Cách làm theo câu cá nâu

Cá dìa hay còn được gọi với các tên gọi như cá nâu, tảo ngư. Danh pháp khoa học của chi cá này là Siganus tức tên gọi chỉ các loài cá chỉ thuộc duy nhất họ cá dìa. Chi cá dìa được các nhà sinh vật học tìm ra vào năm 1775. Tính đến hiện tại, đã có khoảng 25 loài thuộc chi cá này đang phân bố khắp nơi trên thế giới.

Đây là loài cá sinh sống đa số ở vùng cửa sông hay những vùng nước mặn. 

Cách làm theo câu cá nâu

Cá dìa

Hiện nay, ở Việt Nam ta có ba chủng loại cá dìa chính:

Cá dìa bông (cá dìa công): 

  • Loài cá dìa này có kích thước lớn nhất trong ba loại, tên gọi khác của chúng là cá dìa chấm.

  • Phân bố chủ yếu ở vùng Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan...

Cá dìa đen:

  • Loại cá dìa đen này có kích thước tương đối lớn, trọng lượng của chúng có thể đạt 0,5kg.

  • Đây là loại cá nổi tiếng ở vùng Phú Quốc nước ta.

Cá dìa trơn, cá dìa biển

  • Loại cá này có kích thước nhỏ, chỉ bằng ⅔ bàn tay người trưởng thành.

  • Phân bố chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh
     

>>> ĐỌC NGAY: [BẬT MÍ] Kỹ thuật câu cá trắm đen chuẩn, “bách phát bách trúng”
 

1.1. Đặc điểm sinh trưởng của cá dìa mà cần thủ cần biết

Người dân địa phương ở một số nơi thường dựa vào hình dáng, màu sắc bên ngoài của cá dìa mà gọi tên chúng. Người ta tìm thấy, một số loài cá dìa có đặc điểm cơ thể gồm 13 đốt xương, với màu da xanh, đậm ở lông; ở bụng cá có màu bạc với các chấm hoa văn vàng trên thân.

Điểm nhận dạng loài cá này chính là chúng có kích thước khá nhỏ, thân hình dẹt, dẹp về phía hai bên, da trơn với màu nâu xám, vây sắc. Cá dìa có phần đầu khá nhọn, mắt lồi. Chúng thường xuất hiện nhiều ở những nơi nước mặn - nước ngọt giao thoa.

Cạnh nắp mang của chúng xuất hiện hai vây không quá dày và nhỏ. Dưới ngực cá dìa có vây cứng, xung quanh lưng, bụng có rất nhiều gai vây cứng - đây cũng là nơi chứa chất độc của chúng, cần thủ nên cẩn trọng điều này nhé! Chất độc này không phải là chất độc chỉ mạng, nó chỉ có thể khiến anh em tê tay 

Cách làm theo câu cá nâu

Kích cỡ cá dìa rất vừa phải

Loài cá này có kích thước to gần bằng một bàn tay người trưởng thành. Trọng lượng bình quân của chúng nằm ở khoảng 250 gram/ con, cá dìa con có kích thước rất bé, chỉ như một hạt dưa. 


Cá dìa trưởng thành có thể đạt đến trọng lượng từ 400 gram đến 500 gram và to bằng cả bàn tay người trường thành, chiều dài vào khoảng 8cm đến 42cm. Cá dìa thường hoạt động và kiếm mồi chủ yếu vào ban đêm. Thức ăn chính của loài này là các loài thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, tảo ngư. Bên cạnh đó chúng cũng có thể ăn thức ăn tổng hợp trong điều kiện nuôi trồng công nghiệp.

Cách làm theo câu cá nâu

Cá dìa màu trắng

>>> CHIA SẺ: Cách sở hữu kỹ thuật câu cá hồ dịch vụ như một cần thủ chuyên

1.2. Đặc điểm sinh sản của cá dìa, giúp anh em tìm được thời điểm câu thích hợp

Cá dìa loài cá di cư và chúng sống theo bầy đàn. Tập tính sinh sản của chúng thường đẻ ở vùng nước lợ. Trung bình một lần sinh sản, loài cá dìa có thể cho ra từ  200 nghìn đến 250 nghìn trứng.


Cá bột, cá con (cá chưa trưởng thành) sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, khi chúng trưởng thành sẽ bơi ra biển. Cá trưởng thành thường tìm bãi san hô, ghềnh đá, quanh bờ đá các hải đảo sinh sống.
 

Từ tháng 4 đến tháng 6 tức mùa hè, đây là thời gian xuất hiện nhiều cá dĩa đã trưởng thành. Nếu cần thủ câu được chúng vào thời gian này sẽ được thưởng thức ngay các món cá ngon nghẻ. Lúc này thịt cá dìa rất săn chắc.

Câu đáy là cách câu hiệu quả nhất. Trong quá trình câu, cần thủ thả lưỡi câu và mồi câu tơi đáy. Sau đó, giữ cước căng và cong gié câu. Khi cá đớp mồi, anh em chỉ cần giật mạnh, cá dìa sẽ bị đóng vào miệng ngay. Ta nên giữ cần đề đến khi cá bị đuối thì thu cước, bắt cá. 

2.2.2. Câu lửng

Anh em cần cân nhắc vào tầm ăn của cá để canh cước câu, độ sâu của lưỡi và mồi. Cách câu này, khi cá đớp mồi sẽ rung gié câu, anh em nên hạ đâu cần. Lưu ý, ở bước này, chúng ta cần cân nhắc độ nặng của lưới và mồi mà tính độ rơi so với nước để biết nên hạ nhanh hay chậm. Loại cá này rất ham ăn, thường trong quá trình ăn chúng sẽ chúi xuống để ăn theo mồi mà chúng ta thực hiện bước này.

>>> BỔ SUNG KIẾN THỨC: Bí kíp câu cá đối ít ai biết GIẬT ĐÂU TRÚNG ĐÓ (Hiệu quả 100%)

2.2. Mồi câu cá dìa “bén”

Cá dìa là loại cá ăn tạp, mồi câu đặc biệt hiệu quả với chúng mà cần thủ thường dùng chính là mực, tôm chết đã được bóc vỏ. Một bí quyết tuyệt vời để mồi câu của anh em trở nên “bén” hơn với cá dìa chính là trộn thính cầu vào với mồi để tăng độ hấp dẫn.

Mồi bả để câu cá dìa có thành phần tôm khô, lúc này chúng ta nên ngâm chúng qua nước nóng để mồi nở ra, sau bước này, ta đem mồi đã ngâm trộn với chạp mắm, bột rang thơm, bột kết dính. Hỗn hợp trên sau khi đã trộn có thể được dùng để câu cá dìa ngay.

Ngoài ra, cá dìa cũng là loài cá nước lợ, nên mồi câu của chúng cũng có phần đặc biệt hơn. Bên cạnh loại mồi câu đã được đề cập bên trên, anh em có thể dùng thêm tôm xay nhuyễn, cay giã hoặc ruốc. những thứ này khi làm mồi câu cũng rất hiệu quả.

2.3. Loại cần câu phù hợp để câu cá dìa là gì?

Đây là một trong những loại cá khá dễ câu, anh em có thể lựa chọn cần câu tay hoặc câu máy đều được. Tùy theo kích cỡ loại cá dìa mà anh em muốn câu mà chọn loại cần câu có công suất phù hợp.

  • Cần tay: Chúng ta nên lựa chọn loại carbon dài 4,5m sử dụng kèm với dùng cước nổi. 

  • Cần máy: Tương tự với cần tay, chúng ta cũng nên chọn loại cần carbon dài 4,5m kết hợp dùng cước chìm nhanh.

2.4. Lưỡi câu nào sẽ phù hợp với cá dìa?

Loài cá này có miệng nhỏ, thức ăn của chúng thuộc các loài thực vật tầng đáy. Muốn câu được cá dìa, chúng ta nên dùng lưỡi câu đơn với lưỡi nhỏ. Đa số các cần thủ thường dùng lưỡi lục hoặc chùm tự chế với mồi là rong biển để câu cá dìa hiệu quả.

Cách làm theo câu cá nâu

Móc câu cá dìa

Hy vọng qua bài viết này, cần thủ có thể nắm bắt được đặc tính sinh trưởng, sinh sản của loài cá này để thú vui câu cá dìa có thể giúp anh em giải tỏa áp lực, stress sau một ngày làm việc mệt mỏi một cách hiệu quả

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: CÁ CHẼM: 4 chia sẻ siêu đặc biệt về cách câu cá chẽm CỰC NHẠY

[tintuc]

Adcau.com xin mạo mụi chia sẻ hướng dẫn làm mồi câu cá dìa biển hiệu quả

- Tìm hiểu về đặc tính của cá dìa:



Cá dìa là loài cá sống theo bầy đàn và có địa điểm sinh trưởng khác nhau. Lúc nhỏ, cá dìa thường tập trung sống tập trung tại các vũng đầm phá ở cửa sông, đến khi lớn chúng sẽ bơi ra biển và sinh sống ở các ghềnh đá, bãi san hô… (Từ Bình Định vào Nha Trang là nhiều nhất)
Cá dìa thường tập trung ở vùng biển miền Trung. Xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm, hoạt động kiếm ăn diễn ra mạnh vào ban đêm. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài phù du, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ.

- Các món ăn chế biến từ cá Dìa:

Thịt cá Dìa thêm chắc, màu trắng, rất ngon. Dân miền Trung khi bắt được chủ yếu là nấu chua (Canh chua lá giang, hoặc nấu với lá me, bỏ thêm ớt vào cho cay cay)
Dân nhậu thường nướng mỡ hành, mỡ hành thường trộn với dậu phọng rang.
Hiện nay cá Dìa rất mắc, giá từ 300-700K/Kg, nên người dân lúc nào cũng canh các ghe tàu đánh cá vào để mua hết, nên những người ở xa hiểm khi được ăn những loại cá này



Cách làm theo câu cá nâu


Cách làm mồi câu cá Dìa

 Dùng cơm trắng có thể hoặc trộn ruốc, cá, bóp nhuyễn (nhưng đừng nhuyễn quá, phải có độ rời và vỡ tơi khi giật) bóp kín vào lưỡi rường. 

Có 2 cách câu: câu đáy và câu lửng.

- Câu đáy: Cách này rất hiệu quả, thả lưỡi và mồi tới đáy, canh cước cho vừa căng cong gié câu. Khi cá ăn, gié sẽ rung, ta chỉ cần giật mạnh (cách giật gặt đầu cần) là cá sẽ bị đóng vào miệng (có thể cá bị dính từ 1 đến 2 đao – lưỡi), ta giữ cần đề cá bị đuối rồi thu cước, bắt cá (bước này rất quan trọng, bắt được cá hay không phụ thuộc vào kinh nghiệm của người câu).

- Câu lửng: Độ sâu của lưỡi và mồi câu tùy thuộc vào tầm ăn của cá, căn cứ vào đó mà ta canh cước câu. Đối với cách câu này, khi cá ăn rung gié, ta nên hạ đâu cần (lưu ý tùy theo độ nặng của lười và mồi mà ta tính toán độ rơi so với nước để hạ nhanh hay chậm), bởi đặc điểm của cá dìa rất tham ăn, thường chúi đầu xuống để theo mồi mà ta làm động tác này, đặc biệt là rất hiệu quả với cá dìa nâu


 [/tintuc]