Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5c6 năm 2024

Thoái hoá cột sống cổ là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện tại. Việc chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng đến vùng đốt sống cổ như hạn chế vận động, thoát vị đĩa đệm. Điều trị theo phác đồ Y Học Hiện Đại với các thuốc giảm đau chống viêm mang lại nhiều tác dụng phụ về gan, thận, dạ dày... Do đó ngày càng nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo Y Học Cổ Truyền bởi tính an toàn hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống cổ theo Y Học Cổ Truyền đang được nhiều người áp dụng.

1. Tìm hiểu về thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình thoái hoá của các đĩa đệm đốt sống, tổ chức sụn, các tế bào tổ chức tại đốt sống. Thoái hoá đốt sống cổ sẽ gây các hiện tượng đặc xương dưới sụn, gai xương, hẹp khe khớp và viêm các tổ chức xung quanh. Chính các hiện tượng trên làm xuất hiện triệu chứng đau, hạn chế vận động đốt sống cổ.

Thoái hoá đốt sống cổ là hậu quả của quá trình lão hoá mang tính chất quy luật của tự nhiên khi con người đến một độ tuổi nhất định (thường từ 45 tuổi). Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại quá trình lão hoá không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác, mà còn do nhiều nguyên nhân khác như làm việc sai tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu chất.

Theo góc nhìn Đông y, thoái hoá cột sống cổ thuộc vào chứng tý. Nguyên nhân chủ yếu do khí huyết bất túc (dinh dưỡng không đầy đủ), nội thương (bệnh lâu ngày ảnh hưởng xương tủy), chấn thương.

2. Các biểu hiện của thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có các biểu hiện như sau:

  • Đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi)
  • Đau nhức tê mỏi tại vùng đốt sống cổ sau đó lan xuống bả vai, cánh tay
  • Co cứng các cơ tại vùng cổ
  • Hạn chế vận động vùng cột sống cổ
  • Đau tăng khi thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, ẩm thấp
  • Cột sống có thể gù vẹo, biến dạng

Ngoài ra, khi chụp X-quang thấy hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai đốt sống cổ. Xét nghiệm máu không có bất thường.

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5c6 năm 2024

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt

Hiện tại với trường hợp thoái hoá đốt sống cổ khi đi khám Tây y người bệnh có thể được các bác sĩ kê các thuốc điều trị triệu chứng giảm đau giảm viêm. Tuy nhiên, các thuốc có nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày. Người bệnh cần được thăm khám và chỉ định bởi các bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc tự ý dùng thuốc. Sau đây là các nhóm thuốc Tây y dùng để điều trị thoái hoá đốt sống cổ bạn đọc có thể tham khảo.

  • Thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol)
  • Thuốc kháng viêm giảm đau NSAID với trường hợp dùng thuốc giảm đau đơn thuần không có hiệu quả, dùng liều thấp và ngắn ngày.
  • Corticoid: cần thận trọng khi sử dụng vì các tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc.
  • Nhóm thuốc làm chậm quá trình thoái hoá: glucosamine, chondroitin ....

4. Phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống cổ theo Y Học Cổ Truyền

4.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Xoa bóp bấm huyệt: bấm day các huyệt vùng cổ vai gáy như Phong Trì, Thiên Tông, Phong Phủ, Thiên Trụ, Kiên Tỉnh, Đại Trữ, Đại Chùy, Phế Du .. kết hợp xoa xát vùng cổ vai gáy 10-20 phút/ngày.
  • Châm cứu: các huyệt thường được bác sĩ lựa chọn châm cứu trên lâm sàng như Kiên Tỉnh, Thiên Trụ, Kiên Ngung, Đại Chùy, Kiên Trinh...
  • Cấy chỉ: tức chôn một đoạn chỉ tự tiêu vào các huyệt để điều trị
  • Nắn chỉnh cột sống: với các trường hợp xuất hiện cong vẹo hay biến dạng cột sống

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5c6 năm 2024

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

4.1. Phương pháp điều trị dùng thuốc

  • Bài thuốc cổ phương: các bài thuốc như độc hoạt tang ký sinh thang, quyên tý thang, hữu quy hoàn... Tùy vào tình trạng mỗi người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương thuốc gia giảm phù hợp.
  • Thủy châm: sử dụng các thuốc vitamin B1, B12... thủy châm vào các huyệt để làm tăng dẫn truyền thần kinh.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo Y Học Cổ Truyền ngày càng được nhiều người lựa chọn và cũng là phương pháp điều trị các bác sĩ khuyên dùng với người bệnh bởi tính an toàn và hiệu quả. Trên đây là phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống cổ bạn đọc có thể tham khảo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787

XEM THÊM:

  • Đặc điểm của các đốt sống cổ
  • Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Cảnh giác các biến chứng
  • Công dụng thuốc Strecalis

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Thoái hóa đốt sống cổ không nên làm gì?

Không nên lắc, quay vặn cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm bệnh nặng thêm. Khi ngủ cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá) và nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cho máu được lưu thông.

Làm thế nào để do thoái hóa đốt sống cổ?

Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập yoga điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa; các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh bệnh xương khớp.

Thoái hóa C5 là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 là tình trạng các đốt sống cổ ở vị trí này xuất hiện gai xương, sụn và đĩa đệm tổn thương, dần suy yếu.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ngủ như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người thoái hóa đốt sống cổ, vì tư thế này giúp duy trì các đường cong tự nhiên của cột sống, hạn chế chèn ép dây thần kinh.