sản phẩm không có trong bảng giá, mỗi doanh nghiệp, cơ sở tính toán giá cố định bằng cách lấy bình quân gia quyền của các sản phẩm tương tự. Đây là một quy trình vô cùng phức tạp trong việc lựa chọn sản phẩm tương tự, tính toán cho sản phẩm tương tự và tính giá cho sản phẩm mới không có trong bảng giá. Điều này có thể mang tới rủi ro là tính sai giá cố định. Đồng thời, giá cố định cũng không nhất quán do việc lựa chọn sản phẩm là do từng doanh nghiệp, cơ sở tiến hành.

- Chuẩn mực quốc tế: Phương pháp tính toán chỉ số hiện nay của chúng ta khác biệt với phương pháp tính chỉ số mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Hầu hết các nước tính chỉ số iip. Vì phương pháp tính khác biệt với các nước khác, một rủi ro dễ xảy ra là việc sử dụng sai chỉ số khi tiến hành so sánh quốc tế.

Số lần đọc: 13162
Cục Thống kê Kiên Giang


Page 2

Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP
Cách tính chỉ số IIP

Điều tra 53 Dân tộc năm 2019

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP

Cách tính chỉ số IIP