Cách kết nối 2 máy tính dùng chung 1 máy in

Việc sử dụng các thiết bị máy in trong công việc in ấn cho văn phòng tại các doanh nghiệp hiện nay đang là một trong những yếu tố thực sự cần thiết. Cùng với đó, việc sắm cho văn phòng một chiếc máy in, máy photocopy ngày càng trở nên dễ dàng và đơn giản.

Do sự bùng nổ các thiết bị số cũng như giá thành cạnh tranh ngày càng giảm mạnh. Nên việc lựa chọn cho văn phòng của mình một chiếc máy in là điều vô cùng tất yếu.

Như chúng ta cũng đã biết thì việc kết nối giữa máy in và máy tính để có thể in được cũng khá đơn giản đối với những người am hiểu về công nghệ thông tin hoặc máy in. Nhưng đối với các chị em phụ nữ, dân công sở hoặc các bạn ít kinh nghiệm về công nghệ thông tin. Thì việc để cài đặt và kết nối máy in cũng là một việc rất khó khăn, đặc biệt là cách để có thể kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN là một vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định.

Để giúp mọi người có thể tự cài đặt kết nối máy in với máy tính cũng như chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi một cách dễ dàng nhất. Thì hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn bài viết về cách kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi nội bộ của công ty một cách đơn giản nhất.

Thực hiện việc kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi nội bộ của công ty, các bạn có thể thực hiện theo 2 bước dưới đây:

1. Cài đặt và kết nối máy in với máy tính chủ

Đầu tiên để có thể sử dụng được máy in, chúng ta bắt đầu cài đặt máy in và kết nối máy in với chiếc máy tính trong văn phòng của mình. Chúng ta gọi tạm máy đang cài đặt và kết nối là máy chủ.

Các bạn vẫn tiến hành cắm dây USB kết nối giữa máy tính với máy in. Và thực hiện bật nguồn cả 2 thiết bị này lên. Công việc tiếp theo đó chính là tải Driver máy in phù hợp với máy in mà chúng ta đang dùng và cài đặt lên máy tính.

Thông thường, khi mua bất kỳ chiếc máy in nào thì nhà cung cấp đều phát theo một đĩa Driver máy in đi kèm theo máy. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng đĩa driver máy in này để cài đặt driver cho máy in và máy tính.

Cách kết nối 2 máy tính dùng chung 1 máy in

Công việc cài đặt khá đơn giản, các bạn tiến hành cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình khi cài Driver máy in là sẽ thành công. Và sau khi cài đặt thành công máy in vào trên máy tính thì các bạn tiến hành in test thử. Nếu đã in thành công thì chúng ta đã hoàn thành xong bước 1. Và bây giờ nếu các bạn muốn kết nối máy in nhanh qua mạng thì các bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chia sẻ máy in ở máy chủ thông qua mạng LAN. Bằng cách nhấn Control Panel > Printer and Faxes > Chuột phải vào máy in mới cài đặt và đổi tên cho máy in sau đó chọn Sharing máy in trên mạng LAN.
  • Bước 2: Trong Control Panel tiếp tục chọn mục Windown Firewall > Exception > Chọn vào ô File and Printer Sharing trong mục Programs and Services để tạo lựa chọn truy cập cho máy in.
  • Bước 3: Truy cập vào các máy tính khác trong công ty và tiến hành kết nối máy in. Các bạn chọn Control Panel > Printer and Faxes > Tiến hành nhấn chọn chuột phải vào cửa sổ mới hiện ra. Chọn Add printer > click Next > chọn A network Printer or a printer attached to another computer >Next > chọn máy in > chọn Yes để lấy máy in đó là máy in mặc định cho tất cả các lệnh in.

Cách kết nối 2 máy tính dùng chung 1 máy in

Trên đây là lệnh nhanh để các bạn am hiểu có thể thực hiện luôn. Nếu như bạn chưa hiểu thì có thể xem chi tiết hướng dẫn từng bước tại mục 2 sau đây.

Xem thêm: Cách khắc phục lỗi không in được qua mạng trên máy photocopy

2. Cách chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ

Sau khi các bạn tiến hành cài đặt máy in ở bước 1 thành công thì chúng ta sẽ tiến hành tiếp bước 2 đó chính là cài đặt tính năng chia sẻ máy in. Để các máy trong mạng LAN (nội bộ công ty) có thể cùng sử dụng máy in và in được bình thường.

Để có thể chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi thì bước đầu tiền chúng ta sẽ bật tính năng chia sẻ máy in lên ở máy tính chủ. Máy tính chủ là máy mà chúng ta vừa tiến hành cài đặt in ở bước 1 xong. Các thực hiện các bước như sau:

Thực hiện chia sẻ và kết nối máy in qua mạng trên Win 7 – Win 7

Nếu các bạn muốn kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ công ty mà các máy tính sử dụng hệ điều hành Win 7 với nhau thì các bạn tiến hành thực hiện theo các bước sau.

  • Bước 1: Mở Control Panel > Printers and device or Printers and Faxes ( Có chữ Printers hay Device là chọn vì mỗi hệ điều hành Win lại khác nhau phần tên chia ).
  • Bước 2: Trong cửa sổ Devices and Printers, các bạn chọn chuột phải vào máy in. Và tiến hành lựa chọn Properties -> Share this printer.
  • Bước 3: Như vậy là chúng ta đã bật tính năng chia sẻ máy in trên máy chủ thứ nhất. Và bây giờ sẽ kết nối máy in giữa máy tính khác để có thể in.

Tại các máy tính khác muốn có thể in được các bạn tiến hành theo bước sau: Mở Control Panel > Devices and Printers, chon Add a printer.

Tiếp theo các bạn chọn Add a network, wireless of Bluetooth printer (sử dụng máy in trong mạng LAN hoặc mạng không dây, qua sóng Bluetooth).

Tại đây danh sách các máy in trong mạng LAN sẽ được liệt kê lại. Các bạn tiến hành tick chọn rồi nhấn Next, driver từ máy chủ sẽ tự chạy về máy bạn trong tích tắc

Như vậy khi quá trình kết thúc là chúng ta đã có thể in trên các máy tính khác trong công ty của mình rồi. Nếu như các bạn muốn chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc mạng Wifi nội bộ giữa các máy tính Win Xp với Win Xp hoặc Win 7 thì các bạn thực hiện các bước như sau:

Xem thêm: Ứng dụng in qua điện thoại danh riêng cho máy photocopy Ricoh

Thực hiện chia sẻ và kết nối máy in qua mạng trên Win XP – Win XP, Win 7

  • Bước 1: Tiến hành bật tính năng share, chia sẻ máy in lên mạng LAN của máy in. Các bạn làm như sau: Start -> Control Panel > Devices and Printers. Tại đây các bạn nhấn chuột phải vào máy in và chọn Sharing… Chúng ta tiến hành nhập tên cho máy in và máy tính của bạn để dễ phân biệt, nhấn OK.
  • Bước 2: Để sử dụng tại các máy tính, chúng ta tiến hành thêm máy in vào. Các bạn chọn mục Add a printer.

Tại đây các bạn chọn đúng tên máy in mà chúng ta tiến hành chia sẻ ở bước trên:

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong rồi. Ngoài ra nếu các bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc chia sẻ máy in qua mạng thì các bạn cũng có thể xem thêm hướng dẫn bằng video sau đây nhé.

Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn có thể chủ động trong việc sử dụng chiếc máy in của mình tại công ty một cách dễ dàng nhất. Chúc các bạn kết nối máy in và chia sẻ máy in qua mạng LAN hoặc Wifi thành công.

Xem thêm: Cách kiểm tra và cài đặt địa chỉ IP cho máy photocopy dễ dàng 

Việc sử dụng hệ điều hành Windows 7 cũng như Windows XP vẫn là phổ biến nhất trong giới văn phòng hiện nay. Để chia sẻ máy in cho các máy tính sử dụng 2 hệ điều hành này cũng cực kỳ đơn giản.

Chia sẻ máy in giữa 2 hay nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành khác nhau

Trước tiên, để chia sẻ máy in giữa 2 máy tính chúng ta phải kết nối 2 máy tính với nhau thành mạng Lan (mạng nội bộ, bằng cách cho 2 máy cùng kết nối vào một Modem hoặc Switch. Máy in sẽ được cắm dây với một trong 2 máy tính. Taimienphi.vn khuyên người dùng nên cắm máy in vào máy hay được sử dụng nhất, còn máy ít sử dụng chỉ được in khi máy chính được kích hoạt. Cuối cùng, cài driver máy in cho các máy tính trong mạng
 

Mục Lục bài viết:
I. Chia sẻ máy in trên máy tính.
    1. Chia sẻ máy in trên Windows XP.
    2. Chia sẻ máy in trên Windows 7, 8.1, 10.
II. Kết nối máy in từ các phiên bản Windows.
    Cách 1. Kết nối máy in trực tiếp bằng địa chỉ IP.
    Cách 2. Kết nối máy in thông qua công cụ Add Printer.
             2.1. Đối với Windows XP.
             2.2. Đối với Windows 7.
             2.3. Đối với Windows 10.

I. Chia sẻ máy in trên máy tính
1. Chia sẻ máy in trên Windows XP
Bước 1: Từ giao diện sử dụng các bạn nhấn vào menu Start góc dưới bên trái màn hình và chọn Printers and Faxes

Bước 2: Giao diện Printers and Faxes hiện ra, các bạn nhấn chuột phải vào tên máy tin cần chia sẻ máy in giữa 2 máy tính và chọn Sharing.

Bước 3: Trong Printer Properties, các bạn chuyển sang tab Sharing, nhấn vào tùy chọn Share this printer và nhấn OK để hoàn tất việc chia sẻ máy in giữa 2 máy tính trên Windows XP.

Xem thêm: Hướng dẫn chia sẻ máy in trong mạng LAN windows 10, 7, XP

2. Chia sẻ máy in trên Windows 7, 8.1, 10
Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run và gõ control panel rồi nhấn Enter.

Bước 2: Hộp thoại Control Panel hiện ra, các bạn nhấn vào View devices and printers trong mục Hardware and Sound.

Bước 3: Tại đây để chia sẻ máy in các bạn nhấn vào tên máy in cần chia sẻ rồi chuột phải chọn Printer properties.

Bước 4: Hộp thoại Printer properties hiện ra, các bạn chuyển sang tab Sharing và tích dấu kiểm vào tùy chọn Share this printer rồi nhấn OK.

Bước 5: Tiếp theo, trên khay hệ thống Taskbar các bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng góc dưới bên phải màn hình chọn Open Network and Sharing Center.

Bước 6: Giao diện tiếp theo các bạn nhấn vào mục Change advanced sharing settings.

Bước 7: Trượt xuống dưới cùng các bạn tìm tới mục Password protected sharing và tích vào tùy chọn Turn off password protected sharing.

Kể từ Windows 7 trở lên, để chia sẻ bất kỳ thứ gì từ máy chủ các bạn đều phải thực hiện công đoạn này nếu không mỗi khi máy trạn truy cập vào sẽ nhận được yêu cầu đăng nhập thông tin tài khoản sử dụng.

II. Kết nối máy in từ các phiên bản Windows

Cách 1: Kết nối máy in trực tiếp bằng địa chỉ IP

Với cách này, người dùng có thể áp dụng được với hầu hết trên các phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 hiện nay. Chỉ cần bạn biết chính xác địa chỉ IP của máy chủ máy in  là bạn có thể dễ dàng thực hiện. Nếu bạn chưa biết cách xem địa chỉ IP máy tính như thế nào có thể tham khảo thông qua bài viết hướng dẫn cách kiểm tra địa chỉ IP mà trước đó chúng tôi đã chia sẻ nhé. Sau khi đã xác định được địa chỉ IP máy chủ máy in, các bạn tiến hành thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Từ giao diện sử dụng các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập dấu "\\" cùng với địa chỉ IP máy chủ máy in vào rồi nhấn Enter hoặc OK. Chẳng hạn máy chủ máy in của mình có địa chỉ IP là 192.168.1.29 mình sẽ làm như sau:

Bước 2: Danh sách chia sẻ của máy chủ máy in hiện ra, các bạn nhấn chuột phải vào máy in và chọn Connect hoặc nhấp đúp vào nó.

Bước 3: Quá trình kết nối từ máy trạm tới máy chủ máy in sẽ diễn ra và một hộp thoại nhỏ hiện ra với yêu cầu cài đặt driver của máy in đó. Nhấn Install driver để bắt đầu cài đặt.

Bạn đừng lo về việc phải tải hay tìm kiếm driver của máy in đó vì công đoạn này sẽ tự động add (thêm) bộ cài đặt từ máy chủ máy in. Chỉ có điều, nếu như  1 trong 2 hệ điều hành đang sử dụng khác nhau chẳng hạn như 1 máy 32bit và 1 máy 64bit thì bạn cần phải truy cập vào trang chủ máy in và tải về bộ cài đặt driver máy in đó tương ứng với hệ điều hành máy trạm đang sử dụng nhé.

Cách 2: Kết nối máy in thông qua công cụ Add Printer
2.1. Đối với Windows XP
Bước 1: Truy cập vào Printers and Faxes bằng cách nhấn vào biểu tượng Start góc dưới bên trái màn hình và chọn Printers and Faxes.

Bước 2: Tại đây, các bạn nhấn vào mục Add a printer như hình dưới đây

Bước 3: Nhấn Next ở giao diện bảng thông báo thêm máy in

Bước 4: Tiếp theo, các bạn đánh dấu vào mục A network printer, or a printer attached to another computer để tìm máy in trong mạng nội bộ và bấm Next để tiếp tục.

Bước 5: Bạn chọn Browse for a printer và tiếp tục Next để bắt đầu dò tìm máy in trong mạng nội bộ.

Bước 6: Danh sách các máy in trong mạng LAN sẽ hiện ra, bạn tìm và chọn máy in cần kết nối và nhấn Next. Sau đó, bấm Yes để xác nhận.

Bước 7: Bấm Yes để cài driver cho máy in

Bước 8: Nếu hệ điều hành không tự động cài đặt driver bạn cần nhấn Next trong bảng thông báo sau để tiến hành lựa chọn Driver theo cách thủ công.

Bước 9: Chọn chuẩn kết nối của máy in, các máy in mới thường sử dụng kết nối USB 2.0

Bước 10: Chọn tên máy in để hệ thống cài driver

Bước 11: Nếu đã có driver bạn có thể bấm Next để chuyển sang bước tiếp theo

Bước 12: Chọn Yes để sử dụng mặc định máy in này và nhấn Next để kết thúc việc kết nối máy in trên Windows XP.

2.2. Đối với Windows 7
Bước 1: Nhấn vào menu Start góc dưới bên trái màn hình và chọn Devices and Printers

Bước 2: Giao diện tiếp theo các bạn nhấn vào mục Add a printer

Bước 3: Bảng Add Printer hiện ra, các bạn chọn mục Add a network, wireless or Bluetooth printer để dò tìm máy in trong mạng.

Bước 4: Đợi 1 lúc để hệ thống dò tìm, bạn sẽ thấy các máy in có trong mạng, bạn chỉ cần chọn máy in cần kết nối với máy mình và bấm Next.

Bước 5: Kết nối thành công với máy in, nhấn Next để tới bước tiếp theo

Bước 6: Tích dấu kiểm vào Set as default printer để chọn máy in vừa kết nối làm mặc định khi sử dụng.

2.3. Đối với Windows 10
Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run và gõ control panel rồi nhấn Enter hoặc OK.

Bước 2: Hộp thoại Control Panel hiện ra, các bạn nhấn vào View devices and printers trong mục Hardware and Sound.

Bước 3: Tiếp theo nhấn vào tùy chọn Add a printer như hình dưới đây

Bước 4: Hệ thống sẽ tự động dò tìm máy in được chia sẻ trong mạng Lan và hiển thị danh sách các máy in ở đây. Bạn chỉ cần nhấn vào máy in cần kết nối và chọn Next.

Bước 5: Máy tính bắt đầu cài driver và kết nối tới máy in

Bước 6: Quá trình kết nối máy in trong Windows 10 hoàn tất và bạn có thể bắt đầu sử dụng máy in trên máy trạm.

Như vậy trên đây là toàn bộ quy trình cũng như hướng dẫn bạn đọc cách chia sẻ máy in giữa 2 máy tính sử dụng hệ điều hành khác nhau. Hy vọng bài viết này bổ ích và hỗ trợ các bạn trong quá trình kết nối máy in văn phòng một cách nhanh chóng. Mọi chi tiết cũng như các lỗi phát sinh hay không làm được, bạn đọc có thể phản hồi ngay bên dưới đây và chúng ta sẽ cùng thảo luận đưa ra hướng giải quyết nhé. Chúc các bạn thành công.

Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chia sẻ máy in giữa 2 máy tính hoặc nhiều máy tính dùng hệ điều hành khác nhau để các bạn biết và chia sẻ máy in với các máy tính khác dễ dàng, thực hiện đơn giản.

Cách in qua mạng LAN, chia sẻ máy in trong mạng Lan Chia sẻ file dung lượng lớn giữa 2 máy tính Chuyển dữ liệu giữa 2 máy tính bằng PCmover Express Cách chia sẻ bàn phím và chuột giữa 2 máy tính Windows 10 Sửa lỗi máy in khi in các vị trí không đều, tạo khoảng trống giữa Cách gửi dữ liệu, chia sẻ giữa 2 máy tính Win 7 8