Cách giặt áo 100% cotton

Hầu hết việc giặt một chiếc áo mang chất liệu vải thun cotton cũng là một điều dễ dàng. Nhưng làm sao để giặt đúng cách với những thành phần cấu tạo khác nhau bây giờ thì chúng ta cần tham khảo bài viết của một website nổi tiếng trên mạng chia sẽ :

Vâng ! Trước hết chúng ta cần phải xem thử vải thun gồm có bao nhiêu loại. Đương nhiên câu trả lời là có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau và nói về độ màu sắc thì các sản phẩm hầu hết không tương đồng với nhau về màu. Các loại vải thun bao gồm như : vải thun Cotton, tixi, 65/35, PE, sọc dẻo 1F cho đến 5F, Sọc tixi, Cá sấu tixi, cá sấu PE,.. Những mặt vải như thế đều do nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng cho nên các nhà sản xuất luôn pha các sợi với nhau để đáp ứng thị trường. Về bảo quản sao cho đúng cách thì các bạn xem tiếp đoạn dưới sẽ hỉu rõ hơn và tránh làm những chiếc áo áo có chất liệu vải thun cotton của mình giảm tuổi thọ.

Cách giặt áo 100% cotton

Đa số hầu như áo các bạn mặc đều giặt bằng cách bỏ vào máy giặt. Điều đó, đã làm vô tình cho chất liệu vải thun cotton xấu đi và bị ảnh hưởng độ bền của vải thun cotton ít nhiều gì theo thời gian. Dưới đây là 9 mẹo vô cùng hấp dẫn khi giặt sản phẩm có chất liệu thành phần cotton trong áo quần.

1. Ngâm bằng chất làm mềm vải ( Ví dụ : Vic- soft, so-soft)

Chúng ta cần phải chuẩn bị một thao nước lạnh, tránh sử dụng nước nóng trong quá trình ngâm áo của bạn. Tiếp theo, thêm khoảng 1/4 cốc nước làm mềm và đặt vải thun cotton hoặc quần áo vào bên trong. Để cho nó ngâm qua đêm, và sau đó rửa lại bằng nước thường. Việc làm này sẽ giúp áo thun có độ bền cao hơn so với thông thường.

Cách giặt áo 100% cotton

2. Sử dụng chất làm mềm trong máy giặt

Giặt áo có chứa chất liệu thun cotton trong máy giặt nên sử dụng nước lạnh hoặc ấm, tùy thuộc vào màu sắc của chiếc áo. Sử dụng nước nóng có thể làm màu sắc của chiếc áo mờ đi vì vậy bạn hãy cẩn thận trong việc sử dụng nước ấm. Một khi chu trình rửa đã bắt đầu, hãy đổ hai nụm nước làm mềm vải. Sau khi máy rửa đầy nước, ngừng máy và để máy ngồi trong 2 giờ. Sau đó, khởi động lại nó và kết thúc chu kỳ.

3. Thêm quả bóng quần vợt vào máy giặt.

Để làm mềm vải thun cotton hoặc hàng may mặc, các quả bóng quần vợt có thể giúp đỡ. Để làm điều này, đặt vải cotton của bạn vào máy sấy, cùng với một vài quả bóng tennis sạch sẽ. Sau đó, thiết lập máy sấy để chu kỳ bình thường của nó. Một số thích sử dụng giày quần vợt thay vì bóng quần vợt, nhưng nhớ chỉ sử dụng một cái gì đó sạch sẽ và không quá mài mòn nếu không, bạn có nguy cơ làm hỏng vải hoặc làm phai mờ đến màu sắc của chiếc áo bạn mua. Ngoài ra, còn có thêm một cách là các bạn quấn áo thun của bạn vào quanh trái banh tenis, điều này giúp sản phẩm của bạn giặc đều đặn và mượt hơn so với sản phẩm thông thường.

Cách giặt áo 100% cotton

4. Sử dụng máy sấy bóng

Nếu bạn không thích thú sử dụng quả bóng quần vợt, hãy thử các quả cầu sấy do nhà sản xuất tạo ra, chẳng hạn như những quả cầu sấy do Woolzies, Mister Steamy và Sparkle bán. Những thiết bị này giúp làm mềm quần áo và loại bỏ độ cứng của chiếc áo bạn giặt. Ngoài ra, sản phẩm này không chứa các chất độc hại hoặc các hóa chất độc hại do đó chúng không mùi, và chúng thường được sử dụng nhiều lần trong máy giặt.

5. Ngâm áo thun của bạn với muối.

Đổ một cái xô với 1 lít nước lạnh hoặc ấm. Tiếp theo, thêm 1/2 chén muối vào vải cotton và quần áo và 1 chén cho khăn trải giường nếu bạn có giặt. Hãy để nó ngâm từ hai đến ba ngày trước khi giặt rửa như thường lệ. Thêm khoảng 1/4 tách chất làm mềm vải vào máy giặt để làm mềm thêm.

Cách giặt áo 100% cotton

6. Rửa bằng Giấm trắng

Giấm trắng giúp loại bỏ xà phòng và chất bẩn tích tụ trên vải thun bằng chất liệu cotton. Để làm mềm vải, thêm 1/2 chén dấm trắng vào quần áo giặt trước khi chu kỳ giặt rửa cuối cùng. Thêm một chục muỗng dấm trắng vào bộ phận làm mềm vải trong máy giặt trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, không sử dụng dấm màu sậm vì chúng có thể làm màu sắc của áo thêm dơ đi. Rửa lại và thêm một số chất làm mềm vải như giấm có mùi riêng biệt.

Cách giặt áo 100% cotton

7. Rửa bằng Baking Soda 

Baking soda có rất nhiều công dụng khác nhau như rửa ố vàng trên răng, trị hôi miệng, mụn đầu đen,... Để giặt áo thun thì chúng ta nên thêm 1/2 đến 1 chén baking soda vào máy giặt và giặt bình thường. Sau đó, thêm soda baking hòa vào nước, bột soda tan vào trong nước sẽ giúp tăng cường sức mạnh của chất tẩy rửa, loại bỏ bất kỳ mùi nào hiện có trên áo và làm mềm sợi thun cotton trên áo.

Cách giặt áo 100% cotton

8.. Hơi nước

 Việc tẩy hơi nước đơn giản có thể giúp nới lỏng độ co giãn của vải cứng, kể cả khăn bông. Để làm được điều này, hãy dùng bàn ủi hoặc máy ủi có chế độ hơi nước và sử dụng nó nhẹ trên vải.

9. Sử dụng bột Borax

Sau khi giặt quần áo bắt đầu chu kỳ xả, hãy tắt máy giặt và thêm 1/4 chén đến 1/2 chén Borax và để nó ngâm vào trong đồ giặt, vì nó giúp loại bỏ chất tẩy rửa và làm mềm vải. Sau khi ngâm quần áo một chút, bật chu trình rửa lại.

Cách giặt áo 100% cotton

Trên đây là những cách giúp áo thun bạn càng thêm bền và khó bị co giãn. Ngoài ra, các vật dụng hỗ trợ như Baking Soda, Borax,.. các vật phẩm trên bạn có thể đặt trên trang nổi tiếng như : Ebay, Alibaba, Aliexpress,... Ngoài ra, khách hàng đặt hàng trên các kênh này sẽ được miễn phí vận chuyển về Việt Nam. Theo Phú Sang thì các mặt hàng vải thun khác có pha thành phần vải thun cotton như 65/35, tixi, sớ gỗ,... thì chúng ta có thể sử dụng những cách trên cho việc làm sạch áo, quần của mình.

Ngoài ra để phân biệt được đâu là thun cotton 100% và đâu là thun tixi pha 35% cotton thì :

+ Vải thun cotton 100% sợi bông .

- Mặc vào thoải mái, độ co giãn tốt, hút ẩm và thoáng khí cực nhanh.

- Giá thành lúc nào cũng cao.

- Độ bền cao, lúc nào cũng có lông cotton nhỏ nhỏ mọc trên vải.

- Sờ vào mát tay.

* Nhận biết mặc hàng vải thun cotton :

- Sờ vào vải thun cotton chúng ta cảm thấy sản phẩm dễ chịu. mặc thử áo thun cảm thấy thoải mái, ít bị nóng nực nếu vận động mạnh. ( Đây là phương pháp nhận biết bằng thủ công )

- Để nhận biết vải thun cotton một cách chắc chắn hơn chúng ta sử dụng một ngọn lửa để đốt xén một chút. Ngọn lửa cháy không có mùi và tro và vải bị tan vụn khi bóp đó là vải 100% cotton.

+ Còn về mặt hàng vải thun tixi :

-Khi mặc vào dễ chịu nhưng hơi nóng hơn so với vải thun cotton vì thành phần của nó chứa tới 65% PE. Sợi Pe bắt nguồn từ thành phần hóa học nên tính chất không bao giờ hút ẩm.

-  Độ co giãn cao, áo thun tixi lúc nào cũng dày khó bị rách.

- Giá thành tương đối trung bình nếu so với các vải thun còn lại.

- Sờ vào cảm giác thô cứng.

* Nhận biết mặc hàng tixi :

- Để nhận biết mặt hàng tixi với cotton thì rất dễ, còn nếu so sánh tixi với Pe thì phải tinh ý lắm mới nhận ra được khác biệt. Khi bạn sờ hoặc mặc áo thun tixi vào thì bạn có cảm giác hơi nóng vì độ pha là 65% PE và chỉ có duy nhất là 35% vải thun cotton.

- Cách tiếp theo để nhận biết đó là sử dụng lửa để nhận biết. Khi đốt một mảnh vụn, việc đầu tiên là bạn nghe mùi khét của nilon nhựa với mức độ nhẹ. Khi bóp tro vụn của sản phẩm thì bạn sẽ cảm thấy nóng và chảy nhựa như keo trên hai đầu ngón tay.

Cách giặt áo 100% cotton

Xem thêm : " Nên chọn vải thun cotton hay vải thun dẻo "

Cách giặt áo 100% cotton

Cotton là loại vải được khuyên dùng cả cho những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể bởi sự mềm mại, lành tính và khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Thế nhưng, vải có một khuyết điểm nhỏ là nếu không được chăm sóc kỹ càng, vải dễ bị xù lông, kém thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của quần áo. Cùng Coolmate tìm hiểu lý do vì sao vải cotton bị xù và cách giặt cũng như bảo quản quần áo để chúng luôn mới và đẹp như ngày đầu tiên nha!

Cách giặt áo 100% cotton

Vì sao quần áo dễ bị xù lông?

Ngành công nghiệp thời trang dành cho hiện tượng này một cái tên là xù lông vải (pilling). Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm: cách dệt vải, thói quen sử dụng gây hại cho vải và cách bảo quản, giặt giũ.

#1 Bản chất sợi cotton và cách dệt vải

Nhìn chung thì không có loại vải nào đảm bảo tránh được hiện tượng này, đặc biệt là các loại vải được dệt từ các sợi ngắn như cotton, len, sợi tổng hợp, xu hướng này càng tăng lên. Chúng dễ bị tách khỏi bề mặt vải do ít liên kết và trở thành các cục bông vải bám dính lại.

Cách giặt áo 100% cotton

Ngoài ra, việc xù lông còn ảnh hưởng bởi chất liệu vải có bị pha thêm nhiều sợi khác nhau về chất liệu hay không. Hãy thử tưởng tượng một loại vải pha giữa sợi cotton (sợi ngắn) và lụa tơ tằm (sợi dài). Sợi dài thường có độ bền lớn lơn sợi ngắn. Do đó, khi sợi ngắn bị đứt gãy và không thể tách khỏi về mặt vải, bị quấn lại vào sợi dài tạo thành hiện tượng xù lông kém thẩm mỹ.

Cách giặt áo 100% cotton

Quá trình dệt vải cotton nếu quá lỏng lẻo và chất lượng kém thì vải nhanh chóng bị xù lông cũng là điều đương nhiên. Do đó, khi chọn mua cá sản phẩm làm từ vải cotton như áo thun, bạn cần phải thật kỹ tính, ưu tiên các thương hiệu uy tín để có được trang phục chất lượng cao cả về hình thức lẫn chất lượng. 

Áo thun Cotton Compact Premium của Coolmate được làm từ 95% cotton và 5% spandex đảm bảo khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí trong mùa hè, chống nhăn vượt trội. Chất liệu vải được dệt tách lớp rất tốt, mịn và chắc giữa các sợi vải, vừa giảm thiểu tình trạng xù lông, vừa giúp lưu thông khí tự nhiên làm giảm nhiệt hiệu quả.

#2 Thói quen sử dụng trang phục hàng ngày

Việc tạo nên áp lực ma sát lên bề mặt vải là nguyên nhân gây nên sự đứt gãy trong sợi vải và các mối dệt, làm quần áo nhanh chóng bị xù lông xấu xí. Những điểm bị ma sát nhiều thì càng bị xù hơn. Điển hình là áo thun cotton thường có các điểm sần sùi ở phần hông, hoặc nơi tiếp xúc với thắt lưng hay túi đeo ba lô/túi xách.

Cách giặt áo 100% cotton

#3 Giặt và bảo quản trang phục

Giặt quần áo cotton bằng máy giặt làm quần áo bị ma sát nhiều và mạnh hơn bao giờ hết, có thể ban đầu áo chỉ bị xù lông nhẹ. Nhưng sau khi bước từ máy giặt ra thì lại là một bộ mặt sần sùi, xấu xí. Cộng thêm việc những cục bông xù lại được dịp xoắn lại với vải ở các bộ trang phục khác khiến cả tủ quần áo của bạn chẳng cái nào còn nguyên vẹn.

Khắc phục hiện tượng xù lông ở vải cotton

Không chỉ tạo vẻ ngoài cũ mèm và lôi thôi, vải bị xù lông còn có thể làm da bị kích ứng, ngứa ngáy. Lúc ấy thì không hiểu người ngoài nhìn chúng ta với ánh mắt gì đây? Anh em hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này qua các bước sau:

#1 Giặt trang phục bằng chế độ phù hợp

Cánh mày râu thường ít quan tâm đến việc giặt giũ, bảo quản đồ nên mỗi lần giặt là tích tụ 2 - 3 ngày và ném chúng vào máy giặt giặt chung với nhau là xong! Đồ sau đó bị xấu đi và hỏng như thế nào chúng ta đã tưởng tượng ra hết rồi, nên từ nay thay đổi thói quen đi nhé các ông. 

Cách giặt áo 100% cotton

Chúng ta có thể phân loại ra quần áo có khả năng bị xù lông hay không hoặc đồ có màu hay không để giặt tách biệt với chế độ giặt khác nhau, tránh hiện tượng phai màu và tự gây hỏng giữa các loại đồ với nhau. Các chất liệu dễ bị xù lông, hãy chọn chế độ giặt nhẹ (delicate). Tìm mua túi giặt đồ cũng là một cách hay để cách ly chúng với các trang phục khác. Tìm mua trên Shopee chỉ với giá rẻ bèo thôi! Và tất nhiên, giặt tay luôn là phương thức tối ưu nhất cho vải, vì hạn chế ma sát các vùng vải không bẩn, cũng không làm nhăn quần áo.

Cách giặt áo 100% cotton

Một cách khác hãy nhìn chế độ giặt yêu cầu của nhà sản xuất trên nhãn giặt của áo để chọn chế độ phù hợp. Thông thường, cotton màu trắng nguyên thủy có thể giặt với nước nóng, còn các loại cotton nhuộm màu thì nên dùng với nước lạnh và nước ấm. Sấy quần áo cotton ở nhiệt độ thấp nhé, bởi nhiệt cao sẽ làm co và hỏng kết cấu vải.

#2 Ưu tiên phơi đồ hơn là sấy quần áo

“Máy sấy là phát minh ưu việt dành cho gia đình”, ai cũng biết điều đó. Nhờ nó mà cả mùa nồm ẩm ương của miền Bắc cũng trở nên dễ chịu bởi quần áo khô cong, thơm thơm mà chẳng tốn công phơi phóng mệt mỏi. Nhưng cái gì tiện quá cũng có mặt trái dù nhỏ hay lớn. Tuy tiết kiệm được thời gian nhưng nó cũng khiến quần áo dễ bị vón cục hoặc mất kết cấu.

Cách giặt áo 100% cotton

#3 Dùng dụng cụ cắt bỏ lông xù trên quần áo

Không thể tránh khỏi hoàn toàn tình trạng xù lông trên quần áo, nhưng chúng ta có thể nhanh chóng loại bỏ những hạt bông nhỏ hình thành trên bề mặt vải ngay khi chúng xuất hiện, tránh việc chúng ngày càng tích tụ và xoắn lại càng nhiều, càng lớn.

Cách dễ nhất là chúng ta hãy sắm cho mình một chiếc máy cắt xù lông chuyên dụng. Loại máy này không chỉ được dùng cho chiếc áo thun mùa hè mà còn có thể dùng cho nhiều loại vải khác như áo len, áo dạ, rất tiện dụng. Nhớ chọn loại cắm điện nhé, vì chúng thường mạnh và nhanh hơn máy chạy bằng pin.

Cách giặt áo 100% cotton

Một số bạn sử dụng chính chiếc dao cạo râu của mình để loại bỏ lông xù. Nhưng bạn nào chưa dùng hoặc không khéo tay thì không nên thử nhé, rất có thể bạn sẽ cắt trúng luôn đường dệt vải, lúc ấy thì chữa lợn lành thành lợn què, rách luôn chiếc áo rồi!

Cách giặt áo 100% cotton

Một dụng cụ khác mình thấy rất nhiều nơi review về tác dụng của cây lăn bụi trong việc loại bỏ lông xù trên quần áo. Đừng nên sử dụng nhé, bởi cây lăn bụi sẽ kéo luôn cả những sợi vải còn tốt đi theo, tình trạng xù lông sẽ còn tệ hơn nữa đó. Cũng nghiêm cấm dùng tay để “ngắt” bỏ lông trên quần áo. Bạn sẽ lại kéo thêm sợi vải ngắn ra theo mà thôi!

#4 Cẩn thận hơn trong cách phối đồ

Như chúng mình đã đề cập, việc ma sát quá nhiều ở một vùng trên trang phục sẽ khiến chúng nhanh chóng nổi lên những cục lông xấu xí và có khả năng bị thủng do mất hoàn toàn sợi vải. Hãy quan sát kỹ hơn quần áo của mình để chọn cách phối thắt lưng, túi, balo khác đi cách thường dùng. Do đó sẽ giúp giảm ma sát trên bề mặt vải khi diện quần áo nhé.

Cách giặt áo 100% cotton

Tăng tuổi thọ quần áo không hề khó. Quan trọng là chúng ta đã tìm hiểu đủ nhiều hay chưa. Đừng để phái đẹp nói rằng cánh đàn ông luôn xuề xòa và không am hiểu về phong cách sống. Những chàng trai chu đáo và những người tốt với chính bản thân mình. Cùng Coolmate tìm hiểu thêm về tủ đồ của bạn qua Blog Mặc đẹp Sống chất nhé!

>>> Xem thêm: 

Vải CVC là gì? Ưu điểm nào giúp loại vải này được ứng dụng nhiều trong may mặc?