Cách Đóng bàn học sinh

Sắp bước vào năm học mới và bạn muốn tự mình làm bàn học cho con nhân ngày tựu trường? Hãy cùng tham khảo cách làm bàn học đơn giản dưới đây của chúng tôi!

Cách Đóng bàn học sinh

Bàn học gỗ cho bé

Công cụ cần chuẩn bị 

  • Máy cưa có thước đo để có thể cắt khung và các góc được chính xác. Nếu bạn không có cưa máy bạn có thể dùng cưa tay và thước ê ke để đo góc cắt cho chuẩn.
  • Gỗ mặt bàn kích thước 95x60cm , dày 4cm
  • Chân bàn : 4 thanh dài 50cm (kích cỡ 45x45mm)
  • 16 con vít gỗ dài 4cm (dùng cố định góc khung đỡ mặt bàn)
  • 4 Bulong vít dài 7cm ( dùng cố định chân bàn)
  • 6 miếng ke góc chữ V bằng thép (dùng cố định mặt bàn và khung đỡ)
  • 12 ốc vít 2cm (dùng bắt vào ke góc V)
  • Khung đỡ bàn: 2 thanh dài 79cm (thanh ngang) và 2 thanh ngang dài 44cm
  • Máy khoan cầm tay hoặc máy khoan mini (loại chuyên dụng để khoan gỗ càng tốt)
  • 4 miếng khóa góc dài 10cm (cắt 45 độ 2 đầu)

Hướng dẫn lắp bàn học cho bé

Trước khi bắt tay vào tự làm bàn học cho con, các bạn nên lên mạng tìm kiếm một vài mẫu bàn học ưng ý để làm tư liệu tham khảo. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng và sáng tạo hơn trong cách làm cũng như các công đoạn trang trí phía sau.

Cùng với đó, bạn cũng nên phác thảo trước bản mẫu, ghi lại chi tiết tỷ lệ và kích thước bàn mong muốn, chất liệu, lượng gỗ cần chuẩn bị để dễ hình dung hơn trong quá trình làm, tránh làm sót chi tiết.

Cách Đóng bàn học sinh

Một số mẫu bàn học

Sau khi đã chuẩn bị xong, chúng ta hãy cùng đến với chi tiết các bước trong cách làm bàn học sinh dưới đây:

Bước 1: Cố định góc đóng khung bàn

Sử dụng một góc vuông cố động để ke độ chuẩn khi đóng bàn để góc bàn chuẩn, không bị lệch khi ghép mặt bàn. Các bạn sử dụng 4 miếng gỗ mỏng để  cố định khoảng cách chuẩn cho mỗi góc bàn trước khi đóng 4 miếng khóa góc vào 4 góc.

Tiếp đó, bạn đặt miếng gỗ đó vào góc để cố định khoảng cách đóng giữa hai thanh như hình minh họa phía dưới.

Sau khi đã đặt cố định vị trí hai thanh gần khép góc, dùng kẹp gỗ để kẹp cố định khung chắc chắn lại

Cách Đóng bàn học sinh

Cố định góc đóng khung

Bước 2: Đóng các thanh lại với nhau

Sử dụng miếng khóa góc và khoan lỗ bắt vít 4 góc để cố định hai thanh như hình dưới:

Cách Đóng bàn học sinh

Đóng các thanh với nhau

Khoan một lỗ chính giữa miếng khóa góc để sau này ta gắn chân bàn.

Cách Đóng bàn học sinh

Dùng ốc vít gá vào miếng khóa góc cố định

Sau khi đã cố định góc, các bạn lấy bút đánh dấu lại vị trí đặt góc như hình dưới.

Cách Đóng bàn học sinh

Dùng bút đánh dấu lại vị trí

Tiếp đó, bỏ miếng gỗ mỏng để cố định góc trước đó ra rồi làm tương tự với các góc khác của phần khung đỡ mặt bàn. Sau đó bắt vít để cố định phần khung đỡ.

Bước 3: Lắp mặt bàn vào khung đỡ

Sau khi hoàn thành phần khung đỡ, các bạn tiếp tục lắp mặt bàn vào phần khung đỡ. Sử dụng một tấm gỗ lớn có kích thước 95 x 60cm để làm mặt bàn. Đặt nó xuống dưới cùng (lót bên dưới để không làm trầy xước mặt bàn).

Cách Đóng bàn học sinh

Dùng ke góc chữ V để cố định mặt bàn

Sau đó dùng ke góc chữ V bằng thép để cố định mặt bàn vào khung đỡ. Hai miếng bắt ở cạnh dài bàn và 1 miếng bắt ở mỗi đầu bàn như hình:

Cách Đóng bàn học sinh

Cố định mặt bàn vào khung đỡ

Bước 4: Lắp phần Chân bàn

Nhằm giúp cho phần chân bàn có thể dễ dàng tháo rời khi chuyển đồ, bạn dùng bu lông vít để bắt 4 chân vào phần mặt bàn. Trước đó, bạn cần khoan 2 lỗ trên chân bàn , 1 cho phần bu lông và 1 lỗ cho phần vít.

Cách Đóng bàn học sinh

Lắp phần Chân bàn

Công đoạn khoan lỗ để lắp bu lông vít vào được tiến hành như sau:

  • Sử dụng máy khoan cầm tay khoan một lỗ chính giữa trên thanh làm chân bàn sao cho phần bu lông vít lọt vừa khí lỗ đã khoan. Làm lần lượt với 3 chân còn lại. Độ sâu của lỗ khoan cần đủ sâu để có thể gặp lỗ  khoan cho phần vít đi qua
  • Phần lỗ còn lại để lắp vít thì khoan trên góc của thanh chân bàn, lưu ý độ sâu của lỗ khoan phải đi qua lỗ bắt trên phần bu lông.
  • Đút phần bu lông vít vào lỗ vừa khoan.
  • Phần lỗ khoan để bắt vít khoan, các bạn lần lượt  thực hiện tương tự với các chân còn lại

Sau khi khoan xong, các bạn bắt vít cả 4 chân bàn cố định vào phần thân bàn. Như vậy là một chiếc bàn học cho bé đã hoàn thành rồi!

Bước 5 : Đánh Veneer bề mặt

Để mặt bàn nhẵn bóng và có màu sắc đẹp hơn, các bạn đánh thêm 1 lớp veneer để làm bóng mặt bàn. Bạn cũng có thể chọn một màu sơn phù hợp để sơn trang trí thêm cho chiếc bàn thêm phần bắt mắt hơn.

Cách Đóng bàn học sinh

Đánh Veneer cho bàn

Xem thêm: Hướng dẫn đóng tủ bằng gỗ pallet cực kỳ đơn giản, dễ làm

Trên đây là cách tự làm bàn học cho con vô cùng đơn giản mà các bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được. Đây là cách làm cơ bản nhất. Từ cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể thiết kế và phát triển thêm nhiều mẫu khác để cải tiến và làm chiếc bàn thêm đẹp mắt, tiện lợi và hiện đại hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Học sinh cho dù ở độ tuổi mầm non hay lớn hơn cũng đều cần đến bàn học. Trong quá trình phát triển trí tuệ cũng như thể chất, bàn học đóng một vai trò to lớn. Sử dụng bàn học sinh đúng cách sẽ giúp bé tránh được nhiều bệnh học đường như gù lưng, cận thị,… Bố mẹ hãy là những người hướng dẫn trẻ sử dụng bàn học đúng cách và phù hợp.

Lợi ích của việc sử dụng bàn học sinh đúng cách

Bàn học gắn liền với quá trình học tập của mỗi trẻ. Nắm bắt được cách sử dụng thiết kế này hợp lý sẽ mang đến những lợi ích vô cùng to lớn

Đầu tiên, sử dụng đúng kiểu dàn, kích cỡ bàn học sẽ giúp bé ngồi học đúng tư thế. Chiều cao của thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ giúp bé tránh được các tình trạng như vẹo cột sống, cận thị. Nếu lựa chọn bàn học sai kích thước sẽ khiến bé phải cúi thấp xuống hoặc nhổm người lên rất khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể của trẻ trong tương lai.

Cách Đóng bàn học sinh
Chọn bàn học sinh đúng cách giúp bé phát triển toàn diện

Lợi ích tiếp theo đó là sử dụng bàn học đúng sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao. Bố mẹ khi lựa chọn bàn ghế với kích thước không phù hợp với con em mình sẽ khiến bé ngồi gò bó, không thoải mái. Chiều cao cũng như chiều rộng của bàn không tương xứng với cơ thể của trẻ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khung xương của bé. Lâu dần khiến bé bị gù lưng, không chỉ khiến dáng vẻ xấu mà còn làm bé chậm phát triển, thậm chí là thấp còi.

Cách lựa chọn bàn học sinh đúng chuẩn

Chọn kích thước bàn phù hợp với độ tuổi học sinh

Theo khung tiêu chuẩn của bộ Giáo Dục thì chiều cao của mặt ghế nên bằng 0.27 chiều cao học sinh. Tương xứng với đó là chiều cao bàn học gấp 0.46 lần chiều cao của người học. Ghế nên có phần tựa lưng sao cho được thiết kế hơi ngả về sau một góc 0.05 độ. Ghế có kích thước phù hợp nên là chiều rộng bằng 2/4 – 2/3 chiều dài của đùi.

Cụ thể như sau:

– Đối với bé ở tuổi mầm non, chiều cao bàn học sinh thích hợp là 50cm và chiều cao ghế tương ứng là 30cm. Với kích thước này, các bé sẽ ngồi thoải mái cũng như lên xuống dễ dàng.

– Đối với bé ở tuổi tiểu học, các mẹ nên chọn bàn ghế có chiều cao lần lượt là 55cm và 33cm. Một số cháu có chiều cao lớn hơn thì nên chọn sản phẩm có ghế cao 38cm và bàn cao 61cm. Đây là những thiết kế thông dụng được sản xuất đúng tiêu chuẩn đảm bảo tư thế ngồi chuẩn và thoải mái cho học sinh.

– Đối với bé ở tuổi trung học cơ sở, bàn ghế phù hợp nên có chiều cao là 64cm và 44cm. Hoặc các mẹ có thể giữ lại thiết kế từ bậc tiểu học với chiều cao bàn, ghế là 61cm và 38cm. Khi các bé học cấp 2 thì bàn ghế nên tách rời nhau để tiện cho việc di chuyển cũng như đứng lên, ngồi xuống của trẻ. Ghế nên có phần tựa lưng để giúp bé thoải mái hoặc thư giãn trong lúc học.

Chọn bàn học sinh đúng chất liệu

Chất liệu bàn ghế có tốt thì mới đảm bảo việc sử dụng ổn định và tạo sự an toàn cho trẻ. Ví dụ như bàn học nhựa hay gỗ là những thiết kế nên được lựa chọn hàng đầu. Bởi vì những sản phẩm này không sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Hơn thế, lựa chọn chất liệu tốt giúp bàn ghế bền bỉ và không bị nứt gãy, cong vênh, không phải thay mới trong thời gian ngắn. Những chất liệu bàn như kim loại hoặc kính thì các mẹ không nên lựa chọn bởi dễ vỡ và làm tổn thương da của bé.

Cách Đóng bàn học sinh
Bàn học sinh an toàn cho trẻ có thể từ gỗ hoặc nhựa

Chọn bàn có màu sắc thích hợp

Một yếu tố khác mà các mẹ cần chú ý khi lựa chọn bàn học sinh đó là màu sắc của sản phẩm. Bởi vì bàn là vật gắn liền với quá trình học tập lâu dài nên phải tạo được sự hứng thú cho bé. Ngoài ra, thiết kế cần đảm bảo sự tập trung. Vì thế, các mẹ nên lựa chọn bàn có màu sắc nhẹ nhàng hoặc trung tính như vàng, trắng, xanh dương. Không nên tìm kiếm những sản phẩm sặc sỡ như đỏ, tím, cam,… Mặt bàn không nên quá bóng, không gây lóa cũng như ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Chọn bàn có thêm chức năng

Đồ dùng của học sinh không hề ít, số lượng sách vở, bút thước sẽ tăng thêm gánh nặng cho bàn học. Vì vậy, các mẹ nên chọn bàn có thêm chức năng để giảm bớt sự nặng nề. Những thiết kế có thêm phần hộc hoặc ngăn kéo đủ rộng để đựng các vật dụng khác là một gợi ý hay cho trẻ. Ngoài ra, các thiết kế bàn kèm giá sách cũng là lựa chọn hợp lý. Bàn học gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp bé rèn luyện được tính kỷ luật và tập trung học tập.

Kiểm tra các chi tiết bàn học

Phụ huynh mua bàn học cho trẻ nên lưu ý chọn bàn có thiết kế đơn giản, tránh nhiều chi tiết, hoa văn cầu kỳ khiến bé mất tập trung và tốn nhiều thời gian vệ sinh. Các chân bàn cần phải bằng nhau, không được mất thăng bằng, không bấp bênh. Mặt bàn phải được làm phẳng, nhẵn và có một độ nghiêng nhất định để bé dễ tỳ tay và thẳng người khi viết. Đồng thời, các góc cạnh của bàn ghế cũng cần được mài nhẵn, tránh tuyệt đối các góc nhọn. Đây là điều kiện để trẻ vui chơi, học tập thoải mái và hạn chế chấn thương nếu có va đập.

Chọn mua bàn học sinh ở các đơn vị uy tín

Để có những thiết kế bàn học chất lượng với giá cả hợp lý, mẹ nên tìm đến những cơ sở sản xuất và phân phối bàn ghế, nội thất uy tín. Tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị phân phối bàn dành cho học sinh ở mọi độ tuổi, cấp học. Mẹ có thể lựa chọn được nhiều thiết kế từ đơn giản đến bàn học gấp gọn, thông minh. Bên cạnh đó, bàn học cũng có nhiều kích thước phù hợp với diện tích của từng căn phòng ngủ.

Cách Đóng bàn học sinh
Bàn học sinh hiện nay có nhiều kiểu dáng, kích thước

Chính sách bảo hành, hậu mãi, ưu đãi chuyên nghiệp ở các cơ sở phân phối uy tín sẽ giúp mẹ tiết kiệm được chi phí và con trẻ học tập cũng hoàn toàn an tâm.

Một số lưu ý trong sử dụng và bảo quản bàn học sinh

Khi đã lựa chọn bàn học đúng chuẩn thì các mẹ cũng nên hướng dẫn cho các con cách sử dụng và bảo quản đúng cách.

Đầu tiên, bố mẹ cần đặt bàn ở những vị trí thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Để bé phát triển thị lực tốt nhất thì bàn có thể được bố trí gần cửa sổ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chọn đèn bàn có màu vàng với cường độ vừa phải để giúp bé học tốt hơn vào ban đêm. Không nên để bàn học của bé ở những nơi gần hóa chất hoặc nguồn nhiệt, không gian ẩm ướt. Bởi việc đó vừa gây hại cho sức khỏe của bé vừa làm giảm tuổi thọ bàn học sinh.

Bàn bằng gỗ nên được sơn và đánh bóng lại sau một thời gian sử dụng để nâng cao độ bền bỉ. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy chỉ cho bé cách lau chùi bàn học mỗi tuần bằng khăn mềm ẩm. Đồ dùng học tập nên được sắp xếp ngay ngắn, khoa học để vừa tiện lợi khi sử dụng cũng như tạo thói quen tốt cho trẻ.

Cách Đóng bàn học sinh
Nên hướng dẫn bé sử dụng và vệ sinh bàn học đúng cách, thường xuyên

Hướng dẫn trẻ tránh dùng vật cứng đập vào bàn ghế để bảo vệ bàn học bền lâu. Các vật dụng như kéo, dao sẽ khiến lớp sơn bề mặt của bàn bị trầy xước.

Qua những thông tin trên, hẳn các mẹ đã hiểu được những lợi ích to lớn trong việc lựa chọn bàn học sinh đúng chuẩn. Hi vọng mẹ đã trang bị được những kiến thức nhất định để mua được bàn phù hợp với bé. Đừng quên hướng dẫn bé sử dụng cũng như bảo quản bàn học đúng cách để sử dụng được lâu dài. Chúc mẹ và bé sở hữu được sản phẩm bàn học ưng ý!

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn