Cách nhận biết đời máy macbook

Macbook từ trước đến giờ vẫn là một món hàng xa xỉ với nhiều người. Hôm nay, anh D.C Minh – với 7 năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra Macbook cũ chuẩn và đẩy đủ nhất.

1. Trước khi kiểm tra macbook cũ

iCloud trên macOS

Yêu cầu chủ cũ thoát hết tài khoản ICloud, cài lại hệ điều hành mac mới nhất. Nếu không có thể tạo 1 account mới trên nền mac cũ đang chạy. Reset SMC và PRAM để không làm ảnh hưởng đến kết quả test.

Mật khẩu BIOS trên Macbook

Giữ nút Option khi bật máy từ đầu. Nếu máy hỏi mật khẩu BIOS này thì cũng yêu cầu gỡ luôn. Vì nếu không biết pass, bạn sẽ không thể khởi động được từ ổ cứng khác để cài lại máy.

2. Hướng dẫn kiểm tra macbook cũ

2.1 Kiểm tra serial macbook

Đây là cách check macbook cũ đơn giản nhất ai cũng có thể làm. Check serial giúp bạn biết tên, model máy, đời máy, năm sản xuất, thậm chí có thể cả nguồn gốc máy.

Macbook bị dính MDM của Google sau khi cài lại

Bạn có thể tìm thấy số serial ở hai vị trí

Vị trí serial ở nắp lưng

Hoặc là

Serial xem trong About this Mac

Sau đó bạn có thể tra số Serial này trên web của Apple

Kết quả

2.2 Kiểm tra hình thức bên ngoài

Macbook một trong những chiếc Ultrabook đẹp hoàn hảo. Vì vậy hãy để ý đến các vết xước, móp ở mặt trên, mặt dưới, góc, cạnh, kê tay và đảm bảo rằng bạn có thể chấp nhận chúng. Nên tránh những máy đã thương tích nặng vì linh kiện bên trong của chúng cũng khó đảm bảo.

Macbook móp cạnh

Macbook móp góc

Chưa hết, các phù thuỷ có thể phun lại vỏ nữa nhé

Vỏ máy được phun lại, thành hai lớp riêng biệt

2.3 Camera, mic, cảm biến, đèn phím

Sử dụng Photo Booth chụp thử 1-2 kiểu ảnh, quay thử 1-2 video, xem lại xem có gì bất thường không.

Ứng dụng chụp hình có sẵn của Macbook

Tăng giảm đèn bàn phím và kích hoạt chức năng “Adjust keyboard brightness in low light”. Lấy đèn flash điện thoại rọi thẳng vào camera của máy. Nếu cảm biến hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy đèn bàn phím tự tắt.

Kích hoạt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng bàn phím trên Macbook

2.4 Kiểm tra màn hình

Một trong những linh kiện đắt tiền, nên cũng khá tốn thời gian để test. Nhưng vì một chiếc máy ngon cũng xứng đáng để đầu từ thời gian chứ ?

Chỗ khoanh đỏ là phần đang bị bong

Tắt máy hoặc giảm độ sáng màn hình đến mức tối đa rồi nhìn nghiêng dưới ánh sáng. Nếu bạn nhìn thấy nhiều đốm trắng hoặc mảng đen trắng nham nhở thì máy đã bị bong lớp chống loá. Liên hệ trung tâm bảo hành của Apple để biết máy bạn còn trong thời hạn thay chống loá miễn phí hay không ?

  • Các hư hỏng màn hình khác

Sử dụng phần mềm hoặc trang web và để chế độ toàn màn hình. Bài test sẽ bao gồm các ảnh full màu trắng, đen, xanh, đỏ … Tinh mắt nhìn ra những điểm bất thường của màn hình. Một số lỗi phổ biến hay gặp: Điểm chết

2.5 Bàn phím – Touch Bar – Touch ID

Dùng ứng dụng Text Edit gõ thử một đoạn văn bản. Đừng quên test các nút chức năng, F1 – F12, các nút điều hướng cũng như Touch ID (vân tay), Touch Bar (xem có bị liệt đoạn nào không). Fun fact : hai câu ở hình dưới gọi là Pangram : có nghĩa, ngắn nhất và chứa tất cả các chữ trong bảng chữ cái.

Những lỗi hay gặp trên phím: bong nút, nút không nhận, kẹt nút, ấn 1 thành 2 lần ... Một số máy Macbook Pro 2016 kẹt nút có thể tham gia chương trình bảo hành phím miễn phí của Apple.

2.6 Trackpad

Trackpad vỡ (phải) sau khi đã được thay

Xem có bị nứt vỡ gì không (trackpad được phủ kính). Di tay qua tất cả mọi điểm trên Trackpad xem có vùng nào bị liệt hay không. Ngoài ra cần test nút click cứng ở cạnh dưới (với trackpad đời cũ) hoặc thao tác Force Click (với trackpad đời mới)

Tính năng Force Click trên Trackpad đời mới

2.7 Kiểm tra pin macbook, sạc

Mở ứng dụng System Information trong Mac  

Tại phần Power, chú ý đến 2 thông số là Cycle Count và Battery Health. Số lần sạc càng ít càng tốt, trong khi ở phần Battery Heath, nếu bị ghi là Service Battery thì cục pin đó đã chai nhiều hơn 20%, nên thay thế.

2.8 Loa, jack tai nghe

Bật thử một bài hát ở âm lượng lớn. Cắm tai nghe vào xem loa có tự tắt hay không. Một đôi loa đạt yêu cầu sẽ nghe to, rõ, không rè.

2.9 Các cổng kết nối khác

Bằng những thứ có trong tay, bạn hãy cố gắng test được càng nhiều thứ càng tốt như: sạc, USB, dây LAN, thunderbolt, USB-C …

2.10 Kiểm tra bằng phần mềm Apple Hardware Test

Apple hardware test báo lỗi ram, củ sạc. Bước cuối cùng, công cụ này có thể may mắn phát hiện ra lỗi trên bo mạch và các phần cứng gắn trong máy. Trước khi chạy, bạn hãy rút hết ổ cứng ngoài, tắt máy. Giữ phím D trong lúc mở máy lại, chọn ngôn ngữ và ấn nút mũi tên để bắt đầu test.

3. Lời kết

Còn có những bài kiểm tra chuyên sâu hơn như xem máy có bị rơi nước không, máy có bị quá nhiệt không ? Tuy vậy, chúng khá phức tạp nên chúng tôi sẽ đề cập ở các bài viết riêng sau này.

Tại HNMAC, mọi máy nhập về đều được kỹ thuật viên chăm sóc kỹ "từ đầu đến chân". Inbox ngay để tìm được chiếc Macbook cũ cho mình bạn nhé. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này có ích. Xin cảm ơn.    

Võ Anh Tấn Đạt 11/05/2021 2 bình luận

Bạn có thể nhanh chóng xem serial Macbook trong phần thông tin in nổi trên vỏ máy. Dãy chữ số phía cuối dòng chữ Designed by Apple in… sẽ là số serial MacBook bạn đang dùng.

Serial Macbook được in nổi trong phần thông tin trên vỏ máy

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple > Chọn Giới thiệu về máy Mac này.

Truy cập vào mục Giới thiệu về máy Mac này

Bước 2: Xem số serial ngay phía dưới.

Mã số serial nằm ở dòng thông tin cuối dùng

Bước 1: Đăng nhập vào Apple ID

Nhấn vào biểu tượng bánh răng trên máy > Chọn ID Apple.

Đăng nhập vào Apple ID trên Macbook của bạn

Bước 2: Mở mục Devices điền tên máy vào

Chọn tên máy Mac cần xem serial bên góc dưới trái, mã serial sẽ hiển thị ở dòng thông tin cuối cùng.

Chọn tên máy cần kiểm tra mã, số serial máy sẽ được hiển thị ở dòng thông tin cuối cùng

Trên hộp đựng MacBook và cả hóa đơn mua hàng đều có ghi số serial máy. Do đó, để xác định mã serial bạn có thể kiểm tra lại hóa đơn đã mua hàng trước đó hoặc xem trên hộp đựng máy.

Kiểm tra số serial trên hộp đựng máy hoặc hóa đơn mua hàng

Bước 1: Truy cập vào Check Coverage của Apple.

Giao diện Website

Bước 2: Nhập số serial MacBook tại mục Enter your serial number > Nhập code xác nhận tại Please enter the code > Nhấn Continue.

Nhập serial, mã code và nhấn Continue để kiểm tra máy có chính hãng hay không

Nếu là máy chính hãng Website sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về sản phẩm gồm: Tên sản phẩm, ngày kích hoạt và thời gian bảo hành.

Hàng giả ngày càng tràn lan trên thị trường, những thành phần xấu hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm với thiết kế không khác biệt gì so với hàng chính hãng và làm giả cả số serial để đánh lừa người tiêu dùng.

Do đó để chắc chắn bạn có thể tìm đến các chuyên gia am hiểu kiến thức về MacBook để có được kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.

Thế Giới Di Động là nơi uy tín, đáng tin cậy cho lựa chọn mua Macbook chính hãng

Bên cạnh đó để không mua nhầm hàng giả, kém chất lượng cách tốt nhất là nên chọn địa chỉ mua máy chính hãng ngay từ đầu. Bạn nên xem qua phản hồi của những người đã từng mua hàng, từng trải nghiệm dịch vụ hoặc bạn bè, người thân để tìm được nơi uy tín, đáng tin cậy như ở Thế Giới Di Động.

Thế Giới Di Động là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu, được người tiêu dùng chọn lựa và đánh giá rất cao về cả chất lượng sản phẩm và chính sách chăm sóc khách hàng.

Một số mẫu MacBook đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Vừa rồi là cách kiểm tra mã Serial trên MacBook, chúc bạn thực hiện thành công!