Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

  • Cách giới thiệu nhân vật trong truyện
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Cách giới thiệu nhân vật ở đầu truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của tác giả có tác dụng gì?

Trả lời:

Quảng cáo

Cách giới thiệu mở đầu như vậy nhằm định hướng cho người đọc thấy được phẩm chất của nhân vật, rồi từ đó để người đọc theo dõi sự chứng minh của nhân vật về bản tính của mình, và tạo sự hấp dẫn, hồi hộp.

Đó là cách mở đầu đậm chất truyền thống chưa thoát xa được cách kể chuyện dân gian.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

  • Cách giới thiệu nhân vật trong truyện
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Cách giới thiệu nhân vật trong truyện

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bài làm:

Trong truyện Thánh Gióng, nhân vật chính là cậu bé mặt mũi khôi ngô – Thánh Gióng khi còn nhỏ, truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là Sơn tinh và Thủy Tinh – cũng là người chồng trong đoạn văn, truyện Em bé thông minh là em bé – cũng là người con trong truyện. Và ở bài 2, trực tiếp giới thiệu nhân vật chính nhưng bài thứ 3 lại không mà giới thiệu các nhân vật phụ trước sau đó mới đến nhân vật chính.

Câu hỏi Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nêu trong bài tập 2? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xây dựng tính cách nhân vật

Mình có thói quen viết lách không phải là quá sớm. Chính xác thì từ những năm cuối cấp hai. Tính đến nay thì mình đang học lớp 19 – 20 rồi (vui vậy thôi). Ban đầu chỉ là những câu chuyện lặt vặt và không có một cốt truyện hay nội dung gì cả.

Tuy nhiên cách đây 3 – 4 năm, mình bắt đầu có ý định viết một bộ truyện hoàn chỉnh thay vì những mẩu ngắn như thời ô mai hạt mít. Có thể là do mình không bỏ được thói quen viết một thứ gì đó sau khi học/làm việc, hoặc là đơn giản mình thích viết, đam mê công việc này.

Mình viết rất nhiều, rất miệt mài và cảm nhận dường như sắp sửa hoàn thành một tác phẩm ưng ý.

Chắc các bạn cũng đoán được, mình thất bại, thất bại toàn tập và không chỉ thất bại một lần. Mình từng viết một bộ với đề tài châu Âu thời trung cổ nhưng rồi nhận ra kiến thức của mình quá đỗi tầm thường, mình không đủ khả năng nhận thức về một nền văn hóa/tôn giáo vô cùng đồ sộ của họ, vậy là bỏ dở. Quay lại với nơi mình đang sống và muốn viết một bộ về lịch sử VN, ý tưởng và cốt truyện ban đầu khá suôn sẻ, tuy nhiên vấn đề mình gặp phải là không thể biết diễn đạt lời ăn tiếng nói thời ấy thế nào, không biết mô tả trang phục ra sao, rồi những quan niệm, luân thường đạo lý nữa. Kết quả chẳng mấy khả quan, những con chữ cứ in trên giấy và rồi bản nháp bay về với thùng rác định mệnh. Còn nhiều, nhiều truyện nữa…

Nói lan man quá! Chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc phần trên thì liên quan gì đến tiêu đề bài viết? Đúng vậy, tất cả là mình chỉ muốn chém gió về bản thân tí thôi (cười).

Trở lại vấn đề trên, sau khá nhiều lần không thành công, mình cuối cùng nhận ra một điều: Viết văn cũng phải học tập một cách nghiêm túc và khoa học!

Tất nhiên mình không phủ nhận một số tác giả có một tài năng thiên bẩm và niềm cảm hứng vô tận. Họ chỉ cần đặt bút viết lên những dòng cảm xúc của họ mà thôi. Đơn cử, S. Meyer chẳng hạn, bà xuất phát từ một giấc mơ và viết nên cuốn tiểu thuyết ăn khách Twilight trong vòng… ba tháng.

Mình tìm hiểu và học tập về cách người khác viết văn trong một thời gian khá dài. Từ đó có những vấn đề chính đặt ra để một tác giả hoàn thành đứa con tinh thần của mình: Cốt truyện; Nhân vật; Các hành văn, giọng văn; Lời thoại; Ý nghĩa xã hội (nhân văn) mà tác phẩm hướng đến…

Và… “Xây dựng tính cách nhân vật” chỉ là một phần của vấn đề “Nhân vật” nêu trên mà thôi. Trong bài viết này mình muốn chia sẻ, chủ yếu là những điều mình đã học, đã đọc và đã tìm hiểu về “cách” xây dựng tính cách của một nhân vật. Những kinh nghiệm ở đây chỉ có một số rất ít là của mình mà thôi, phần lớn đều được sưu tầm.

Vì vậy: Bạn nào cảm thấy đã đọc qua, đã biết rồi, hoặc đơn giản là không thích hợp với phong cách của các bạn thì mình xin phép các bạn có thể bỏ qua và đừng chê trách!

Bắt đầu nào…

1. Tính cách là gì?

Để xây dựng được tính cách nhân vật trước hết cũng nên tìm hiểu tính cách là gì đã đúng không?

+ Tính cách: đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. (Theo Wikipedia)

+ Tính cách: tổng hợp tất cả các cách thức mà một cá nhân có thể sử dụng để phản ứng hoặc tương tác với những người khác.

Như vậy có thể rút ra hai điều:

+ Tính cách không chỉ là đặc điểm về tinh thần (suy nghĩ, nội tâm, cảm xúc…) mà còn là đặc điểm về vật chất (hành động, lời nói, cử chỉ…).

+ Tính cách của một người được thể hiện trong mối quan hệ của người đó với những tập thể, những cá nhân xung quanh. Hay nói rộng hơn là đối với những thực thể tồn tại quanh họ.

(Đôi khi mình cũng băn khoăn không biết cách đối xử của một người với chính bản thân họ có được xem là tính cách hay không?)

Một chú ý: Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách. Bởi vì với những cá nhân hay tổ chức khác nhau, nhân vật của bạn thể hiện phản ứng/tương tác cũng theo những cách khác nhau.

Mình thích một câu nói của V. I. Lê – nin: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” Mặc dù thật ra mình chả hiểu quái gì?

2. Các yếu cấu thành nên tính cách

+ Có hai yếu tố: Hệ thống thái độ của nhân vật và Hệ thống cử chỉ, hành vi, lời nói của nhân vật, mình gọi tắt là hành động (đối với tập thể, tổ chức, cá nhân…)

=> Để xây dựng nên tính cách của một nhân vật các bạn có thể thông qua hai yếu tố trên. Thái độ hoặc hành động, hoặc có thể cả hai.

3. Phân biệt một chút

Mình không muốn phân biệt các loại tính cách vì nó là một phạm trù rộng lớn và quá tầm hiểu biết của mình.

Thứ mình đề cập ở đây: “Xây dựng tính cách dựa theo phân cấp nhân vật.”

* Nhân vật phụ của nhân vật phụ

VD: một người qua đường, một tiểu nhị, một anh cảnh sát hay một người lính cổ trang…

=> Một đặc điểm dễ nhận thấy, những người này thậm chí các bạn còn không đặt tên, vì thế (theo mình) tính cách của họ có thể “không cần xây dựng cũng được.”

* Nhân vật phụ

+ Những nhân vật này có tầm quan trọng hơn ở mục a) vì họ sẽ không chỉ lướt qua cốt truyện. Nhân vật phụ có mặt ở nhiều phân cảnh khác nhau của câu chuyện.

=> Đương nhiên tính cách cần được xây dựng, tuy vậy chưa cần phải quá cầu kì bởi hơn hết, chủ yếu nhân vật phụ xuất hiện là để “làm nền” hoặc “phụ họa” cho những loại nhân vật dưới đây. Mình dám chắc các bạn muốn đầu tư và chú trọng đến họ nhiều hơn.

Note: Đừng vì thế mà bỏ qua nhân vật phụ nhé!

* Nhân vật phụ – chính

Mình mạo muội dùng dấu “gạch ngang” vì cũng chẳng biết gọi họ là gì. Những nhân vật phụ này xuất hiện trong một trường đoạn tương đối dài của tác phẩm.

VD1: Mối tình đầu của một nhân vật nữ nào đó chẳng hạn, người này xuất hiện rồi biến mất, bởi vì tác giả muốn ghép đôi nhân vật nữ với một người khác cơ? Nhắc đến nhân vật mối tình đầu chẳng qua chỉ để khắc họa cho nhân vật nữ mà thôi.

VD2: Xem nào, một nhân vật có võ công cao cường nào đó, có thể là kẻ thù/đồng minh với nhân vật chính. Anh ta dạy võ công hoặc giao đấu với nhân vật chính trong một thời gian diễn tiến của cốt truyện. Như Hồng Thất Công hay Nhất Đăng đại sư trong Anh Hùng Xạ Điêu…

=> Tóm lại, những nhân vật này có ảnh hưởng/tương tác trực tiếp đến nhân vật chính, không chỉ khi còn trực tiếp xuất hiện ở cốt truyện mà ngay cả khi họ biến mất (thoái ẩn, du học, chết…)

Nói thế để thấy xây dựng tính cách của những nhân vật này đã là một việc tương đối khó khăn.

Vậy tại sao mình dừng một chữ “chính” ở đây? Các bạn phải thừa nhận rằng đôi khi khởi nguồn của nhân vật A chỉ là phụ cho B, tuy nhiên sau đó vì niềm cảm hứng thay đổi cốt truyện nên đùng một cái, có người sẽ đưa A lên làm ngôi sao và dìm B xuống đáy.

Còn một nguyên nhân nữa: Đôi khi đất diễn tại một số phân đoạn là dành cho nhân vật phụ.

=> Hãy cẩn thận với nhân vật A này, vì có thể tính cách bạn xây dựng chưa phù hợp lắm khi đưa người này đi vào vị trí trung tâm.

Từ phụ thành chính và từ chính biến thành phụ, cũng nan giải chứ nhỉ? Mình cũng thế đấy và chưa có cách nào tìm ra phương án tối ưu đâu!

* Nhân vật chính

Đúng rồi! Một câu chuyện không thể thiếu được nhân vật này. Tất cả mọi thứ dường đều quy tụ ở nhân vật chính: Cốt truyện, lời thoại, diễn tiến tâm trạng, tình yêu, võ công, vân vân và mây mây.

Phải nói rằng đa phần chúng ta đều viết truyện xoay quanh nhân vật chính, tất cả những ý đồ, những nội dung, những phương thức của tác giả, bằng cách này hay cách khác đều có liên quan hoặc đều tự động tìm đến nhân vật chính. Không chỉ là những sự việc, phân đoạn trực tiếp ảnh hưởng mà còn là những bước đệm, những suy nghĩ/hành động của nhân vật phụ để đẩy nhân vật chính lên tầm cao mới.

Và điều này là hiển nhiên, mình cũng nghĩ và làm theo như thế.

=> Như vậy nhân vật chính là xuyên suốt, có tầm quan trọng hàng đầu trong tác phẩm. Tính cách của họ cũng được chăm chút nhiều nhất, thường (đối với mình thôi nhé) nhân vật chính có đa tính cách (không phải nhân cách).

Đối với kẻ thù thì là căm ghét, thù hằn chẳng hạn. Đối với người thân, người thương thì ân cần, quan tâm chăm sóc.

Hoặc cũng có thể đối với người thương thì hành hạ, ngược đãi… (mình không thích truyện ngược cho lắm!)

4. Đi vào cụ thể một chút nhé?

* Nhân vật phụ của phụ

Như đã nói, theo mình thì không quan trọng nên nếu có điều kiện thì hãy xây dựng tính cách cho họ, không thì thôi.

* Nhân vật phụ

Note: Đừng quá cầu kì, hãy xây dựng một tính cách đơn giản thôi!

Đơn giản không phải theo nghĩa là một tính cách sơ sài, xoàng xĩnh… mà là hãy để nhân vật này chỉ có một tính cách duy nhất xuyên suốt quá trình anh/cô ta hiện diện trong truyện.

VD1: Một cô bạn thân của nhân vật nữ chính trong truyện ngôn tình. Cô này thường là người giúp đỡ nhân vật chính chẳng hạn => Tính cách tốt bụng, hòa đồng…

VD2: Một người hầu, gia nô => Có thể tính cách sẽ là trung thành hoặc phản trắc

Note: Để xây dựng tính cách thì làm thế nào? Như đã nói ở trên, có thể thông qua thái độ hoặc hành động.

Bạn muốn xây dựng nhân vật tốt bụng ư? Hãy để người này quan tâm lo lắng hay giúp đỡ những người xung quanh…

Muốn một nhân vật đanh đá? Vậy thì lời nói phải chua ngoa, hoặc là hay cào cấu, cắn xé những người xung quanh… (hơi bạo lực quá nhỉ?)

Lạnh lùng/Trầm tính: Vậy thì ít nói thôi, chủ yếu mô tả người này thông qua hành động.

Vân vân!

* Nhân vật phụ – chính

Note: Theo quan điểm cá nhân, các bạn hãy xây dựng tính cách cả về hai mặt thái độ và hành động, tuy nhiên chỉ làm nổi bật một trong hai mặt mà thôi.

Lý do: Như thế có khi sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, còn hơn chúng ta đi vào chi tiết về nhân vật này nhưng cái gì cũng ở mức trung bình.

VD: Chắc hẳn các bạn không lạ gì Tam quốc? Một vài nhân vật chính được mọi người biết tới như ba anh em Lưu – Quan – Trương, Tào Tháo, Chu Du, Tôn Quyền… Nhưng những nhân vật “phụ – chính” cũng được khắc họa rất rõ nét về tính cách: Các dũng tướng như Trương Liêu, Triệu Vân, Thái Sử Từ… đều được mô tả vô cùng anh dũng khi ở chiến trường; một quân sư giỏi như Lỗ Túc luôn bình tĩnh, ôn hòa trong lời nói bởi vì ông ta đứng giữa hai người tài giỏi là Gia Cát và Chu lang. Hay như cả Điêu Thuyền – một nhân vật tưởng tưởng tuy nhiên cũng được chú trọng xây dựng trong trường đoạn phát triển của Lữ Bố – Đổng Trác.

Và một đặc điểm tính cách của các dũng tướng hay mưu thần kể trên: Họ làm gì đều trung thành với chủ của họ (Tào – Tôn – Lưu).

Tào lao về anh Ba Phi một chút: Nhiều người không thích Trương Phi vì chê ông ta là người nghiện rượu và nóng nảy, hơn nữa trí tuệ có phần hơi thấp. Tuy nhiên mình thích ông này, một nhân vật “thô dữ bên ngoài mà tinh tế bên trong.”

=> Tin mình đi, bởi vì các nhân vật này tương tác trực tiếp với nhân vật chính cho nên nhân vật chính có để lại ấn tượng hay không, phụ thuộc không nhỏ vào nhóm nhân vật này.

* Nhân vật chính

Note: Tính cách nhân vật chính được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật.

=> Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể.

Từ hai yếu tố thái độ và hành động có thể chia ra ba cách xây dựng tính cách nhân vật:

+ Cách dùng lời kể: Miêu tả tính cách một cách nhẹ nhàng, giúp người đọc có cái nhìn bao quát về nhân vật và cũng là cách nhanh nhất để đưa nhân vật tiếp cận đến độc giả.

VD: Kể về một nam sinh sẽ như sau: (thường những từ ngữ đặc trưng cho tính cách của nhân vật sẽ xuất hiện ngay trong lời kể của bạn)

“Nam là người mới từ quê chân ướt chân ráo lên thành phố học. Cậu ta đối với cái gì cũng lạ lẫm và sợ hãi. Như qua đường hay đi xe bus chẳng hạn, Nam luôn phải bám theo sau đám bạn cùng lớp. Điều ấy vừa buồn cười lại vừa khiến cho đám bạn có vẻ khinh thường cậu ta. Một tên nhút nhát sợ sệt…”

=> Không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả và sử dụng nó quá nhiều dẫn đến sự nhàm chán. (Kể lể mà, kể đi kể lại!).

+ Cách dùng cảm xúc: Đưa người đọc tiếp cận tình cảm của nhân vật từ đó tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và tính cách nhân vật.

=> Có giới hạn và trở nên lạc lõng nếu câu chuyện không ở ngôi thứ nhất. Sử dụng quá nhiều sẽ gây cảm giác mệt mỏi.

VD: Bạn nào đọc Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh chắc cũng biết, các trường đoạn cảm xúc của nhân vật Ngạn rất nhiều và hầu như chương nào cũng có. Ban đầu thì mình vẫn đọc nhưng mấy chương cuối thường là tua qua.(Không phủ nhận Mắt biếc là một chuyện tình rất hay, mình thấy được mình cũng ở trong đó.)

+ Các dùng hành động: Các này không đưa trực tiếp đến phần tính cách của nhân vật mà thông qua hành động của họ để độc giả tự mình đánh giá, nhận xét.

=> Tạo nên sự thú vị, một cái nhìn đa chiều/trái chiều về nhân vật của bạn. Đôi khi là những ý kiến mà bạn không hề mong muốn hay có ý định xây dựng. Hãy tập làm quen với nó, vì đó là cảm nhận của độc giả, mỗi người mỗi khác mà? Đúng không?

VD: Một nhân vật tà ác trong truyện kiếm hiệp, đương nhiên hắn ta phải có những hành động tà ác. Giết người chẳng hạn, thậm chí là giết nhiều người, giết không ghê tay… Sau khi giết rồi quay ra cười trừ một cái cho ngầu? Đôi khi cái sự ngầu đó khiến cho độc giả thích thú và vô tình quên đi tính cách độc ác của nhân vật (ý đồ mà bạn muốn xây dựng ấy), thậm chí họ tìm cách lý giải/bao che cho hành động tà ác của nhân vật (trái ngược hoàn toàn với ý của bạn). Không sao đâu, cho dù như thế nhân vật này cũng đến được với độc giả và được họ đón nhận.

5. Dài quá!

Đến đây thì mình không biết mình đã lan man những gì. Điều mình muốn nói là… Cảm ơn các bạn đã đọc đến những dòng này!

Hi vọng nó sẽ giúp ích các bạn ít nhiều trong việc tạo ra những tác phẩm ưng ý của mình.

Và thêm nữa,… nếu không thấy hợp các bạn có thể cho mình là tào lao, tán phét. Vì thực sự mình viết cũng chẳng hay ho gì đâu (Ý là truyện của mình ấy, tính cách nhân vật cũng lung tung cả!). Mình chấp nhận mọi ý kiến đóng góp, kể cả là trái chiều.

Một điều cuối cùng: Chúc các bạn luôn có một tinh thần nhiệt huyết và thái độ khoa học mỗi khi cầm bút, chúc tác phẩm của các bạn thành công!

Trân trọng cảm ơn!

Vô Danh kính bút.